Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểuby phambachieu Today at 7:11 pm
» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm
» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm
» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm
» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am
» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am
» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am
» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am
» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm
» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am
» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm
» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am
» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm
» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm
» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm
» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm
» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm
» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm
» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am
» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am
» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am
» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am
» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am
» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm
» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm
» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm
» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm
» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm
» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm
» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm
» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm
» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm
» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm
» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm
» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am
» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am
» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm
» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am
» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am
» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm
» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am
» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am
» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm
» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm
» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm
» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am
» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am
» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am
» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am
» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am
» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am
» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am
» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm
» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm
» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm
» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am
» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am
» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm
» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am
» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am
Không phải trái tim...
+2
dangphuong
Ra
6 posters
Diễn Đàn Hội Ngộ :: VĂN :: Văn Sưu Tập
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Không phải trái tim...
Trong bài “Miếng ăn trong văn hóa Việt Nam”, tôi đã chứng minh miếng ăn là một ám ảnh lớn của người Việt Nam từ xưa đến nay. Chứng minh từ nhiều góc độ: huyền thoại, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn học, từ văn học dân gian đến văn học viết; trong văn học viết, tập trung vào dòng văn học hiện thực (phê phán) và thể tùy bút.
Tương ứng với việc coi trọng miếng ăn là vai trò của cái bụng.
Nói đến cái bụng cũng đồng thời nói đến lòng, dạ và ruột. Những khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau, nhưng trong cách sử dụng của người Việt, bằng phép hoán dụ, chúng được xem như những từ đồng nghĩa.
Một nhận xét có tính khái quát đầu tiên cần nêu lên là: Đối với người Việt Nam, bụng chiếm tầm quan trọng đặc biệt trong thân thể. Quan trọng hơn óc, não. Và cũng quan trọng hơn cả tim.
Tầm quan trọng ấy có thể được nhìn thấy rõ nhất ở cách dùng các ẩn dụ.
Nếu trong tiếng Anh hay trong chữ Hán, chữ trái tim, chữ heart hay chữ tâm được mở rộng thành một cái gì chính, nằm giữa, như chữ heartland là khu vực chính, nằm giữa và quan trọng nhất trong một vùng nào đó, được dịch ra chữ Hán là khu trung tâm, thì trong tiếng Việt, để biểu thị một ý niệm tương tự, người ta lại dùng chữ lòng, một bộ phận của bụng. Phần giữa bàn tay: lòng bàn tay; phần giữa căn nhà: lòng căn; phần giữa cái chảo: lòng chảo; phần giữa dòng sông: lòng sông, phần giữa con đường: lòng đường, v.v...
Cũng liên quan đến khía cạnh ẩn dụ, chúng ta biết trong phần lớn các ngôn ngữ khác, từ tiếng Hoa đến tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, v.v..., người ta đều dùng hình ảnh trái tim để làm biểu tượng cho tâm hồn, cho tư tưởng và cho tình cảm. Tình yêu ở trong trái tim; niềm vui và nỗi buồn cũng ở cả trong trái tim. Sự chung thuỷ người ta để trong tim, tất cả những bí mật cũng đều được chôn kín trong trái tim.
Trong tiếng Việt thì ngược lại. Với chúng ta, trung tâm của tư tưởng và tình cảm là phần bụng, bao gồm bụng và bộ phận chính trong bụng là lòng.
Người khác nghĩ thầm trong đầu, chúng ta thì nghĩ thầm trong bụng. Trong các ngôn ngữ khác, một người thông minh là một kẻ có đầu óc nhạy bén, còn trong tiếng Việt, đó là một kẻ sáng dạ.
Tình yêu cũng như vui buồn hờn giận người khác giấu trong trái tim, còn chúng ta thì để bụng. Yêu nhau, chúng ta nói là “phải lòng nhau”. Giận nhau, chúng ta nói là “mất lòng nhau”. Một người tốt, trong tiếng Anh là kẻ có trái tim tốt, a kindhearted person, trong tiếng Việt, là kẻ tốt bụng.
Nhớ cái gì, đối với người nói tiếng Anh, là ấn sâu cái đó vào trong tim, là learn by heart, đối với người Trung Hoa, là làm cho nhập tâm, nhập vào trái tim, còn đối với người Việt Nam, là nhồi vào trong bụng, là nhớ thuộc lòng.
Chính vì thế, khi đi thi, để kiểm tra lại kiến thức của mình, Tú Xương đã không sờ lên đầu hay sờ lên tim mà là sờ vào bụng: “Tiễn chân cô mất ba đồng lẻ / Sờ bụng thầy không một chữ gì.” Cuối cùng, thi hỏng; thay vì than như người nói tiếng Anh là “tan nát cả trái tim”, là heart-broken, Tú Xương lại thấy đau trong bụng: “Bụng buồn còn biết nói năng chi / Đệ nhất buồn là cái hỏng thi.”
Vai trò của các chữ bụng, lòng, dạ và ruột cũng có thể thấy rõ trong cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nhắc đến Truyện Kiều, người ta hay nói đến chữ tâm.
Nhưng xin lưu ý, trong 3254 câu thơ của Truyện Kiều, chữ tâm lại xuất hiện một cách hoạ hoằn. Chỉ có hai lần, trong hai câu thơ khác nhau. Một lần là “chữ tâm càng dập càng nồng” và một lần khác là “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Là hết.
Trong khi đó thì Nguyễn Du dùng chữ dạ đến sáu lần, từ “Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ” đến “Mấy lời ký chú đinh ninh / Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi”. Ngay câu nói phân bua về việc ghen tuông của Hoạn Thư, “Rằng tôi chút phận đàn bà” cũng có một số bản ghi là “Rằng tôi chút dạ đàn bà”.
Ngoài chữ dạ, trong Truyện Kiều còn có mười hai chữ ruột được dùng để chỉ tính tình và cảm xúc, chẳng hạn, “Tai nghe ruột rối bời bời” hay “Tơ tình đứt ruột, lửa phiền cháy gan”.
Nhưng trong Truyện Kiều, xuất hiện nhiều nhất là chữ lòng. Nó xuất hiện đến 165 lần khác nhau. Nào là “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, nào là “Lòng đâu sẵn mối thương tâm”, nào là “Đã lòng hiển hiện cho xem / Tạ lòng, nàng lại nối thêm vài lời”, v.v...
Nói cách khác, trung tâm trong Truyện Kiều là những lòng, dạ và ruột. Tức thuộc phần bụng. Cái bụng của Thuý Kiều.
Chứ không phải là trái tim (tâm).
Nguyễn Hưng Quốc
Tương ứng với việc coi trọng miếng ăn là vai trò của cái bụng.
Nói đến cái bụng cũng đồng thời nói đến lòng, dạ và ruột. Những khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau, nhưng trong cách sử dụng của người Việt, bằng phép hoán dụ, chúng được xem như những từ đồng nghĩa.
Một nhận xét có tính khái quát đầu tiên cần nêu lên là: Đối với người Việt Nam, bụng chiếm tầm quan trọng đặc biệt trong thân thể. Quan trọng hơn óc, não. Và cũng quan trọng hơn cả tim.
Tầm quan trọng ấy có thể được nhìn thấy rõ nhất ở cách dùng các ẩn dụ.
Nếu trong tiếng Anh hay trong chữ Hán, chữ trái tim, chữ heart hay chữ tâm được mở rộng thành một cái gì chính, nằm giữa, như chữ heartland là khu vực chính, nằm giữa và quan trọng nhất trong một vùng nào đó, được dịch ra chữ Hán là khu trung tâm, thì trong tiếng Việt, để biểu thị một ý niệm tương tự, người ta lại dùng chữ lòng, một bộ phận của bụng. Phần giữa bàn tay: lòng bàn tay; phần giữa căn nhà: lòng căn; phần giữa cái chảo: lòng chảo; phần giữa dòng sông: lòng sông, phần giữa con đường: lòng đường, v.v...
Cũng liên quan đến khía cạnh ẩn dụ, chúng ta biết trong phần lớn các ngôn ngữ khác, từ tiếng Hoa đến tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, v.v..., người ta đều dùng hình ảnh trái tim để làm biểu tượng cho tâm hồn, cho tư tưởng và cho tình cảm. Tình yêu ở trong trái tim; niềm vui và nỗi buồn cũng ở cả trong trái tim. Sự chung thuỷ người ta để trong tim, tất cả những bí mật cũng đều được chôn kín trong trái tim.
Trong tiếng Việt thì ngược lại. Với chúng ta, trung tâm của tư tưởng và tình cảm là phần bụng, bao gồm bụng và bộ phận chính trong bụng là lòng.
Người khác nghĩ thầm trong đầu, chúng ta thì nghĩ thầm trong bụng. Trong các ngôn ngữ khác, một người thông minh là một kẻ có đầu óc nhạy bén, còn trong tiếng Việt, đó là một kẻ sáng dạ.
Tình yêu cũng như vui buồn hờn giận người khác giấu trong trái tim, còn chúng ta thì để bụng. Yêu nhau, chúng ta nói là “phải lòng nhau”. Giận nhau, chúng ta nói là “mất lòng nhau”. Một người tốt, trong tiếng Anh là kẻ có trái tim tốt, a kindhearted person, trong tiếng Việt, là kẻ tốt bụng.
Nhớ cái gì, đối với người nói tiếng Anh, là ấn sâu cái đó vào trong tim, là learn by heart, đối với người Trung Hoa, là làm cho nhập tâm, nhập vào trái tim, còn đối với người Việt Nam, là nhồi vào trong bụng, là nhớ thuộc lòng.
Chính vì thế, khi đi thi, để kiểm tra lại kiến thức của mình, Tú Xương đã không sờ lên đầu hay sờ lên tim mà là sờ vào bụng: “Tiễn chân cô mất ba đồng lẻ / Sờ bụng thầy không một chữ gì.” Cuối cùng, thi hỏng; thay vì than như người nói tiếng Anh là “tan nát cả trái tim”, là heart-broken, Tú Xương lại thấy đau trong bụng: “Bụng buồn còn biết nói năng chi / Đệ nhất buồn là cái hỏng thi.”
Vai trò của các chữ bụng, lòng, dạ và ruột cũng có thể thấy rõ trong cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nhắc đến Truyện Kiều, người ta hay nói đến chữ tâm.
Nhưng xin lưu ý, trong 3254 câu thơ của Truyện Kiều, chữ tâm lại xuất hiện một cách hoạ hoằn. Chỉ có hai lần, trong hai câu thơ khác nhau. Một lần là “chữ tâm càng dập càng nồng” và một lần khác là “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Là hết.
Trong khi đó thì Nguyễn Du dùng chữ dạ đến sáu lần, từ “Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ” đến “Mấy lời ký chú đinh ninh / Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi”. Ngay câu nói phân bua về việc ghen tuông của Hoạn Thư, “Rằng tôi chút phận đàn bà” cũng có một số bản ghi là “Rằng tôi chút dạ đàn bà”.
Ngoài chữ dạ, trong Truyện Kiều còn có mười hai chữ ruột được dùng để chỉ tính tình và cảm xúc, chẳng hạn, “Tai nghe ruột rối bời bời” hay “Tơ tình đứt ruột, lửa phiền cháy gan”.
Nhưng trong Truyện Kiều, xuất hiện nhiều nhất là chữ lòng. Nó xuất hiện đến 165 lần khác nhau. Nào là “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, nào là “Lòng đâu sẵn mối thương tâm”, nào là “Đã lòng hiển hiện cho xem / Tạ lòng, nàng lại nối thêm vài lời”, v.v...
Nói cách khác, trung tâm trong Truyện Kiều là những lòng, dạ và ruột. Tức thuộc phần bụng. Cái bụng của Thuý Kiều.
Chứ không phải là trái tim (tâm).
Nguyễn Hưng Quốc
Ra- Tổng số bài gửi : 1901
Join date : 08/10/2009
Đến từ : ...nơi ấy
Re: Không phải trái tim...
Trời đất...! Đọc thơ mà cộng trừ nhân chia kiểu này thì hết biết..!!
dp
dp
dangphuong- Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009
Re: Không phải trái tim...
người Anh dùng từ trái tim là Heart, người Trung Quốc dùng từ là Tâm, còn người Việt dùng là Tim.
còn các từ khác như lòng, ruột, dạ trong Truyện Kiều là để nói lên sự đau đớn, ý nghĩa của thơ là như vậy.
sự rộng lớn của thơ, cái hay của thơ là nhờ vào cách dùng từ. như trong Truyện Kiều, nếu tất cả các từ đó đều chỉ dùng 1 từ là Tim thì toàn bài cũng sẽ mất hay vì trùng vần rất nhiều.
đó cũng là 1 nét đặc thù của ngôn ngữ Việt, mà rất rất nhiều người nước ngoài phải đau đầu khi học tiếng Việt.
ta thí dụ về màu đen, như Chó đen gọi là Chó Mực, Mèo đen gọi là Mèo Mung, ngựa đen gọi là Ngựa Ô, mắt đen gọi là Mắt Huyền...
lấy thí dụ nữa như bài thơ sau của Hồ Xuân Hương:
Chàng Cóc ơi, Chàng Cóc ơi
Thiếp bén duyên Chàng có thế thôi
Nòng Nọc đức đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc Dấu Bôi Vôi.
mỗi câu thơ đều có 1 từ để nói về chỉ 1 con vật, đó là con Cóc.
còn các từ khác như lòng, ruột, dạ trong Truyện Kiều là để nói lên sự đau đớn, ý nghĩa của thơ là như vậy.
sự rộng lớn của thơ, cái hay của thơ là nhờ vào cách dùng từ. như trong Truyện Kiều, nếu tất cả các từ đó đều chỉ dùng 1 từ là Tim thì toàn bài cũng sẽ mất hay vì trùng vần rất nhiều.
đó cũng là 1 nét đặc thù của ngôn ngữ Việt, mà rất rất nhiều người nước ngoài phải đau đầu khi học tiếng Việt.
ta thí dụ về màu đen, như Chó đen gọi là Chó Mực, Mèo đen gọi là Mèo Mung, ngựa đen gọi là Ngựa Ô, mắt đen gọi là Mắt Huyền...
lấy thí dụ nữa như bài thơ sau của Hồ Xuân Hương:
Chàng Cóc ơi, Chàng Cóc ơi
Thiếp bén duyên Chàng có thế thôi
Nòng Nọc đức đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc Dấu Bôi Vôi.
mỗi câu thơ đều có 1 từ để nói về chỉ 1 con vật, đó là con Cóc.
phong trần- Tổng số bài gửi : 2170
Join date : 10/10/2009
Re: Không phải trái tim...
Hay lắm !
Bụng, lòng dạ...nghe rất thực tế, không vẽ vời màu mè....
Một cách nào đó, khiến H-Yen nhìn vào một khía cạnh thực tế khác " Đói không thể nào...có thể nghĩ ngợi mơ mộng đến tình yêu lãng mạn được " !!!
Có quá phũ phàng không vậy các bạn ?
Bụng, lòng dạ...nghe rất thực tế, không vẽ vời màu mè....
Một cách nào đó, khiến H-Yen nhìn vào một khía cạnh thực tế khác " Đói không thể nào...có thể nghĩ ngợi mơ mộng đến tình yêu lãng mạn được " !!!
Có quá phũ phàng không vậy các bạn ?
H-Yen- Tổng số bài gửi : 203
Join date : 13/09/2009
Re: Không phải trái tim...
H-Yen đã viết:Hay lắm !
Bụng, lòng dạ...nghe rất thực tế, không vẽ vời màu mè....
Một cách nào đó, khiến H-Yen nhìn vào một khía cạnh thực tế khác " Đói không thể nào...có thể nghĩ ngợi mơ mộng đến tình yêu lãng mạn được " !!!
Có quá phũ phàng không vậy các bạn ?
Đói mà nghĩ tới tô cháo lòng...không phải là quá lãng mạn sao...?
dp
dangphuong- Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009
Re: Không phải trái tim...
Nghĩ chuyện chữ nghĩa thấy cũng tức cười hén ...!
Người miền Bắc thì phân biệt rõ ràng là "Gọi dạ, bảo vâng"
Còn người Nam thì hình như nhập chung thành ... Yạ, hay cũng có thể biến âm thành Yà..Yà, chắc có lẽ cũng từ bản chất thực tế, không màu mè như H-Yên nghĩ
[quote][Đói mà nghĩ tới tô cháo lòng ... không phải là quá lãng mạn sao ...? / quote]
Yà...Yà ... đúng zậy đóa anh DP! nhưng cháo lòng thì phải có thêm Dầu Cháo Quẩy mới thiệt là lãng mạn hết ý...!
Người miền Bắc thì phân biệt rõ ràng là "Gọi dạ, bảo vâng"
Còn người Nam thì hình như nhập chung thành ... Yạ, hay cũng có thể biến âm thành Yà..Yà, chắc có lẽ cũng từ bản chất thực tế, không màu mè như H-Yên nghĩ
[quote][Đói mà nghĩ tới tô cháo lòng ... không phải là quá lãng mạn sao ...? / quote]
Yà...Yà ... đúng zậy đóa anh DP! nhưng cháo lòng thì phải có thêm Dầu Cháo Quẩy mới thiệt là lãng mạn hết ý...!
vânsơn- Tổng số bài gửi : 3633
Join date : 17/09/2009
Re: Không phải trái tim...
[quote="vânsơn"]Nghĩ chuyện chữ nghĩa thấy cũng tức cười hén ...!
Người miền Bắc thì phân biệt rõ ràng là "Gọi dạ, bảo vâng"
Còn người Nam thì hình như nhập chung thành ... Yạ, hay cũng có thể biến âm thành Yà..Yà, chắc có lẽ cũng từ bản chất thực tế, không màu mè như H-Yên nghĩ
Các bạn có biết tiếng Đức..YES nó cũng phát âm từa tựa là Ỵạ... không? Nghe rất dễ thương..từ đôi môi của một cô gái..hehehe
dp
Người miền Bắc thì phân biệt rõ ràng là "Gọi dạ, bảo vâng"
Còn người Nam thì hình như nhập chung thành ... Yạ, hay cũng có thể biến âm thành Yà..Yà, chắc có lẽ cũng từ bản chất thực tế, không màu mè như H-Yên nghĩ
[Đói mà nghĩ tới tô cháo lòng ... không phải là quá lãng mạn sao ...? / quote]
Yà...Yà ... đúng zậy đóa anh DP! nhưng cháo lòng thì phải có thêm Dầu Cháo Quẩy mới thiệt là lãng mạn hết ý...!
Các bạn có biết tiếng Đức..YES nó cũng phát âm từa tựa là Ỵạ... không? Nghe rất dễ thương..từ đôi môi của một cô gái..hehehe
dp
dangphuong- Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009
Hậu Truyện Kiều
Cụ Nguyễn Du đi bán cháo lòng
Thúy Kiều bán ruột mãi chưa xong
Chàng Kim bỏ học đi buôn dạ
Con mụ Hoạn Thư... bán cháo tim gan
Thúy Kiều bán ruột mãi chưa xong
Chàng Kim bỏ học đi buôn dạ
Con mụ Hoạn Thư... bán cháo tim gan
Diễn Đàn Hội Ngộ :: VĂN :: Văn Sưu Tập
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|