Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Wed Apr 24, 2024 10:31 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Thơ đường luật (Đường thi)

3 posters

Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by nguyenchihiep Sat Dec 04, 2010 1:51 pm

Thơ: Thi: Thi văn, văn có vần điệu. Đường: nhà Đường. Luật: phép tắc.

Thơ đường luật là thể thơ đặt ra vào thời nhà Đường (618-907) bên Tàu, theo một luật lệ nhứt định.

Thơ Đường luật chia làm 2 lối:

o

Tứ tuyệt: nghĩa là mỗi bài thơ có 4 câu.
o

Bát cú: nghĩa là mỗi bài thơ có 8 câu.

Trong hai lối ấy, lối Bát cú là chánh.

Trong lối Bát cú phân ra hai loại:

o

loại mỗi câu 5 chữ, gọi là Ngũ ngôn bát cú.
o

loại mỗi câu 7 chữ, gọi là Thất ngôn bát cú.

Trong Thi văn Dạy đạo, chúng ta thấy các Đấng thường dùng loại thơ Thất ngôn bát cú (7 chữ 8 câu) và Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu), nhưng loại Thất ngôn bát cú là chánh.

Khảo sát về thơ Đường luật:
THẤT NGÔN BÁT CÚ.

1. Cách gieo vần
2. Những câu thơ đối nhau
3. Luật thơ
1. Luật Bằng
2. Luật Trắc
4. Niêm
5. Bố cục
1. Phá và Thừa
2. Cặp trạng
3. Cặp luận
4. Thúc và Kết
6. Phép đối trong cặp Trạng và cặp Luận
* Đối chữ
* Đối vế
* Đối ý
* Xảo đối
7. Thơ Tứ Tuyệt
8. Bịnh thơ
1. Lạc vận
2. Lạc đề
3. Thất niêm, thất luật
4. Điệp tự
5. Điệp tứ
6. Hiệp chưởng
7. Khổ độc
Trường hợp đặc biệt
9. Những lối thơ đường luật đặc biệt
1. Khoán thủ
2. Bài thơ có 8 chữ đầu câu giống nhau
3. Bài thi mà câu đầu chỉ có 6 chữ
4. Liên hoàn trong một bài thơ
5. Liên hoàn nhiều bài thơ
6. Thuận nghịch đọc
7. Song điệp
8. Họa vận
9. Điệu phú đắc
10. Thủ vĩ ngâm, Vận Từ Thứ, Vĩ tam thanh
10. Bình thơ

Sau đây, chúng ta khảo sát về thơ Đường luật:
THẤT NGÔN BÁT CÚ.
I. Cách gieo vần:

Thơ đường luật thường dùng vần Bằng, ít khi dùng vần Trắc. Suốt bài thơ có 5 vần, gieo ở cuối câu đầu và cuối 4 câu chẵn, tức là cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.

Nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là: Lạc vận.

Nếu gieo vần một cách gượng ép thì gọi là: Cưỡng vận.
II. Những câu thơ đối nhau:

Bốn câu thơ giữa bài phải đối với nhau từng cặp một:

*

Cặp trạng: hai câu 3 và 4 phải đối nhau.
*

Cặp luận: hai câu 5 và 6 phải đối nhau.

III. Luật thơ:

Luật thơ là cách sắp đặt các tiếng Bằng và tiếng Trắc trong bài thơ. Luật ấy được đặt ra nhứt định, các người làm thơ phải tuân theo luật ấy mà đặt thì bài thơ đọc mới nghe hay.

Luật thơ có 2 cách:

1.

Luật Bằng: luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là Bằng.
2.

Luật Trắc: luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là Trắc.

● Tiếng Trắc: là những âm khi phát ra hoặc từ thấp lên cao, hoặc từ cao xuống thấp. Đó là những chữ có dấu: - sắc, - hỏi, - ngã, - nặng.

● Tiếng Bằng (chữ hán là Bình): là những âm phát ra bằng phẳng đều đều. Tiếng Bằng là những chữ: - không dấu, - dấu huyền, - dấu ă, â, ê, ô, ơ. ư. Td: Lam, Làm, Lâm, Lăm.

Bằng có 2 thanh:

*

Bình hạ (trầm bình): các chữ có dấu huyền. Td: Làm.
*

Bình thượng (phù bình): các chữ không có dấu huyền.

[Viết tắt: Bằng: B, Trắc: T, Vần: v, bất luận: o ]

Muốn dễ nhớ luật Bằng Trắc, chúng ta học thuộc hai bài thơ trong TNHT sau đây:

1. Bài thơ Luật Trắc: Dạy Nam phái của Thanh Sơn Đ.Sĩ.
1 2 3 4 5 6 7
C.1 Biến chuyển trời Nam cuộc đảo huyền,
o T o B o T B (v)
C.2 Trả vay cho sạch vết oan khiên.
o B o T o B B (v)
C.3 Trường đời đem thử gan anh tuấn,
{ o B o T o B T
C.4 Cửa Đạo mới ra mặt Thánh hiền.
o T o B o T B (v)
C.5 Đau khổ ráng gìn nhân nghĩa vẹn,
{ o T o B o T T
C.6 Tang thương chờ hưởng huệ ân riêng.
o B o T o B B (v)
C.7 Non sông Việt chủng ngày êm lặng,
o B o T o B T
C.8 Chung sức cùng nhau đức lập quyền.
o T o B o T B (v)

2. Bài thơ Luật Bằng: Dạy Nữ phái của Bát Nương.
1 2 3 4 5 6 7
C.1 Trau giồi giữ xứng phận nga mi,
o B o T o B B (v)
C.2 Tấn thối riêng lo kịp thế thì.
o T o B o T B (v)
C.3 Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
o T o B o T T
C.4 Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
o B o T o B B (v)
C.5 Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
o B o T o B T
C.6 Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
o T o B o T B (v)
C.7 Hạnh đức điểm tô non nước Việt,
o T o B o T T
C.8 Muôn năm bia tạc tiếng còn ghi.
o B o T o B B (v)

Luật: Nhứt tam ngũ bất luận, Nhì tứ lục phân minh.

- Bất luận là không bàn tới. Nhứt tam ngũ bất luận: chữ thứ 1, 3, 5 trong mỗi câu không kể luật B, T, làm dấu (o), nghĩa là dùng B hay T đều được, miễn là đọc lên nghe êm tai thì thôi.

- Phân minh là phân biệt rõ ràng. Nhì tứ lục phân minh: chữ thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật B, T rõ ràng. Nếu đặt không đúng luật B, T thì gọi là Thất luật (sai luật).

Gieo vần: Chữ cuối của 5 câu: 1,2,4,6,8 là vần Bằng.

Đặc biệt hai câu 1 và 2: chữ cuối đều vần Bằng nhưng phải là: một chữ Bình thượng và một chữ Bình hạ.

Như bài thơ 1: huyền (B hạ) và khiên (B thượng).

Bài thơ 2: mi (B thượng) và thì (B hạ).

Còn những vần Bằng ở cuối các câu khác thì Bình thượng hay Bình hạ đều được.

- Có một số bài thơ mà câu đầu khác vần với các câu dưới thì gọi là "Cô nhạn nhập quần" (con nhạn lẻ nhập bầy).

- Nếu câu chót có vần Bằng khác vần với các câu phía trên thì gọi là "Cô nhạn xuất quần" (con nhạn lẻ thoát bầy).

Tóm tắt:
1. Luật Trắc: 2. Luật Bằng:
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7
1. o T o B o T Bv o B o T o B Bv
2. o B o T o B Bv o T o B o T Bv
3. o B o T o B T o T o B o T T
4. o T o B o T Bv o B o T o B Bv
5. o T o B o T T o B o T o B T
6. o B o T o B Bv o T o B o T Bv
7. o B o T o B T o T o B o T T
8. o T o B o T Bv o B o T o B Bv
IV. Niêm:

Niêm nghĩa là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ trong bài thơ Đường luật.

Hai câu thơ niêm với nhau là khi các chữ B và T trong "nhì tứ lục phân minh" giống nhau:

*

Câu 1 niêm với câu 8.
*

Câu 2 niêm với câu 3.
*

Câu 4 niêm với câu 5.
*

Câu 6 niêm với câu 7.

Nếu hai câu thơ phải niêm với nhau mà sai luật B và T thì gọi là Thất niêm (mất sự liền lạc với nhau).
V. Bố cục:

Cách bố cục bài thơ Thất ngôn bát cú giống như một bức tranh. Trong khuôn khổ nhứt định với 8 câu 56 chữ, làm sao ta vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh thiên nhiên, hay nội cảnh của tâm tình. Như vậy, bố cục của bài thơ phải có đủ 3 phần: - Nhập đề. - Thân đề có Tả đề và Luận đề. - Kết thúc.

Vậy, bố cục bài thơ đường luật phân chia ra như sau:

*

Câu 1: gọi là Phá (đề)
*

Câu 2: gọi là Thừa (đề)
*

Câu 3 và 4: gọi là cặp Trạng (Thực)
*

Câu 5 và 6: gọi là cặp Luận
*

Câu 7: gọi làThúc (Chuyển)
*

Câu 8: gọi là Kết.

1. Phá và Thừa: Phá là mở đầu, Thừa là câu vào đề.

- Phá ám Thừa minh: câu phá nói bao la chưa được rõ ràng, câu thừa mới nói đến đề bài.

Td: Bài thơ dạy Nam phái của Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Biến chuyển trời Nam cuộc đảo huyền, (phá ám)
Trả vay cho sạch vết oan khiên. (thừa minh)

Bài thơ của Nhàn Âm Đạo Trưởng trong TNHT:
Màn trời đã vẹt ngút mây trương, (phá ám)
Bước tới Đài hoa thấy tỏ tường. (thừa minh)

- Phá minh Thừa ám: câu phá nói rõ đề và câu thừa thì nói bao la tổng quát.

Td: Bài thơ dạy Nữ phái của Bát Nương:
Trau giồi giữ xứng phận nga mi, (phá minh)
Tấn thối riêng lo kịp thế thì. (thừa ám)

Bài thơ "Chữ Tâm" của Đức Phật Mẫu:
Gắng sức trau giồi một chữ Tâm, (phá minh)
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm. (thừa ám)

- Phá và Thừa hợp lại mới vào được đề:

Td: Bài thơ của Đức Chí Tôn trong TNHT:
Huỳnh lương một giấc cuộc đời in,
Có trí có mưu phải xét mình.

Bài thơ của Quí Cao trong TNHT:
Tu như cỏ úa gặp mù sương,
Đạo vốn cây che mát mẻ đường.

2. Cặp trạng: để tả thực cảnh người hay vật đã nêu trên đầu bài, tức là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp điển hình mà tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem tình cảm giải bày ra, nếu là thơ vịnh nhân vật thì lấy công trạng và đức hạnh của người ấy mà kể ra.

Cặp trạng phải là hai câu đối với nhau.

Td: Cặp trạng bài thơ của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Trường đời đem thử gan anh tuấn,
Cửa đạo mới ra mặt Thánh hiền.

Trường đời đối với Cửa đạo; gan đối với mặt; anh tuấn đối với Thánh hiền. Thật tuyệt!

Cặp trạng bài thơ của Bát Nương:
Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
Hồng ân chi kém bạn nam nhi.

Thanh đối với Hồng; nêu gương đối với kém bạn; nữ kiệt đối với nam nhi. Ở đây có xảo đối, thật tuyệt!

3. Cặp luận: dùng để bàn luận về đề tài trên. Nếu tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào, nếu tả tình thì nói ra cái cảm xúc của mình, nếu tả người thì nói lên ý kiến của mình khen hay chê, hoặc so sánh người ấy việc ấy với người khác việc khác.

Cặp luận cũng phải là hai câu đối với nhau.

Td: Cặp luận trong bài thơ của Bát Nương:
Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
Lui tới đừng cho bạc lộn chì.

Lọc lừa đối với Lui tới, chớ để đối với đừng cho, đen đối với bạc, pha trắng đối với lộn chì. Thật tuyệt!

Cặp luận trong bài thơ của Đức Lý Giáo Tông:
Chánh trực kinh oai loài giả dối,
Công bình vừa sức kẻ chơn thành.

Chánh trực đối với Công bình, loài giả dối đối với kẻ chơn thành. Thật mạnh mẽ, tuyệt diệu!

4. Thúc và Kết: Câu Thúc hay câu chuyển là gói ghém đại ý nói trên cặp trạng và cặp luận. Câu Kết để tóm ý toàn bài. Hai câu Thúc và Kết phải liên lạc ý nhau, không được rời rạc mất hay.

Như hai câu Thúc và Kết của hai bài thi mẫu nêu trên của Thanh Sơn Đạo Sĩ và Bát Nương rất đúng cách, rất hay!
VI. Phép đối trong cặp Trạng và cặp Luận:

Trong cặp Trạng hay cặp Luận, chữ ở câu dưới phải đối với chữ ở cùng vị trí của câu trên. Nếu không đối là hư bài thơ.

Phép đối có nhiều cách: đối chữ, đối ý, đối vế, xảo đối.

● Đối chữ:

● Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tỉnh từ đối với tỉnh từ, trạng từ đối với trạng từ.

Td:
Ở nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ gót nhờ con hạc trắng ngần.

Ở (động từ) đối với Đỡ (động từ), nhà (danh từ) đối với gót (danh từ), xanh kịt (tỉnh từ) đối với trắng ngần (tỉnh từ),.....

● Tên người phải đối với tên người, tên xứ phải đối với tên xứ, phương hướng phải đối với phương hướng.

Td:
Gương đạo noi theo đời Thuấn Đế,
Đế dân vẹn giữ lối Văn Vương.

Thuấn đế (vua Thuấn) đối với Văn Vương (vua Văn).
Ngọc sáng non Côn đà gặp nẻo,
Lối mòn động Bích chớ lầm đường.

Non Côn là núi Côn, cũng có ý nói là núi Côn Luân, đối với động Bích là Bích Du Cung của Thông Thiên Giáo chủ.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc đẩu,
Muôn trùng nhiếp khảm hiệp Nam tào.

Bắc đẩu đối với Nam tào, rất chỉnh.

● Chữ Hán phải đối với chữ Hán, tiếng đôi phải đối với tiếng đôi.

Td:
Xuân Thu định vững ngôi lương tể,
Phất Chủ quét tan lũ nịnh thần.

Xuân Thu đối với Phất Chủ, lương tể đối với nịnh thần.
Bể khổ mênh mang lo giải khổ,
Nền công nghiêng ngửa gắng nên công.

Chữ đôi mênh mang đối với chữ đôi nghiêng ngửa.

● Màu sắc đối với màu sắc, số lượng đối với số lượng.

Td:
Bước thế chịu đày khơi bạch phát,
Nguồn Tiên gắng lướt rạng thanh mi.

Bạch phát là tóc bạc đối với thanh mi là mày xanh.
Một kiếp muối dưa muôn kiếp hưởng,
Đôi năm mệt nhọc vạn năm bường.

Một kiếp đối với Đôi năm, muôn kiếp đối với vạn năm.

● Đối vế, một vế câu trên đối với một vế câu dưới.

Td:
Bầu linh gậy sắt, ông an thế,
Chày giáng xử ma, tớ giúp đời.

● Đối ý, ý của câu trên đối với ý câu dưới, không cần phải đối chữ:

Td:
Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.

● Xảo đối là đối khéo léo, đối rất tài tình.

Td:
Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
Hồng ân chi kém bạn nam nhi.

Thanh sử là sử xanh, Hồng ân là ơn lớn của Đức Chí Tôn, nhưng chữ Hồng gợi cho ta ý tưởng màu đỏ. Thanh đối với Hồng là xảo đối, rất tài tình.
Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
Lui tới đừng cho bạc lộn chì.

Đen và trắng chỉ màu sắc, bạc và chì là hai thứ kim loại, nhưng cũng gợi cho ta màu bạc và màu chì (môi chì).

Bài thi của Bát Nương có hai chỗ xảo đối, thật là tuyệt diệu! Cặp trạng và cặp luận đều có xảo đối.
VII. Thơ Tứ Tuyệt:

Tuyệt là dứt, ngắt. Tứ Tuyệt là ngắt lấy 4 câu trong một bài thơ đường luật thất ngôn bát cú.

Có nhiều cách ngắt lấy 4 câu của một bài thơ thất ngôn bát cú, nên có nhiều cách làm thơ Tứ tuyệt:

1.

Ngắt lấy 4 câu đầu gồm: phá thừa và cặp trạng.
2.

Ngắt lấy 4 câu cuối: cặp luận và thúc kết.
3.

Ngắt lấy 4 câu giữa: cặp trạng và cặp luận.
4.

Ngắt lấy 2 câu đầu và cặp luận: phá thừa, cặp luận.
5.

Ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối: phá thừa, thúc kết.

Bài thơ Tứ tuyệt theo lối nầy (phá thừa, thúc kết) có 3 vần và không có đối nhau, nên dễ làm, và chúng ta thường thấy thơ Tứ tuyệt phần lớn thuộc loại nầy.

Td:
Tiền trình Thầy dạy các con tường,
Đợi hạ sang năm mới tuyển lương.
Năm bảy năm sau nên nghiệp lớn,
Đến chừng ấy khá Đạo lo lường.
VIII. Bịnh thơ:

Làm một bài thơ đường luật mà trong đó có những chữ dùng thiếu nghệ thuật, người ta gọi là bịnh thơ, và đó là những điều nên tránh, để bài thơ đạt được nghệ thuật cao.

Có nhiều trường hợp bịnh thơ sau đây, cần nên tránh:

1. Lạc vận: trong 5 vần mà có một vần khác xen vào.

Td:
Mừng gót phồn hoa sạch bụi trần,
Thay đời nay dụng phép hư không.

Hai chữ: trần và không không ăn vận nhau (lạc vận). Nếu sửa chữ trần thành chữ hồng thì mới ăn vận.

2. Lạc đề: Nếu trong bài thơ mà cặp Trạng và cặp Luận không diễn đúng đề bài thì gọi là lạc đề.

3. Thất niêm, thất luật: có một vài chữ trong bài thơ không đúng luật Bằng Trắc.

Td:
Mừng gót phồn hoa sạch hồng trần.

Chữ hồng là tiếng Bằng, sai niêm luật, chỗ đó phải đặt tiếng Trắc, như chữ bụi thì mới đúng niêm luật thơ:
Mừng gót phồn hoa sạch bụi trần.

4. Điệp tự: Trong bài thơ đường luật 8 câu 56 chữ mà nếu có những chữ trùng nhau thì gọi là điệp tự. Nếu hai vần giống nhau thì gọi là điệp vận. Thường thì nên tránh điệp tự, trừ ra các trường hợp đặc biệt sau đây:

● Hai chữ điệp tự mà ý nghĩa khác nhau.

Td:
Non Bồng và bế bồng,
Tiên Thiên và Tiên Phật.

● Nhiều chữ điệp tự trong một câu để nhấn mạnh ý nghĩa, láy đi láy lại rất hay:

Td:
Trau tài trau phận tua trau đức,
Biết thế biết nhân mới biết mình.

● Nhiều chữ điệp vận để nhấn mạnh ý nghĩa thật là độc đáo, như bài thi chữ KHÔNG của Đức Quan Âm Bồ Tát:
Bài thi chữ KHÔNG
Khán đắc phù sanh nhứt thế KHÔNG,
Điền viên sản nghiệp diệc giai KHÔNG.
Thê nhi, phụ tử chung ly biệt,
Phú quí, công danh tổng thị KHÔNG.
Cổ ngữ: Vạn ban đô thị giả,
Kim ngôn: Bá kế nhứt tràng KHÔNG.
Tiền tài thu thập đa tân khổ,
Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ KHÔNG.
Quan Âm Bồ Tát (1950)

5. Điệp tứ: Trong 8 câu thơ mà có 2 câu có tổ hợp chữ có ý tứ giống nhau. (Xem mục: Bình thơ).

6. Hiệp chưởng: Trong cặp Trạng hay cặp Luận, hai câu có cùng một ý hay một nghĩa dầu các chữ có khác nhau, giống như hai bàn tay chấp lại. (Xem mục: Bình thơ).

7. Khổ độc: Bài thơ đường luật đặt đúng niêm luật, nhưng khi đọc lên nghe trắc trở không êm tai thì cũng chưa đạt nghệ thuật làm thơ. Cần phải đổi những chữ khổ độc trong số "nhứt tam ngũ bất luận" để khi đọc lên thơ có âm điệu.

(Theo tài liệu: Phép Làm Thơ của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu)
Trường hợp đặc biệt:

Đối với những bực thi bá, thi Tiên, thi Thánh, nhứt là đối với Đức Chí Tôn thì câu thơ chỉ cốt đạt được ý tứ cao siêu mà không quá câu nệ về niêm luật thơ.

Td: Bài thơ của Đức Chí Tôn:
Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức một Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn nhau cho đặng chữ hòa.

Trong câu 2, dùng chữ một Cha, chữ một đó thất niêm, vì nó là tiếng Trắc, nếu sửa lại là tiếng Bằng thì mới đúng niêm luật. Có đề nghị sửa chữ một đó thành chữ cùng:

Cùng nhau một Đạo tức cùng Cha.

Nếu sửa như thế thì mất hết ý nghĩa cao siêu về triết lý của chữ một, vì một đó là con số khởi đầu của các số, là số khởi thủy của Càn Khôn, một là Thái Cực, là duy nhứt. Cho nên một Cha có ý nghĩa là: chỉ có một Đại Từ Phụ, chỉ có một Thượng Đế.

Thất niêm để mà đạt được ý nghĩa cao siêu và nhấn mạnh phần triết lý thì cái thất niêm ấy đáng bái phục vậy.
IX. Những lối thơ đường luật đặc biệt:

1. Khoán thủ: Khoán là giao ước, thủ là đầu. Khoán thủ là bài thơ với giao ước là lấy chữ đầu mỗi câu làm ý chánh.

Td: Bài thơ khoán thủ: "Ngọc Hoàng giáng thế giáo đạo nam phương" trong Thi Văn dạy Đạo TNHT.

Sau đây là bài thơ khoán thủ: "Hộ Pháp chưởng quản nhị hữu hình đài" của Đức Lý Giáo Tông tặng Đức Hộ Pháp:
Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,
Pháp luân thường chuyển máy Thiên thơ.
Chưởng quyền Cực Lạc phân ngôi vị,
Quản suất Càn Khôn định cõi bờ.
Nhị kiếp Tây Âu cầm máy tạo,
Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.
Hình hài Thánh thể chừ nên tướng,
Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.

2. Bài thơ có 8 chữ đầu câu giống nhau.

- Lục Nương giáng cơ cho bài thi chữ Vui:
Vui nhơn vui Đạo lại vui thiền,
Vui một bước đường một bước yên.
Vui bóng Cao Đài che khắp chốn,
Vui gương Ngọc Đế thấy như nhiên.
Vui ngàn thế tải ngăn nhơn sự,
Vui một màu Thiên đóng Cửu tuyền.
Vui vớt sanh linh nơi bể khổ,
Vui Trời rưới khắp đủ ân Thiên.
LỤC NƯƠNG Noel 1925.

Trong TNHT, Bát Nương giáng cơ cho bài thơ chữ: Mầng (Mừng) ngày 12-2-1934 (âl 29-12-Quí Dậu).

3. Bài thi mà câu đầu chỉ có 6 chữ, hay đoạn giữa mỗi câu chỉ có 6 chữ:

Td 1: Bài thơ "Hảo Nam Bang" của Đức Chí Tôn:
Hảo Nam bang! Hảo Nam bang!
Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn.
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo,
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.
... v.v......................

Td 2: Bài thơ "Thế sự" của Trạng Trình Ng.B. Khiêm:
Chưa dễ ai là Phật Thích Ca,
Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua,
Lòng vô sự, trăng in nước,
Của thảng lai, gió thổi hoa.
Kìa khách xuân xanh khi trẻ,
Mấy người đầu bạc tuổi già.
Thanh nhàn ấy ắt là Tiên khách,
Được thú ta, đã có thú ta.

4. Liên hoàn trong một bài thơ:

Chữ cuối của câu trên làm chữ đầu cho câu dưới.

TNHT:
Đời hiếp lẫn nhau nỡ chẳng thương,
Thương đời nên mới đến đem đường,
Đường dài vó ngựa tua bền sức,
Sức yếu lòng người khéo để gương.
Gương đạo noi theo đời Thuấn Đế,
Đế dân vẹn giữ lối Văn Vương.
Vương hầu lê thứ, ai là chí,
Chí quyết làm cho thế khác thường.

5. Liên hoàn nhiều bài thơ:

Đề thơ có nhiều bài liên tiếp, lấy câu cuối của bài thơ trên làm câu đầu của bài thơ dưới, hoặc lấy vài chữ cuối của bài thơ trên làm mấy chữ đầu của bài thơ dưới.

Td 1: Bài thơ "Bể thảm" của Đoàn Như Khuê:
Bể thảm mênh mông sóng lụt trời,
Khách trần chèo một lá thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
***
Coi lại cùng trong bể thảm thôi,
Nổi chìm chìm nổi biết bao người.
Kiếp người nghĩ cũng lênh đênh quá,
Quá cánh bèo trên mặt nước trôi.
***
Quá cánh bèo trên mặt nước trôi,
Nước trôi bèo nổi ngán cho đời.
Cuộc đời đổi đổi thay thay mãi,
Trải mấy lần dâu hóa bể khơi.
***
Trải mấy lần dâu hóa bể khơi,
....... ....... ......
(Xem tiếp bài thơ nầy nơi chữ: Biển khổ, vần B)

Td 2: Thập thủ liên hoàn của Nhàn Âm Đạo Trưởng.
Thi họa vừa khi bước hứng nhàn,
Vòng trần luân chuyển luống lo toan.
Cày mây cuốc nguyệt chờ Thang Võ,
Hằng biết cho dân chịu buộc ràng.
***

1.
Buộc ràng túng thiếu cõi Nam châu,
Trị loạn vần xây cuộc bể dâu.
Phép nước đòi cơn mây gió thảm,
Nghiệp nhà lắm lúc nước non sầu.
Thương đời để dấu noi đường trước,
Hiệp chủng làm gương dắt lũ sau.
Cá chậu chim lồng chi dễ chịu,
Rừng xưa bến cũ thảnh thơi đâu?
***

2.
Thảnh thơi đâu buổi nước non nhà,
... v.v.......

6. Thuận nghịch đọc: Bài thơ đọc xuôi đúng luật và có đầy đủ ý nghĩa, mà nếu đọc ngược trở lại từ chữ cuối tới chữ đầu thì cũng được một bài thơ đúng luật đủ ý nghĩa.

Td: Bài CẢM PHI LONG CÔNG CHÚA của Huệ Giác.
(Thuận nghịch đọc)
Đọc thuận: Giềng mối giữ an phận liễu bồ,
Dặm ngàn xa phải chịu thân cô.
Phiền gan ngẩn chạnh tình chăn gối,
Ứa lệ buồn trông bước Hớn Hồ.
Duyên nợ vẹn đền toan dạ gắng,
Hận thù chung trả trọn lòng thờ.
Phiên thành tạc để danh trung hiếu,
Điên đảo khiến rời rã tóc tơ.
***
Đọc nghịch: Tơ tóc rã rời khiến đảo điên,
Hiếu trung danh để tạc thành Phiên.
Thờ lòng trọn trả chung thù hận,
Gắng dạ toan đền vẹn nợ duyên.
Hồ Hớn bước trông buồn lệ ứa,
Gối chăn tình chạnh ngẩn gan phiền.
Cô thân chịu phải xa ngàn dặm,
Bồ liễu phận an giữ mối giềng.
HUỆ GIÁC

7. Song điệp: Lối thơ mà trong mỗi câu, hoặc ở đầu hoặc ở giữa có đặt hai cặp điệp tự (chữ lặp lại).

Td:
Vất vất vơ vơ cũng nực cười,
Căm căm cúi cúi có hơn người.
Nay còn chị chị anh anh đó,
Mai đã ông ông mụ mụ rồi.
Có có không không lo hết kiếp,
Khôn khôn dại dại chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi.
(Vô danh)

Ngủ ngủ là điệp tự, ăn ăn là điệp tự. Ngũ ngủ ăn ăn là song điệp.

8. Họa vận: Hòa đúng theo 5 vận của bài thơ xướng, để đáp lại ý nghĩa của bài thơ xướng, hoặc đồng tình, hoặc phản đối, hoặc giải đáp. Td:

* Bài xướng của Bát Nương hỏi Đức Phạm Hộ Pháp:
Dám hỏi đại huynh rõ máy Trời,
Chừng nào ba lửa cháy ba nơi.
Năm sông đua chảy bao sông cạn,
Bảy núi nổ tan mấy núi dời.
Tận thế Long Hoa sao chẳng thấy,
Cơ Trời ngạt khí có hay thôi.
Rồng bay ngựa chạy cho ai cỡi,
Đất dậy chừ bao đổi xác Trời.

* Đức Phạm Hộ Pháp họa lại, trả lời Bát Nương:
Hành tàng hư thực tại Cha Trời,
Đông mậu năm hồ hỏa khắp nơi.
Châu ngũ khí hòa tan ác nghiệt,
Thất sơn dấy động Thất sơn dời.
Thế tiêu xuân kỷ Long Hoa trổ,
Thưởng phạt cuối cùng Thánh đức thôi.
Long mã ban vương tiêu trận kỵ,
Cù phi hải sụp lý thay Trời.

9. Điệu phú đắc: Trong thơ Thất ngôn bát cú, khó làm nhứt là Điệu phú đắc, nghĩa là: đầu đề bài thơ được ra bằng một câu ca dao, mà trong cặp trạng và cặp luận, phải tránh dùng những chữ trong câu ca dao ấy, còn phá thừa và thúc kết thì không cần tránh.

Thí dụ: Đầu đề là:

Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Đáp đề:
Khó nghèo còn mẹ ở lều tranh,
Trưa sớm thăm lom dạ mới đành.
Tựa cửa chòi gai ngày lụm cụm,
Tha mồi chim quạ bữa đinh ninh.
Buồng the ấm lạnh thương thân lão,
Chiều sáng rau dưa có mặt mình.
Nuôi đặng bữa nào mừng bữa nấy,
Dám đâu lê hoắc đổi công khanh.

10. - Thủ vĩ ngâm: là bài thơ có câu đầu và câu cuối giống nhau. (Xem chữ: Thủ vĩ ngâm, vần Th).

- Vận Từ Thứ: là bài thơ có 5 vần được qui định trước là: voi, còi, mòi, roi, thoi. (Xem chữ: Từ Thứ, vần T).

- Vĩ tam thanh: là bài thơ mà mỗi câu có 3 chữ cuối cùng là 3 tiếng tượng thanh. (Xem chữ: Vĩ tam thanh, vần V).
X. Bình thơ:

Việc phê bình một bài thơ thì phải cứ theo lệ công mà nói, để vạch rõ chỗ nào hay, chỗ nào dở, nhứt là chỗ thiếu sót cho thấy để sửa chữa thì mới tiến bộ.

Thí dụ: Phê bình bài thơ sau đây:
AN BẦN LẠC ĐẠO
Vui say mùi đạo chán tuồng đời,
Đạm bạc tương dưa chí thảnh thơi.
Bầu nước đai cơm nằm chiếu đất,
Co tay làm gối đắp màn trời.
Tháng ngày kinh kệ lòng không đổi,
Khuya sớm mỏ chuông dạ chẳng dời.
Vui đạo quên nghèo, quân tử chí,
Mặc dầu biển cả nước đầy vơi.

Bình thơ:

1. Câu phá và câu thừa đúng nghệ thuật làm thơ.

2. Cặp trạng lấy tích ông Nhan Hồi, một đai cơm một bầu nước mà vẫn vui với Đạo. Cặp trạng nầy tỏ rõ đề tài mà không có chữ nào phạm đề. (Đề bài là AN BẦN LẠC ĐẠO thì trong cặp trạng và cặp luận không được dùng các chữ nơi đề bài, nếu có dùng thì gọi là Phạm đề). Cặp trạng có câu trên nói về Lạc Đạo và câu dưới là An Bần, rất đúng đề tài.

Hai vế: "Bầu nước đai cơm", và "Co tay làm gối" không đối chữ mà đối ý.

3. Cặp luận: hai câu của cặp luận gần như có một ý (Hiệp chưởng), và chỉ nói về Lạc Đạo, còn thiếu An Bần.

Có thể sửa cặp luận như vầy:

Tháng ngày kinh kệ lòng không mỏi,
Mặn lạt tương dưa dạ chẳng dời.

Như vậy, câu đầu luận về Lạc Đạo, câu sau luận về An Bần, thì cặp luận mới đủ ý nghĩa. Lòng không mỏi không điệp ý với dạ chẳng dời.

Nếu sửa như vậy thì chữ "Mặn lạt tương dưa" lại điệp tự với câu thừa ở trên, nên câu thừa có thể sửa lại là:

Áo bả hài gai chí thảnh thơi.

4. Câu Chuyển (thúc) điệp ý với câu Phá (Điệp tứ): Vui say mùi Đạo, Vui Đạo. Vậy nên viết cách khác để tránh lập lại hai chữ mùi Đạo mà vẫn gói ghém được ý của đề bài:

An phận cần tu cam khổ hạnh.

5. Câu Kết thì đúng luật làm thơ, khỏi bình.

Sau khi bình và sửa chữa, bài thơ viết lại như sau:
AN BẦN LẠC ĐẠO
Vui say mùi Đạo, chán tuồng đời,
Áo bã hài gai, chí thảnh thơi.
Bầu nước đai cơm nằm chiếu đất,
Co tay làm gối đắp màn trời.
Tháng ngày kinh kệ lòng không mỏi,
Mặn lạt tương dưa dạ chẳng dời.
An phận cần tu cam khổ hạnh,
Mặc dầu biển cả nước đầy vơi.

(Theo tài liệu: PHÉP LÀM THƠ của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, có đối chiếu và điều chỉnh vài chữ theo bài thi số 133 của Giáo Sư Thái Đến Thanh trong Văn Thi Hiệp Tuyển, quyển I, trang 54).

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
nguyenchihiep
nguyenchihiep

Tổng số bài gửi : 8287
Join date : 31/05/2010
Age : 64

Về Đầu Trang Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Re: Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by dangphuong Sat Dec 04, 2010 3:08 pm

Đọc xong, hết muốn làm thơ luôn.
dp
Thơ đường luật (Đường thi) 35511
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Re: Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by bệ phóng Sat Dec 04, 2010 3:11 pm

Trời đất..! cu Hiệp sung quá vậy chòy.. Thơ đường luật (Đường thi) 651899
Lóng trước thì nhiều bài mà ít chữ, lần nầy một bái quá xá chữ..?? Bài viết rất hay, nhưng dài quá hổng biết người đọc có ngán hông nữa..? Muốn viết lại thì càng hổng dám.. Thơ đường luật (Đường thi) 938723
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Re: Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by nguyenchihiep Sat Dec 04, 2010 3:17 pm

t.TeDien đã viết:Trời đất..! cu Hiệp sung quá vậy chòy.. Thơ đường luật (Đường thi) 651899
Lóng trước thì nhiều bài mà ít chữ, lần nầy một bái quá xá chữ..?? Bài viết rất hay, nhưng dài quá hổng biết người đọc có ngán hông nữa..? Muốn viết lại thì càng hổng dám.. Thơ đường luật (Đường thi) 938723

Đính hẳn lên trên để người tìm tài liệu họ đọc nhé Thơ đường luật (Đường thi) 507376
nguyenchihiep
nguyenchihiep

Tổng số bài gửi : 8287
Join date : 31/05/2010
Age : 64

Về Đầu Trang Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Re: Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by bệ phóng Sat Dec 04, 2010 3:29 pm

nguyenchihiep đã viết:
t.TeDien đã viết:Trời đất..! cu Hiệp sung quá vậy chòy.. Thơ đường luật (Đường thi) 651899
Lóng trước thì nhiều bài mà ít chữ, lần nầy một bái quá xá chữ..?? Bài viết rất hay, nhưng dài quá hổng biết người đọc có ngán hông nữa..? Muốn viết lại thì càng hổng dám.. Thơ đường luật (Đường thi) 938723

Đính hẳn lên trên để người tìm tài liệu họ đọc nhé Thơ đường luật (Đường thi) 507376
Sao phải đính..? Ta vẫn có thể mở chuyên mục nhằm giới thiệu từ cách khái quát cho đến những "mẹo vặt" để mần thơ đường mà.. chỉ có điều viết sao cho cô đọng, đỡ ngán thui.. Thơ đường luật (Đường thi) 99480
bệ phóng
bệ phóng

Tổng số bài gửi : 1397
Join date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Re: Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by nguyenchihiep Sat Dec 04, 2010 3:34 pm

Bài này tương đối hoàn chỉnh , giúp ích cho người mới nhập môn hoặc trao dồi thêm về thể loại này ... donghoa cũng thương xem đây là trang của Đạo Cao Đài ...
nguyenchihiep
nguyenchihiep

Tổng số bài gửi : 8287
Join date : 31/05/2010
Age : 64

Về Đầu Trang Go down

Thơ đường luật (Đường thi) Empty Re: Thơ đường luật (Đường thi)

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết