Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 11:00 am

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Nguồn gốc áo dài?

3 posters

Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by TRUNG Wed Oct 06, 2010 8:03 am

Áo dài Việt Nam có nguồn gôc từ đâu?
Bạn có biết tiệm áo dài nổi tiếng này không ta? Nguồn gốc áo dài? 349206

http://www.aodaichamkhanh.com/
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by TRUNG Wed Oct 06, 2010 8:04 am

Và đây nữa chớ ... Nguồn gốc áo dài? 349206

http://vi.ciao.vn/diemden/3477-ao-dai-cham-khanh.html
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by TRUNG Wed Oct 06, 2010 8:09 am

Chế Mỹ Lan: Áo dài Chăm



Tagalau 11.
Nguồn gốc áo dài? Chemylan03-200x300
* Chế Mỹ Lan với aw kamei Cam – Photo tác giả.
Về nguồn gốc áo dài Chăm
Áo dài, tên tiêng Chăm thường gọi là Aw kamei Cam. Cho đến nay, chưa có tư liệu nào ghi rõ nguồn gốc đích thực của nó. Chỉ biết là áo dài Chăm đã có từ xa xưa. Ghi nhận của các nhà nghiên cứu cho thấy áo dài Việt Nam là sản phẩm chế ra từ chiếc áo dài Chăm và áo dài Thượng Hải.
“Áo dài chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam hiện nay khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khóat (cuối thế kỉ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc”. “Áo dài hai vạt áo của đàn bà Huế có được là do ảnh hưởng Chàm”(1).
Trịnh Nguyễn phân tranh, miền Nam Chúa Nguyễn. “Chúa Nguyễn Phúc Khóat xưng vương. Ông đã triệu tập quần thần tìm phương thức xưng vương và dựng một tân đô. Ông đã thay đổi lễ nhạc, văn hóa và trang phục. Để thay đổi phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống đàn ông. Võ Vương đã gây ra cuộc khủng hoảng về trang phục. Phụ nữ đã phản đối kịch liệt. Về sau Võ Vương không ưng ý với trang phục đó. Ngài giao cho triều thần nghiên cứu kham khảo chiếc áo dài của người Chàm (giống hệt áo dài hiện nay nhưng không xẻ nách), và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để chế ra áo dài cho phụ nữ miền Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Vậy là chiếc áo dài Việt Nam đã có đủ cả hai yếu tố văn hóa của phương Bắc và phương Nam”(2).
Tôn Thất Bính cho là: “Chiếc áo dài tha thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá trình phát triển. Nó được hình thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khóat. Chúa nghe người Nghệ An truyền câu sấm “Bát đại thời hoàn trung nguyên” thấy từ Đoàn Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời. Ngài liền hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi, khiến phụ nữ mặc áo ngắn hẹp tay như đàn ông thì Bắc quốc không có thể… là sản phẩm dung hòa Bắc Nam”. Theo Lê Quý Đôn: “Chúa Nguyễn Phúc Khóat hùng cứ ở xứ Đàng Trong, sau khi chiếm trọn nước Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phương Nam, theo Lê Quý Đôn, đã có được một thời kỳ thịnh vượng bình yên. Chúa Nguyễn Phúc Khóat , xưng Vương hiệu là Vũ Vương, có cơ chế chính trị, hành chính, xã hội có kỷ cương, nhưng chưa có quốc hiệu. Tuy nhiên, người ngoại quốc tới lui buôn bán tại cửa Hội An thường gọi là “Quảng Nam quốc”. Để chứng tỏ tinh thần độc lập, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khóat đã chú trọng đến vấn đề cải cách xã hội, phong tục mà điều quan trọng là cải cách về y phục”(3).
Y phục Chăm
Theo Văn Món: “Y phục phản ảnh rõ nét trình độ kỹ thuật dệt vải, cảm xúc thẩm mỹ, cách trang trí những đặc trưng văn hóa, cũng như phản ảnh về tôn giáo, tín ngưỡng Chăm. Nghề dệt Chăm đã có một quá trình phát triển lâu đời gắn liền với một dân tộc đã có nhà nước và chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hóa khác nhau. Xã hội Chăm là một xã hội có nhiều giai cấp vua chúa, quý tộc, bình dân. Do đó mỗi giai cấp, tầng lớp, mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có y phục riêng. Chính vậy mà y phục Chăm rất phong phú và đa dạng. Trong đó, đặc sắc nhất, cao quý nhất và tuyệt mỹ nhất là Áo (aw): Áo truyền thống của người phụ nữ Chăm là áo dài không xẻ tà, mặc chui đầu mà họ gọi là Aw lwak. Áo có ba lỗ: Một lỗ chui đầu và hai ống tay. Áo này xưa kia được cấu tạo bằng bảy mảnh vải, may ghép với nhau, người Chăm gọi là Aw kaung. Loại áo này ở phần trên thân áo chạy dài từ vai xuống ngang bụng thì dừng lại. Vì khổ vải của khung dệt ngày xưa không cho phép vải rộng quá một mét; phần thứ hai từ ngang bụng đến quá đầu gối hoặc đến gót chân – phần này cũng được may ghép hai phần, ở mặt trước và mặc sau; hai cánh tay được nối lại với hai phần vai và nách áo và cuối cùng hai mảnh nhỏ đắp vào hai bên hông, người Chăm gọi bộ phận này là “dwa baung”. Cổ áo thường khoét lỗ hình tròn hoặc hình trái tim. Do đó từng chiếc áo dài truyền thống Chăm ngày xưa chỉ là những tấm vải ghép lại mà người may quay tròn thành ống để bó thân người mặc. Ngày xưa người ta thường may ghép nhiều màu trong cùng một chiếc áo cổ truyền. Những màu khác nhau như màu trắng, đen, đỏ, vàng… thường được bố trí ở các nơi như hai cánh tay, thân trên (từ eo hông trở lên) và thân dưới (phần còn lại của thân áo). Kiểu áo nhiều màu này, người Chăm gọi là Aw bak kwang mà người Việt thường gọi là “Áo vá quàng”. Đây là loại áo mà người Chăm thường dùng để lao động sản xuất. Ngày nay, những người phụ nữ lớn tuổi vẫn đang mặc áo vá quàng này để lao động sản xuất trên đồng ruộng nương rẫy hoặc công việc ở nhà. Nhưng mỗi cái áo luôn có hai màu (đen, đỏ, xanh, trắng hoặc tím vàng…). Áo chỉ là những tấm vải thô, trơn không có trang trí hoa văn. Các phụ nữ trẻ khi mặc áo dài truyền thống trong các lễ hội thường choàng loại dây thắt lưng có dệt hoa văn trước ngực và buộc xung quanh lưng gọi là talei tabak. Ngày nay áo dài truyền thống Chăm đã được cải tiến. Do kỹ thuật dệt đã mở rộng được khổ vải cho nên Áo dài Chăm không còn là những mảnh vải nối ghép (kauk kwang) nữa. Những phụ nữ Chăm trẻ thường mặc áo dài đến quá đầu gối phủ lên váy mặc, may hơi bó tay, thân hơi phình rộng. Ở hai bên hông áo “dwa baung”, họ cải tiến bằng cách mở một đường ngay eo hông, có may thêm hàng khuy bấm hoặc nút dính gọi là Aw aiw(4).
Các tác giả khác cho là: Áo phụ nữ Chăm là loại áo dài không xẻ vạt, mặc chui đầu gọi là Aw lwak. Vải được nhuộm những màu tươi sáng như màu chà, xanh, lục, hồng. Áo mặc trong sinh hoạt hằng ngày thường gọi là Aw kauh, áo mặc trong ngày lễ gọi là Aw xah, áo dành riêng cho bà bó ng khi hành lễ là Aw cam. Cấu tạo áo phụ nữ Chăm gồm bốn mảnh vải ghép dọc theo chiều đứng của thân người, hai ở phía trước, hai ở phía sau, ngoài ra còn hai mảnh nhỏ ghép hai bên sườn. Áo đến đầu gối hoặc quá một chút gọi là Aw tah, lớp trẻ nữ giới thường mặc áo loại này. Ống tay áo bó sát vào cánh tay, phần thân hơi rộng hơn một ít. Loại áo dài phủ chùng gót chân người mặc, gọi là Aw dwa baung. Aw dwa baung ôm sát thân người khi mặc phủ trùm lên váy, tạo cho bước đi một dáng uyển chuyển và làm nổi bật cơ thể. Ở hai bên hông Aw dwa baung có một đường mở ngay eo hông, có hàng khuy bấm, hoặc nút dính, khi mặc bó sát eo hông. Cổ áo phụ nữ có nhiều loại, hình lá trầu, hình tròn, hình quả tim, lứa trẻ cổ áo khoét rộng hình tròn, hình quả tim để lộ các vòng dây trang sức vàng, bạc đeo quanh cổ. Phụ nữ Chăm thường mặc áo lót Aw klơm bên trong áo dài. Aw klơm có tác dụng giữ cho bộ ngực cân đối và rắn chắc.
Váy, khăn (aban, khan): có hai loại váy kín và mở. Váy mở (aban) là loại váy quấn bằng tấm vải, hai mép vải không may dính vào nhau. Khi mặc cạp váy được xếp vào và lận vào bên trong giữ chặt eo hông. Còn váy kín (khan) thì hai mép đầu vải được may dính vào thành hình ống. Phụ nữ lớn tuổi thường mặc váy mở (aban) còn váy kín dành cho phụ nữ trẻ tuổi. Chỉ có váy mở có nhiều hoa văn trang trí và có may cạp váy còn váy kín thì không có hoa văn trang trí(5).
Ý nghĩa nhân sinh của áo dài Chăm
Khi mặc áo dài, phụ nữ Chăm đưa hai tay giơ cao lên rồi từ từ chui đầu vào chứ không mặc gài nút. Cử chỉ đưa hai tay lên như khẩn nguyện hay tỏ thái độ biết ơn đối với người đi trước. Cũng là một cách nhìn lại bản thân thân trước khi khóac lên trên mình y phục truyền thống dân tộc. Người nữ Chăm nhủ lòng sẽ vô cùng thận trọng và ý tứ giữ gìn sự trinh nguyên đó.
Phần chiếc áo từ cổ xuống ngang lưng được chắn eo bó sát người, hiện rõ một sức sống và nhiệt huyết của lứa tuổi đang xuân. Từ phần eo chạy xuống qua đầu gối là giai đoạn đã lập gia thất. Phần này được che phủ bởi hai lớp: Chiếc váy được chồng thêm một lớp áo ở ngoài, tượng trưng cho sự bảo bọc, che chở cho gia đình. Phụ nữ Chăm làm bất cứ điều gì cũng không ngoài mục đích ấy. Đây là một sự hy sinh quên mình vì người khác. Dây thắt lưng ngang eo là ranh giới phân biệt rõ nét trước và sau khi lập gia đình. Người nữ Chăm nhận thức rõ trách nhiệm và bổn phận của mình. Chiếc váy ở phần dưới với kích thước đủ khoảng cách chừng mực cho một bước đi cố định chứ không thể nào rộng hơn tùy thích. Phụ nữ Chăm chỉ bước đi trong phạm vi cho phép. Dẫu cho đường đời có gập ghềnh thế nào chăng nữa, họ vẫn cứ bước đi trước sau như nhất. Chế độ mẫu hệ Chăm đặt lên vai người nữ nhiều bổn phận quan trọng, ở đó lòng chung thủy là tiêu biểu hơn cả. Khi đã có chồng, dù hoàn cảnh có éo le đến đâu, họ vẫn không bước ra ngoài cái phạm vi váy cho phép. Hay nói cách khác, không bước ra ngoài bổn phận và trách nhiệm của mình. Phụ nữ Chăm chịu đựng trăm cay nghìn đắng để làm tròn bổn phận người vợ, một người mẹ. Ở phần dưới của áo rộng ra và cố định, lúc nào cũng bao dung và gắn bó với chiếc váy phần dưới. Nó bao la tựa như biển cả. Phần váy nhấp nhô uyển chuyển gợn sóng, là những cơn sóng cứ vỗ về người chồng đi chinh chiến trôi giạt vô định. Dẫu thế, nhưng biển vẫn trung thành chờ đợi. Họ dằn nỗi nhớ nhung những lúc vắng bóng chồng. Lúc nào cũng bao dung ôm ấp sóng vào lòng. Một tình yêu tha thiết và trọn vẹn.
Áo dài Chăm có một nét đẹp kiêu sa, độc đáo, rất riêng. Có ai đã từng ngắm nữ sinh cấp ba trong giờ tan trường mới thấy được nét yêu kiều e ấp đến dường nào. Khóac lên chiếc áo dài truyền thống dân tộc như làm cho các cô toát lên một nét đẹp huyền bí. Dáng người trở nên thẳng và cao hơn. Một vẻ đẹp thùy mị kín đáo ôm sát châu thân, lộ lên một nét gợi cảm của phần cổ vừa thanh tao vừa hấp dẫn. Tô điểm thêm cho những thiếu nữ đương xuân đầy nhựa sống ở phần ngực hiện rõ nét cân đối và rắn chắc. Vòng eo hình như thon gọn lại và từ từ xòe ra phần dưới của áo. Chiếc váy bên trong được may bằng chất liệu bóng và mềm mại tạo thành những đợt sóng vừa dịu dàng vừa uyển chuyển mỗi bước đi.
Aw kamei Chăm trong cuộc sống hôm nay
Nét đẹp áo dài Chăm kín đáo, kiêu sa nên không phải ai cũng nhìn thấy hết cái đẹp của nó. Nhất là thế hệ trẻ đã và đang sống trong một nền văn hóa tốc độ, qua sự chung đụng tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều biến động, qua ti vi truyền hình, live shows thời trang phim ảnh. Hơn nữa, kiến thức mơ hồ về lịch sử dân tộc đã không đánh thức được cảm quan thẩm mĩ nơi thế hệ mới. Không có khái niệm ấy, cho họ đánh mất luôn niềm kiêu hãnh về cội nguồn. Từ đó dẫn đến tình trạng các em dể sa ngã và chạy theo trào lưu trang phục ngoại lai. Cụ thể nhất là tình trạng đau lòng đã và đang diễn ra trên mảnh đất Panduranga cổ kính. Không ít em học sinh Trung học không còn mặn mà với chiếc áo dài cổ truyền Chăm. Thay vì hãnh diện khoe với các dân tộc bạn về vẻ độc đáo của áo dài truyền thống thì các em lại đi phô phang quần bò áo chẽn chẳng chút ngần ngại hay xấu hổ. Trông chẳng hơn ai, nhưng ta lại coi đó là văn minh, là thức thời. Đây là một quan điểm sai lầm vừa ấu trĩ vừa ngây ngô. Nó cần đến sự điều chỉnh thỏa đáng. Nếu không thì nét đẹp y phục cổ truyền sẽ biến mất một sớm một chiều.
E. Quinet: “Tôi là tôi, tôi không thể và không muốn là cái gì khác”. Vậy, chớ đánh mất lòng tự trọng của bản thân. Càng không nên tự ti về dân tộc từng một thời dựng nên nền văn minh huy hoàng, dù nay đã mai một. Nhận ra Aw kamei Cam đẹp, nên người Kinh mới tiếp nhận rồi “sáng tạo” thêm để thành chiếc áo dài nổi tiếng hôm nay. Tôi không nói người nữ Chăm cứ mãi mặc áo dài dân tộc hay chối bỏ tất cả loại y phục hiện đại. Điều tôi muốn nhấn mạnh là cái đặc trưng Chăm: Aw kamei.
Không phải không lí do, khi Website Gilaipraung đưa vấn đề Aw kamei Chăm ra thảo luận, bao nhiêu bạn trẻ đã nhập cuộc hào hứng(6). Và ý kiến thống nhất là: Aw kamei Cam chính là truyền thống tốt đẹp cần bảo tồn. Bảo tồn, cách điệu và tôn tạo nó lên. Để người nữ Chăm luôn kiêu hãnh khi vận nó lên người. Ta hãnh diện ta là Chăm, ta còn hãnh diện về thân hình ta trong chiếc Aw kamei kì tuyệt.
Dĩ nhiên không phải bất cứ một người nào khi khóac lên áo dài truyền thống đều yêu dân tộc cả, nhưng chắc chắn rằng không có một nữ sinh nào yêu dân tộc mà lại từ chối Aw kamei Cam. Còn nghĩ cái áo chỉ là thứ vỏ bên ngoài, thì hoàn toàn sai lầm. Hay cho là không cần thể hiện bản sắc Chăm ra ngoài miển là trong lòng thực sự yêu dân tộc, là chưa đủ chin chắn. Văn hóa dân tộc hòa quyện giữa tinh thần và vật chất. Ngay các nguyên thủ một nước khi dự đại lễ quốc gia hay quốc tế cũng vận lên mình chiếc áo dân tộc. Họ làm như vậy là lạc hậu chăng? Tình yêu dân tộc không chấp nhận nói suông mà phải thể hiện tối đa ở mọi mặt, khía cạnh, trong đó y phục là một yếu tố quan yếu. Phải tạo cho mình thói quen gần gũi với Aw kamei Chăm bằng cách dùng và nhìn ngắm nó mỗi ngày, nếu không ta cảm thấy xa lạ với nét đẹp kia. Để cuối cùng tất cả biến mất không lời từ biệt. Rồi một ngày nào đó, những ngọn tháp Chàm suốt dải đất miền Trung sẽ ngày càng tiêu điều hiu quạnh và đáng thương, khi không còn bóng dáng thướt tha của người nữ Chăm với chiếc áo dài trong bước đi uyển chuyển yểu điệu thục nữ rất Chăm nữa.
Có em viện lý do rằng mặc áo dài rất khó khăn trong vấn đề đạp xe. Các em ở rất xa trường ư? Tại sao em không làm như Thủy Tiên? Mai Thủy Tiên hiện đang sống ở Boston. Thuở Trung học, nhà Thủy Tiên ở Tịnh Mỹ, cách trường khoảng bốn cây số. Mỗi sáng, Thủy Tiên đã mặc quần Tây, đạp xe xuống Phan Lý Chàm hơn nửa tiếng đồng hồ, tạt qua nhà Mỹ Ái thay vào cái áo dài Chăm. Rồi chúng tôi cùng tới trường. Chẳng vấn đề gì cả! Vừa đẹp vừa tiện. Nên mọi lý do đưa ra để từ chối áo dài Chăm chỉ là ngụy biện.
Còn lý do nữa là, bởi duy mình em là Chăm, nên em sợ dị nghị. Dị nghị rồi bị lạc lõng ư? Chuyện thế này: Niên khóa 1990 -1993, nguyên cả plây Chăm mà chỉ vỏn vẹn sáu nữ sinh trung học. Lớp tôi khoảng ba mươi bảy học sinh, nhưng chỉ mình tôi là Chăm. Lúc đó ghế học sinh hay bị đánh cắp, nên nhà trường đóng bàn và ghế dính liền nhau. Không hiểu sao mấy ông thợ mộc đóng chỗ dính nhau cao hơn đầu gối cả hai gang tay. Thế là mỗi lần lên bảng là tôi phải vén chiếc váy lên rất cao mới bước ra được. Lúc đầu cũng cảm thấy khó chịu, do bảy mươi bốn con mắt dồn về phía mình. Nhưng riết rồi quen đi. Đâu phải áo dài Việt không có cái bất tiện của nó. Giờ thể dục chẳng hạn, trong khi các bạn Kinh loay hoay mãi để gỡ từng khuy nút, tôi thì rẹt loáng là xong. Và luôn là người đâu tiên! Chiếc áo dài Chăm tiện lợi là vậy: Chỉ cần đưa hai tay lên và kéo ra khỏi cổ! Thế mới nói, áo dài hai dân tộc, mỗi thứ đều có cái ưu và cái bất tiện riêng của nó. Áo dài Chăm, mặc dù có cảm giác bị khuôn khổ trong bước đi, nhưng nó kín đáo. Rất kín đáo.
Tóm lại, có cái này thì mất cái khác. Điều chủ yếu là mình biết điểm nào là khuyết và cải tiến, chứ đừng khóac lên mình mấy loại áo lai căn mà ưỡn ngực rằng như vậy mới mô-đen. Mô-đen hay tân thời đâu chả biết, nhưng các bạn bị cười rằng mất gốc là cái chắc.
Tháp Chàm sẽ đẹp hơn bội phần khi Tháp được bóng những chiếc áo dài truyền thống uốn mình theo từng điệu múa cổ truyền. Thiếu chúng, tháp sẽ cô quạnh và đìu hiu biết bao!
Bản sắc văn hóa của một dân tộc được nhận biết qua các sinh hoạt và được biểu lộ qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tự hào về những gì tổ tiên để lại đã đành, chúng ta cũng cần làm những gì cho anh linh tổ tiên hãnh diện. Tự hào về bản sắc cũ là cần, bên cạnh đó ta cũng biết học tập thâu thái từ dân tộc khác để cách tân, làm mới bản sắc độc đáo kia. Biết tiếp nhận, biết phát huy và sáng tạo khi cần thiết. Nếu các bạn cho rằng cái váy gò bó bước chân của các bạn thì hãy cách điệu nó bằng vải thun giãn, hay thay đổi đường nét cho thanh thóat hơn. Tại sao không thể chứ!? Hãy nhớ rằng các bạn hãy là chính các bạn chứ đừng bao giờ là ai hết. “Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được, và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai”. Lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê thấm thía ý nghĩa sâu sắc gửi đến các bạn trẻ và những ai quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by Tina Vu Wed Oct 06, 2010 8:10 am

Anh TRUNG bữa ni có ý gì đây..mà vác tiệm tui lên đây vậy cà...?
Bộ HN sắp có cặp nào đám cưới hả ?
Có gì Tina và anh TRUNG cùng thầu há ???? Nguồn gốc áo dài? 349206 Nguồn gốc áo dài? 349206
Tina Vu
Tina Vu

Tổng số bài gửi : 6002
Join date : 13/09/2009
Đến từ : Georgia USA

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by TRUNG Wed Oct 06, 2010 8:11 am

Cái này gọi là...quảng cáo miễn phí mờ... Nguồn gốc áo dài? 349206
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by dangphuong Wed Oct 06, 2010 8:13 am

Mỗi ngày chỉ một quảng cáo thui nghen.
Cảnh cáo lần thứ nhất!
dp
Nguồn gốc áo dài? 769164
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by Tina Vu Wed Oct 06, 2010 8:15 am

TRUNG đã viết:Cái này gọi là...quảng cáo miễn phí mờ... Nguồn gốc áo dài? 349206

Vậy thì thanh kiều anh TRUNG nha !

Nếu mai này anh TRUNG lấy vợ
Tina xin tặng bộ áo dài
Chú rể cũng mặc quốc phục cho oai !
Bà con HN
Cùng Na xin bưng quả...

Nguồn gốc áo dài? 451635 Nguồn gốc áo dài? 349206 Nguồn gốc áo dài? 349206 Nguồn gốc áo dài? 349206
Tina Vu
Tina Vu

Tổng số bài gửi : 6002
Join date : 13/09/2009
Đến từ : Georgia USA

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by TRUNG Wed Oct 06, 2010 8:16 am

dangphuong đã viết:Mỗi ngày chỉ một quảng cáo thui nghen.
Cảnh cáo lần thứ nhất!
dp
Nguồn gốc áo dài? 769164
Huhu, đúng là...làm ơn mắc oán rùi ... Nguồn gốc áo dài? 349206
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Nguồn gốc áo dài? Empty Re: Nguồn gốc áo dài?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết