Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểuby phambachieu Today at 7:11 pm
» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm
» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm
» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm
» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am
» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am
» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am
» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am
» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm
» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am
» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm
» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am
» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm
» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm
» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm
» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm
» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm
» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm
» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am
» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am
» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am
» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am
» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am
» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm
» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm
» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm
» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm
» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm
» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm
» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm
» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm
» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm
» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm
» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm
» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am
» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am
» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm
» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am
» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am
» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm
» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am
» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am
» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm
» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm
» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm
» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am
» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am
» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am
» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am
» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am
» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am
» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am
» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm
» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm
» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm
» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am
» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am
» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm
» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am
» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am
TRƯỜNG SA-HOẢNG SA
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TRƯỜNG SA-HOẢNG SA
Đọc thêm tài liệu về vụ Hải Quân VNCH tiêu diệt Trung Cọng bảo vệ đất Hoàng Sa
Trang chính của báo Chính Luận tuờng trình vụ bảo vệ Hoàng Sa !
(1) Lực lượng HQ địch:
Hộ Tống Hạm Kronstadt 271, hạm trưởng HQ Đại Tá Vương Kỳ Uy tử trận,
Kronstadt 274 hạm trưởng HQ Đại Tá Quan Đức tử trận, chiến hạm này là
soái hạm trên có chở Đô Đốc Phương Quang Kinh, Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam
Hải của HQ Trung Cộng. Trong trận chiến ông và toàn bộ tham mưu tháp
tùng tử trận. Trục Lôi Hạm 389, hạm trưởng HQ Tr/Tá Triệu Quát tử trận,
Trục Lôi Hạm 396, hạm trưởng HQ Đại tá Diệp Mạnh Hải tử trận, 4 Phi
Tiễn Đỉnh (PTĐ) Komar trang bị hỏa tiễn địa địa, đó là PTĐ 133 hạm
trưởng HQ Th/Tá Tôn Quân Anh, PTĐ 137 hạm trưởng HQ Th/Tá Mạc Quang
Đại, PTĐ 139 hạm trưởng HQ Th/Tá Tạ Quỳ, PTĐ 145 hạm trưởng HQ Th/Tá
Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân.
(2) Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 hạm trưởng HQ Tr/Tá Vũ Hữu San,
Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5, hạm trưởng HQ Tr/Tá Phạm Trọng
Quỳnh, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 hạm trưởng HQ Tr/tá Lê Văn
Thự, Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 hạm trưởng HQ Th/tá Ngụy Văn Thà.
(3) Tổn thất chiến cụ, Kronstadt 274 chìm với toàn bộ SQ Tham Mưu
tử thương (liệt kê ở phần (4)) Kronstadt 271 hư hại nặng,ủi bãi, sau đó
bị phá hủy, hạm trưởng tử thương. 2 Trục Lôi Hạm 389, 396 hư hại nặng,
ủi bãi và sau đó bị phá hủy 4 ngư thuyền chở quân bị chìm, không rõ
thiệt hại nhân ma.ng.
(4) Tổn thất nhân mạng, HQ Trung Cộng tử thương 24 Sĩ Quan gồm 1 Đô
Đốc, 7 Đại Tá, 7 Trung Tá, 2 Th/Tá, 7 cấp Úy. Số Hạ Sĩ Quan và Đoàn
Viên không rõ (ước chừng Các dữ kiện trong (1), (2), (3) dựa theo tài
liệu của G/Sư Trần Đại Sĩ, Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của viện Pháp Á
thuyết trình về Lịch Sử VN và việc cắt lãnh thổ Ông tìm thấy tên các Sĩ
Quan HQ Trung Cộng tử trận, ghi trên mộ bia tại nghĩa trang của Quân
Đội Trung Cộng.
(5) cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân
Nha Trang, khóa 12 Đệ nhất Song Ngư - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 bị
chìm, HQ 4, HQ 5, HQ 16 hư hại nhẹ, sau khi sửa chữa đã hoạt động trở
lại.
Trang chính của báo Chính Luận tuờng trình vụ bảo vệ Hoàng Sa !
(1) Lực lượng HQ địch:
Hộ Tống Hạm Kronstadt 271, hạm trưởng HQ Đại Tá Vương Kỳ Uy tử trận,
Kronstadt 274 hạm trưởng HQ Đại Tá Quan Đức tử trận, chiến hạm này là
soái hạm trên có chở Đô Đốc Phương Quang Kinh, Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam
Hải của HQ Trung Cộng. Trong trận chiến ông và toàn bộ tham mưu tháp
tùng tử trận. Trục Lôi Hạm 389, hạm trưởng HQ Tr/Tá Triệu Quát tử trận,
Trục Lôi Hạm 396, hạm trưởng HQ Đại tá Diệp Mạnh Hải tử trận, 4 Phi
Tiễn Đỉnh (PTĐ) Komar trang bị hỏa tiễn địa địa, đó là PTĐ 133 hạm
trưởng HQ Th/Tá Tôn Quân Anh, PTĐ 137 hạm trưởng HQ Th/Tá Mạc Quang
Đại, PTĐ 139 hạm trưởng HQ Th/Tá Tạ Quỳ, PTĐ 145 hạm trưởng HQ Th/Tá
Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân.
(2) Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 hạm trưởng HQ Tr/Tá Vũ Hữu San,
Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5, hạm trưởng HQ Tr/Tá Phạm Trọng
Quỳnh, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 hạm trưởng HQ Tr/tá Lê Văn
Thự, Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 hạm trưởng HQ Th/tá Ngụy Văn Thà.
(3) Tổn thất chiến cụ, Kronstadt 274 chìm với toàn bộ SQ Tham Mưu
tử thương (liệt kê ở phần (4)) Kronstadt 271 hư hại nặng,ủi bãi, sau đó
bị phá hủy, hạm trưởng tử thương. 2 Trục Lôi Hạm 389, 396 hư hại nặng,
ủi bãi và sau đó bị phá hủy 4 ngư thuyền chở quân bị chìm, không rõ
thiệt hại nhân ma.ng.
(4) Tổn thất nhân mạng, HQ Trung Cộng tử thương 24 Sĩ Quan gồm 1 Đô
Đốc, 7 Đại Tá, 7 Trung Tá, 2 Th/Tá, 7 cấp Úy. Số Hạ Sĩ Quan và Đoàn
Viên không rõ (ước chừng Các dữ kiện trong (1), (2), (3) dựa theo tài
liệu của G/Sư Trần Đại Sĩ, Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của viện Pháp Á
thuyết trình về Lịch Sử VN và việc cắt lãnh thổ Ông tìm thấy tên các Sĩ
Quan HQ Trung Cộng tử trận, ghi trên mộ bia tại nghĩa trang của Quân
Đội Trung Cộng.
(5) cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân
Nha Trang, khóa 12 Đệ nhất Song Ngư - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 bị
chìm, HQ 4, HQ 5, HQ 16 hư hại nhẹ, sau khi sửa chữa đã hoạt động trở
lại.
Re: TRƯỜNG SA-HOẢNG SA
Đời người lính Trường Sa
Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com
Một trong những người sống sót từ trận hải chiến Trường Sa 1988 kể lại
với BBC những gì ông chứng kiến và về cuộc đời trôi nổi của ông từ 20
năm qua.
Người lính Trương Văn Hiền ngày mới nhập ngũ
Cuộc đụng độ giữa hải quân Việt Nam - Trung Quốc ngày 14/03/1988
đánh dấu việc lần đầu tiên Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng tại
Trường Sa.
Trong cuộc chạm súng ngắn ngủi đó, ba tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, hơn 70 thủy thủ thiệt mạng và mất tích.
Một trong những người còn sống, Trương Văn Hiền, khi ấy vừa ở tuổi
20 và chuyến đi ra Trường Sa trên con tàu HQ-604 là lần ra biển đầu
tiên của ông.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại từ Ban Mê Thuột nhân dịp Trung
Quốc tổ chức diễu binh rầm rộ đánh dấu 60 năm lập quốc, ông
cho biết mình là lính đo đạc hải đồ, và vào tháng Ba 1988, đơn vị của
ông nhận lệnh ra Trường Sa.
Đó là thời điểm khi Trung Quốc bắt đầu chiếm một số bãi đá thuộc
khu vực Trường Sa, còn Việt Nam cũng đưa tàu ra cắm cờ trên các đảo để
xác định chủ quyền.
Đầu tháng Ba, Trung Quốc đưa lực lượng hải quân hùng hậu – có cả một tàu khu trục tên lửa – xuống quần đảo Trường Sa.
Bộ tư lệnh Hải quân chỉ đạo đưa tàu đem vật liệu ra xây cất ở một số đảo mà Việt Nam dự đoán nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc.
Trận đánh
Ngày 10.03, từ Cam Ranh, con tàu HQ-604 - chở nhóm đo đạc của
Trương Văn Hiền và khoảng 100 thủy thủ khác - lên đường ra khu vực
tranh chấp.
Phối hợp cùng hai tàu 505 và 604, tàu HQ-604 tiến về phía các đảo Gạc Ma và Cô Lin.
Ông Hiền kể, sau khi tàu Việt Nam thả neo, ba tàu chiến Trung Quốc bắt đầu "đi quanh tàu mình mấy vòng".
"Tàu mình không vũ khí vì là tàu chở vật liệu ra xây dựng, chỉ có mấy khẩu AK."
"Sáng ngày 14, bên mình chuẩn bị đưa hàng lên xây dựng đảo, tàu
Trung Quốc đến, họ cho xuồng nhỏ lên tranh chấp nhau trên đảo. Hai bên,
người bẻ cờ thì người khác lên cắm lại cờ, lát sau thì nổ súng."
Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, "chỉ 15 phút sau thì chìm tàu".
Cũng trong sáng hôm đó, tại bãi ngầm ở đảo Cô Lin, tàu HQ-505 bị cháy vì hỏa lực của ba tàu Trung Quốc.
Báo chí Việt Nam nói khi thấy tàu HQ-604 đã bị chìm, những người
lính trên tàu 505 đã dùng xuồng cao su cơ động chạy ra cứu về 44 thủy
thủ.
Theo tài liệu chính thức của Việt Nam, ba thủy thủ Việt Nam hy sinh
và 70 người mất tích mà 61 người trong số đó sau này vẫn được xem là đã
tử trận.
Những ngày trong tù
Ông Hiền là một trong chín người lính Việt Nam trôi trên biển và bị hải quân Trung Quốc cầm giữ.
Mấy năm đầu, chỉ có bánh mình với nước cháo, một ngày ba lần. Ba cục bánh mì bằng bàn tay, không ăn nổi vì nhạt quá.
Trương Văn Hiền
"Ban đầu thấy mình trôi trên biển, trên tàu nó nổ loạt súng, rồi
vớt lên. Mọi người bị bịt mắt, đưa đi bốn ngày thì tới đảo Hải Nam, sau
đó đưa về Quảng Đông. Họ mổ lấy mảnh đạn, mấy ngày sau thì đưa vào
trại."
Nhốt mỗi người một phòng, cứ đến giờ thì mở cửa để đi vệ sinh. Mấy
năm đầu, chỉ có bánh mì với nước cháo, một ngày ba lần. Ba cục bánh mì
bằng bàn tay, không ăn nổi vì nhạt quá."
Ông Hiền kể tiếp: "Mấy năm đầu, bị nó đánh, tra hỏi, hỏi các căn cứ
cách mạng, khu quân sự, nhưng mình là lính mới đâu có biết, sau một
thời gian thì thôi."
"Sau này Hội chữ thập đỏ quốc tế đến thăm, nó mới cho đường, muối
để pha ăn với cháo, tương đối thoải mái hơn. Suốt thời gian trong tù,
không được tập thể thao, chỉ cho ở trên nhà nghe nhạc, xem phim
chưởng."
Tháng Chín 1991 - khi Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị bình thường
hóa quan hệ - những người tù của trận hải chiến Trường Sa được trả tự
do.
Ông Hiền hồi tưởng: "Tối đó nó cho bữa nhậu, đốt pháo. 12h đêm, xe
đến chở đi suốt ba ngày thì tới nơi trao trả tù binh, gồm 9 người và
mấy lính bộ binh và một bộ hài cốt."
"Quân chủng đến đón về, cho an dưỡng một tháng, sau đó các đơn vị đến nhận người, được một thời gian thì làm thủ tục xuất ngũ."
Vất vả sinh nhai
Ông Hiền cho hay những người còn sống được tặng huân chương Chiến công Hạng Ba, được nhận thêm ít tiền.
Gần đây trên mạng xuất hiệp clip được nói là ghi lại trận đánh 1988
Ông kể tiếp: "Được tự do, mình mừng quá, về thăm quê. Gặp lũ lụt,
giấy tờ bị cuốn trôi hết trong khi chưa làm kịp giấy tờ để hưởng chế độ
gì của nhà nước."
"Bây giờ muốn làm lại thì phải ra đơn vị, nhưng xa xôi qua, tiền bạc tốn kém, chấp nhận thôi."
Người sinh ra ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, sau đó chuyển vào xã Hòa
Thắng, Buôn Mê Thuột, Dak Lak, để "làm thuê, hái cà phê, cuốc cỏ, làm
gì có tiền là được."
"Bây giờ vẫn làm thuê, người ta thuê gì làm nấy, đất đai thì ở nhờ bà chị."
Ở nơi ông ở bây giờ, hầu như không ai biết quãng đời 20 năm trước của ông Hiền.
Ngay cả hai con của ông - bé trai 13 tuổi và bé gái 4 tuổi - có lần
được cha kể về thời gian đi lính rồi đi tù, nhưng "bọn nó đâu có tin".
Cho tới gần đây trên mạng internet xuất hiện một đoạn băng video
được cho là ghi lại biến cố Trường Sa 1988 ở đảo Gạc Ma, nhìn từ
quan điểm Trung Quốc.
Theo BBC Tiếng Trung, đây là video do người Trung Quốc thực
hiện và tải lên YouTube, có vẻ như từ Trùng Khánh, nhưng khó
có thể xác tín hoàn toàn về độ chính xác của các hình
ảnh.
Dù có nhiều bán tin bán nghi về độ chân thực của video clip này,
ông Hiền đã xem và cho BBC Tiếng Việt biết ông tin rằng đó là tư
liệu thật được ghi vào chính ngày định mệnh 14/03/1988.
Đêm nào ngủ cũng giật mình, cô đơn rất nhiều.
Trương Văn Hiền
Ông nói hai con của ông xem đĩa và bây giờ các cháu mới tin vào quá khứ của cha mình.
Ông nói những vết thương của 20 năm trước đến giờ "cứ gặp trời mưa là đau nhức".
"Đêm nào ngủ cũng giật mình, cô đơn rất nhiều," ông tâm sự.
Tháng Ba năm 1988 đánh dấu lần đầu tiên chàng trai 20 tuổi Trương
Văn Hiền đi biển, lần đầu tiên rơi vào trận chiến mà trước đó, ông nghĩ
về chiến tranh "như có màu hồng lãng mạn".
Khi được hỏi nếu mai này xảy ra chiến tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa thì ông sẽ làm gì, ông Hiền nói:
"Chắc là không bao giờ đi nữa đâu. Có cảm giác tủi thân vì đổ ra
xương máu không được gì, cũng hơi buồn. Đời mình không còn quan trọng,
chỉ mong làm thế nào để giúp hai đứa con cho chúng nó có tương lai."
BBC
Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com
Một trong những người sống sót từ trận hải chiến Trường Sa 1988 kể lại
với BBC những gì ông chứng kiến và về cuộc đời trôi nổi của ông từ 20
năm qua.
Người lính Trương Văn Hiền ngày mới nhập ngũ
Cuộc đụng độ giữa hải quân Việt Nam - Trung Quốc ngày 14/03/1988
đánh dấu việc lần đầu tiên Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng tại
Trường Sa.
Trong cuộc chạm súng ngắn ngủi đó, ba tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, hơn 70 thủy thủ thiệt mạng và mất tích.
Một trong những người còn sống, Trương Văn Hiền, khi ấy vừa ở tuổi
20 và chuyến đi ra Trường Sa trên con tàu HQ-604 là lần ra biển đầu
tiên của ông.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại từ Ban Mê Thuột nhân dịp Trung
Quốc tổ chức diễu binh rầm rộ đánh dấu 60 năm lập quốc, ông
cho biết mình là lính đo đạc hải đồ, và vào tháng Ba 1988, đơn vị của
ông nhận lệnh ra Trường Sa.
Đó là thời điểm khi Trung Quốc bắt đầu chiếm một số bãi đá thuộc
khu vực Trường Sa, còn Việt Nam cũng đưa tàu ra cắm cờ trên các đảo để
xác định chủ quyền.
Đầu tháng Ba, Trung Quốc đưa lực lượng hải quân hùng hậu – có cả một tàu khu trục tên lửa – xuống quần đảo Trường Sa.
Bộ tư lệnh Hải quân chỉ đạo đưa tàu đem vật liệu ra xây cất ở một số đảo mà Việt Nam dự đoán nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc.
Trận đánh
Ngày 10.03, từ Cam Ranh, con tàu HQ-604 - chở nhóm đo đạc của
Trương Văn Hiền và khoảng 100 thủy thủ khác - lên đường ra khu vực
tranh chấp.
Phối hợp cùng hai tàu 505 và 604, tàu HQ-604 tiến về phía các đảo Gạc Ma và Cô Lin.
Ông Hiền kể, sau khi tàu Việt Nam thả neo, ba tàu chiến Trung Quốc bắt đầu "đi quanh tàu mình mấy vòng".
"Tàu mình không vũ khí vì là tàu chở vật liệu ra xây dựng, chỉ có mấy khẩu AK."
"Sáng ngày 14, bên mình chuẩn bị đưa hàng lên xây dựng đảo, tàu
Trung Quốc đến, họ cho xuồng nhỏ lên tranh chấp nhau trên đảo. Hai bên,
người bẻ cờ thì người khác lên cắm lại cờ, lát sau thì nổ súng."
Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, "chỉ 15 phút sau thì chìm tàu".
Cũng trong sáng hôm đó, tại bãi ngầm ở đảo Cô Lin, tàu HQ-505 bị cháy vì hỏa lực của ba tàu Trung Quốc.
Báo chí Việt Nam nói khi thấy tàu HQ-604 đã bị chìm, những người
lính trên tàu 505 đã dùng xuồng cao su cơ động chạy ra cứu về 44 thủy
thủ.
Theo tài liệu chính thức của Việt Nam, ba thủy thủ Việt Nam hy sinh
và 70 người mất tích mà 61 người trong số đó sau này vẫn được xem là đã
tử trận.
Những ngày trong tù
Ông Hiền là một trong chín người lính Việt Nam trôi trên biển và bị hải quân Trung Quốc cầm giữ.
Mấy năm đầu, chỉ có bánh mình với nước cháo, một ngày ba lần. Ba cục bánh mì bằng bàn tay, không ăn nổi vì nhạt quá.
Trương Văn Hiền
"Ban đầu thấy mình trôi trên biển, trên tàu nó nổ loạt súng, rồi
vớt lên. Mọi người bị bịt mắt, đưa đi bốn ngày thì tới đảo Hải Nam, sau
đó đưa về Quảng Đông. Họ mổ lấy mảnh đạn, mấy ngày sau thì đưa vào
trại."
Nhốt mỗi người một phòng, cứ đến giờ thì mở cửa để đi vệ sinh. Mấy
năm đầu, chỉ có bánh mì với nước cháo, một ngày ba lần. Ba cục bánh mì
bằng bàn tay, không ăn nổi vì nhạt quá."
Ông Hiền kể tiếp: "Mấy năm đầu, bị nó đánh, tra hỏi, hỏi các căn cứ
cách mạng, khu quân sự, nhưng mình là lính mới đâu có biết, sau một
thời gian thì thôi."
"Sau này Hội chữ thập đỏ quốc tế đến thăm, nó mới cho đường, muối
để pha ăn với cháo, tương đối thoải mái hơn. Suốt thời gian trong tù,
không được tập thể thao, chỉ cho ở trên nhà nghe nhạc, xem phim
chưởng."
Tháng Chín 1991 - khi Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị bình thường
hóa quan hệ - những người tù của trận hải chiến Trường Sa được trả tự
do.
Ông Hiền hồi tưởng: "Tối đó nó cho bữa nhậu, đốt pháo. 12h đêm, xe
đến chở đi suốt ba ngày thì tới nơi trao trả tù binh, gồm 9 người và
mấy lính bộ binh và một bộ hài cốt."
"Quân chủng đến đón về, cho an dưỡng một tháng, sau đó các đơn vị đến nhận người, được một thời gian thì làm thủ tục xuất ngũ."
Vất vả sinh nhai
Ông Hiền cho hay những người còn sống được tặng huân chương Chiến công Hạng Ba, được nhận thêm ít tiền.
Gần đây trên mạng xuất hiệp clip được nói là ghi lại trận đánh 1988
Ông kể tiếp: "Được tự do, mình mừng quá, về thăm quê. Gặp lũ lụt,
giấy tờ bị cuốn trôi hết trong khi chưa làm kịp giấy tờ để hưởng chế độ
gì của nhà nước."
"Bây giờ muốn làm lại thì phải ra đơn vị, nhưng xa xôi qua, tiền bạc tốn kém, chấp nhận thôi."
Người sinh ra ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, sau đó chuyển vào xã Hòa
Thắng, Buôn Mê Thuột, Dak Lak, để "làm thuê, hái cà phê, cuốc cỏ, làm
gì có tiền là được."
"Bây giờ vẫn làm thuê, người ta thuê gì làm nấy, đất đai thì ở nhờ bà chị."
Ở nơi ông ở bây giờ, hầu như không ai biết quãng đời 20 năm trước của ông Hiền.
Ngay cả hai con của ông - bé trai 13 tuổi và bé gái 4 tuổi - có lần
được cha kể về thời gian đi lính rồi đi tù, nhưng "bọn nó đâu có tin".
Cho tới gần đây trên mạng internet xuất hiện một đoạn băng video
được cho là ghi lại biến cố Trường Sa 1988 ở đảo Gạc Ma, nhìn từ
quan điểm Trung Quốc.
Theo BBC Tiếng Trung, đây là video do người Trung Quốc thực
hiện và tải lên YouTube, có vẻ như từ Trùng Khánh, nhưng khó
có thể xác tín hoàn toàn về độ chính xác của các hình
ảnh.
Dù có nhiều bán tin bán nghi về độ chân thực của video clip này,
ông Hiền đã xem và cho BBC Tiếng Việt biết ông tin rằng đó là tư
liệu thật được ghi vào chính ngày định mệnh 14/03/1988.
Đêm nào ngủ cũng giật mình, cô đơn rất nhiều.
Trương Văn Hiền
Ông nói hai con của ông xem đĩa và bây giờ các cháu mới tin vào quá khứ của cha mình.
Ông nói những vết thương của 20 năm trước đến giờ "cứ gặp trời mưa là đau nhức".
"Đêm nào ngủ cũng giật mình, cô đơn rất nhiều," ông tâm sự.
Tháng Ba năm 1988 đánh dấu lần đầu tiên chàng trai 20 tuổi Trương
Văn Hiền đi biển, lần đầu tiên rơi vào trận chiến mà trước đó, ông nghĩ
về chiến tranh "như có màu hồng lãng mạn".
Khi được hỏi nếu mai này xảy ra chiến tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa thì ông sẽ làm gì, ông Hiền nói:
"Chắc là không bao giờ đi nữa đâu. Có cảm giác tủi thân vì đổ ra
xương máu không được gì, cũng hơi buồn. Đời mình không còn quan trọng,
chỉ mong làm thế nào để giúp hai đứa con cho chúng nó có tương lai."
BBC
Re: TRƯỜNG SA-HOẢNG SA
Bài này đọc bên
Vietland ...Thấy hay wá mạng nên bê về cho bà con coi cho vui .... Tui
chịu cái phân tích của ông Nhu về cái tình thần thuộc quốc hay lệ thuộc
tâm lý của ngươi Việt khi mà mình quá đề cao văn hoá Khổng Mạnh ..
--------------------------------------------------------------------------------
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống
Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách
nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất
đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là
một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới
tím được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1]. Nhưng khi đọc xong tác phẩm
Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào
lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa
mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông
Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và
nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại
học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam,
Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên
gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về
kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự
thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải
thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người
viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu
giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ,
chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá
trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau
đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam
Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới,
như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí
báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có
thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể
nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính
trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam .
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả
đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một
cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn
đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông
Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt
9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn
trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà
bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào,
với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính
trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn
những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết
này.. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và
nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của
người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ
tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong
việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu
sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp
Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra
những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái
lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và
tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một
cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng
tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh
đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn
xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển
và hợp lý nhất.
Ví tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm
phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả
trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết
này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện
nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo
Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử
tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra
sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như
thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để
chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và
cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ,
nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi
của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những
vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung
Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với
Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai
thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến
Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát
triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung
Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một
cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp
cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về
phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong
suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ
Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt
Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra
đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc
lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần
lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để
thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc
nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất
cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai
quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt
Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng
vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo
quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung
Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung
Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những
lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung
Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa
thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều
mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống.
Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại
mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã
hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng
hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần
do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần
nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả
các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống
trị trên lãnh thổ Việt Nam . Chính sách này do một điều kiện địa dư và
kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên
nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con
đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã
như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính,
nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì
lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để
chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để
chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng
lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt
Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc
lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới
Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16
trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương
tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với
họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế
của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như
là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự
thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia
cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây
dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc
địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc
chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và
trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các
đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập
hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến
lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga
đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của
Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại,
như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện
nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ
nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay
thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém
mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày
nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung
Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc
đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối
với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân
tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã
đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và
Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các
nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược
lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những
chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã
bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các
nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý
thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu
và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách
trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo
miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối
trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối
nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản,
lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây
phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh
được..
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều
kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị
của họ ở Việt Nam . Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung
Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung
cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp
giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay
là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô
và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh
và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở
Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy
nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một
phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái
thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì
thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ
này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa
phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn
giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển
dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân.
Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của
một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của
Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa,
mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta
trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp
thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố
vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và
trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung
Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết
trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202
-204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết
định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng
độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong
cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ
nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành
động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào
năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến
đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp
tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ
đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của
Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam , hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự
chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện
dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống
trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử
của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung
Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động
của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển
của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa
thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn
tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính
trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt
thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời
gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm
cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm
một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức
nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực
hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của
chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống
chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự
kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả
nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và
độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền
Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá
lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã
không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để
có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã
kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua
chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm
lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh
đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào
cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc
đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo,
hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực
tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta
và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và
các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc,
thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc.
Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng,
lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là
một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu
tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại
giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú
hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy.
Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một
dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta
không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn,
và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của
dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta
không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào
giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao
khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn,
và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những
biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời
sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng
ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai
con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía
Nam .
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của
chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại
giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương,
là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi
không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao
của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ
sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như
thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa
như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại
nền thống trị ở Việt Nam .
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình,
thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung
Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động
ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công
là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình
bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách
ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì
có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều,
bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng
để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng
bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén
và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám
lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui
được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong
hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và
thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị
của Việt Nam . Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không
được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm
lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp
về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở
cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến
đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách
ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu
sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và
lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
Chính sách chống ngoại xâm.
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì
sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước
đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa,
nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung
Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam .
So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam , và như thế, đương đầu phải là
mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục
và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại
xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách
đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì
thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại
giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh
vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết
và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các
triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh,
chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới
hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc
chắn cũng rất là giới hạn.
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm,
biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề
cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu
thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc
chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của
nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng
một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho
vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và
độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm
lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng
chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được
ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng
không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với
những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp
giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và,
điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh
đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như
thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu
diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường
quốc xâm lăng.
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao.
Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu
hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân
dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới
lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài
không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi
vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận
gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến
mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ
đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh
đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu
triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những
lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được
hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó,
một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại
xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán
ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán
ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm
lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều
này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối
với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó,
nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi
dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức
quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi
Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn
Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và
độc lập của toàn dân.
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề
chính thể của nước Việt Nam . Vì những lý do trình bày trên đây, chính
thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa
chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân
triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và
lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế
nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó
không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái
độ rất rõ rệt.
Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
Biện pháp ngoại giao.
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác
những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu
vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh
hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia
trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với
Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay
cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với
một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang
vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó
không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương
mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm,
ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc
viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “
Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một
tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng
Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí
Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa
Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ
nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn
ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là
vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị
ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu
xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ
sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt
hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm
lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn,
nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới
truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết
là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu
Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.
Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia
Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho
tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu
bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ
về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào
nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự
bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ
này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động,
công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu
sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận
của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường
trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội
Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra
trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế
giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm
lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực
đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court
of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán
quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực
này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa
chung của thế giới
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống
Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á
Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và
Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc,
chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ
tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây
nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách
ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này
bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam
điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và
hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không
có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng
túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm
giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã
xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử
Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat
Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp
Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên
Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá
nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal
favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc,
Lodge là bạn của ông.[7]
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết
vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị
của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận
mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của
thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà
Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử
quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là
cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa
các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã
trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng
quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu
tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao
giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo,
còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời
những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết
để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị
gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu
diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử
Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ
Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định
Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại
hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc
Gia Việt Nam . Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt
phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối
với quốc tế, khi ký hiệp định Paris , họ long trọng cam kết để nhân dân
Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi
người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì
họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là
liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá
như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó,
từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các
nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach
Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các
thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói,
thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì
thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết
với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến
tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc
liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế
Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ
1939-1945, và khốc liệt nhất ,vì số bom đạn được sử dụng trong chiến
trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều
tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc
họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam .
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao
có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao
khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng
đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân
trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa
xâm lăng của Trung Cộng
Biện Pháp Quân Sự
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực
lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay.
Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh
và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng
kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các
lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia
đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia
đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa
từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là
còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau
hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý
chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay
không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer,
một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam , tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng
Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên
quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ
hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và
Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là
vấn đề quan trọng với họ nữa !
Biện Pháp Chính Trị
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn
thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do
của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp
dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để
cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.
Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến
những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và
khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng
Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc
gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo
một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế
giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng
Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền
chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân
chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm
tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ
được.
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu
dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại
Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề
thời gian.
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
Melbourne, 1. 11. 2009
[1] Linh Muc De Jaegher, Cố vấn thân cận của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
và Tổng Thống Tưởng Giới Thach, đàm luận với tác giả tại Sàigòn vào 6.
1966.
[2] . Sách được xuất bản mang tên Tùng Phong, Chính Đê Việt Nam , Saigon-Việt Nam , 2009
[3] Xin xem các diễn văn này trong La Voix de la Juste Cause,
Recueils Des Principaux Discours et Meassages du President Ngo Dinh
Diem, June 1954 – Juillet 1963, Saigon, Service de la Press de la
Presidence de la Republique du Vietnam, 1963. Các diễn văn này thường
được ông Phạm Đình Khiêm dịch ra Việt ngữ và Gs. Tôn Thất Thiện ra Anh
ngữ.
[4] Có lẽ vì đánh máy sai, nên trong ấn bản in là vĩ tuyến 17, thực tế lá vĩ tuyến 16, chú thich của người viết.
[5] Nước Úc trong bản ngân sách 2009-2010, đã gia tăng hơn 6.6.tỉ
bạc (từ 19.8 tỉ lên 26.4 tỉ), để gia tăng khả năng không lực và hải
quân nhằm bảo vệ lãnh thổ. Điều này khiến chính quyền Nam Dương phải
quan ngại, sau đó chính phủ Úc đã phải lên tiếng trấn an.
Còn Thái Lan trong bản ngân sách 2008, ngân sách dành cho Bộ Quốc
Phòng đã tăng lên tới 4.5 tỉ US dollars, đă quan mặt cà Nam Dương và Mã
Lai về chi phí quốc phòng.
Tân Gia Ba trong bản ngân sách 2009, họ cũng đã dành đến 34% cho ngân
sách quốc phòng. Nhưng từ lâu Tân Gia Ba, có lẽ, đã thấy trước được
hiểm họa xăm lăng của Trung Quốc, nên họ đã có những thỏa hiệp liên kết
quân sự với Hoa Kỳ từ năm 1990 với thỏa hiệp MOU và đến 2005 họ đã ký
hiêp ước Hợp Tác Quân Sự với Hoa Kỳ. Nam Dương đã để chi phí quốc phòng
vào hàng ưu tiên thứ 3 trong bản ngân sách 2008 với ngân khoản là 3.3
tỉ US dollars.
Còn Mã Lai, muc tiêu của ngân sách 2008, dành ưu tiên cho phúc lợi toàn
dân, nên chi phí quốc phòng phải bị cắt giảm tối đa, nhưng riêng chi
phí dành cho Không Lực Mã Lai, không bị cắt giảm mà lại còn được gia
tăng từ 1,482 tỉ Mã kim lên đến 1,613 tỉ Mã kim để gia tăng khả năng
phòng thủ quốc gia.
[6] Giáo sư Bửu Hội là một phật tử và thân mẫu của giáo sư là Sư Cô
Diệu Huệ, lúc đó Giáo sư được Tổng Thống Diệm cử làm trưởng phái đoàn
đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1963, đặc trách về cuộc Khủng
Hoảng Phật Giáo.
[7] Theo sự tiết lộ cùa Bà Swarna L. Ganawardene, con gái cùa Sir
Senerat, trong thư gởi cho Bà Anne Blair, (một đồng nghiệp của người
viết tại Đại Học Monash trước đây), vào tháng 11. 1989. Và cũng có thể
xem thêm Điện văn số 2444 từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Tòa Đại Sứ Mỹ
Saigon, ngày 11. 12. 1963 dưới tiêu đề Gunawardene’s killing the
debate. xem Anne Blair, Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad, New Haven,
Yale university Press, 1995, tr. 78.
Vietland ...Thấy hay wá mạng nên bê về cho bà con coi cho vui .... Tui
chịu cái phân tích của ông Nhu về cái tình thần thuộc quốc hay lệ thuộc
tâm lý của ngươi Việt khi mà mình quá đề cao văn hoá Khổng Mạnh ..
--------------------------------------------------------------------------------
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống
Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách
nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất
đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là
một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới
tím được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1]. Nhưng khi đọc xong tác phẩm
Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào
lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa
mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông
Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và
nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại
học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam,
Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên
gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về
kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự
thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải
thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người
viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu
giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ,
chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá
trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau
đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam
Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới,
như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí
báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có
thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể
nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính
trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam .
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả
đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một
cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn
đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông
Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt
9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn
trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà
bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào,
với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính
trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn
những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết
này.. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và
nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của
người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ
tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong
việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu
sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp
Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra
những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái
lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và
tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một
cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng
tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh
đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn
xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển
và hợp lý nhất.
Ví tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm
phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả
trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết
này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện
nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo
Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử
tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra
sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như
thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để
chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và
cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ,
nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi
của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những
vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung
Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với
Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai
thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến
Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát
triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung
Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một
cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp
cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về
phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong
suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ
Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt
Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra
đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc
lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần
lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để
thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc
nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất
cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai
quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt
Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng
vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo
quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung
Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung
Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những
lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung
Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa
thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều
mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống.
Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại
mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã
hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng
hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần
do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần
nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả
các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống
trị trên lãnh thổ Việt Nam . Chính sách này do một điều kiện địa dư và
kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên
nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con
đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã
như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính,
nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì
lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để
chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để
chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng
lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt
Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc
lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới
Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16
trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương
tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với
họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế
của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như
là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự
thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia
cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây
dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc
địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc
chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và
trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các
đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập
hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến
lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga
đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của
Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại,
như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện
nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ
nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay
thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém
mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày
nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung
Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc
đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối
với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân
tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã
đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và
Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các
nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược
lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những
chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã
bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các
nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý
thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu
và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách
trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo
miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối
trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối
nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản,
lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây
phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh
được..
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều
kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị
của họ ở Việt Nam . Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung
Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung
cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp
giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay
là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô
và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh
và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở
Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy
nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một
phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái
thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì
thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ
này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa
phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn
giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển
dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân.
Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của
một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của
Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa,
mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta
trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp
thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố
vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và
trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung
Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết
trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202
-204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết
định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng
độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong
cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ
nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành
động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào
năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến
đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp
tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ
đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của
Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam , hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự
chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện
dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống
trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử
của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung
Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động
của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển
của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa
thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn
tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính
trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt
thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời
gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm
cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm
một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức
nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực
hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của
chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống
chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự
kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả
nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và
độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền
Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá
lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã
không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để
có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã
kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua
chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm
lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh
đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào
cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc
đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo,
hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực
tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta
và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và
các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc,
thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc.
Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng,
lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là
một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu
tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại
giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú
hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy.
Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một
dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta
không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn,
và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của
dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta
không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào
giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao
khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn,
và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những
biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời
sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng
ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai
con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía
Nam .
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của
chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại
giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương,
là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi
không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao
của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ
sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như
thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa
như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại
nền thống trị ở Việt Nam .
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình,
thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung
Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động
ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công
là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình
bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách
ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì
có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều,
bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng
để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng
bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén
và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám
lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui
được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong
hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và
thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị
của Việt Nam . Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không
được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm
lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp
về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở
cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến
đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách
ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu
sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và
lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
Chính sách chống ngoại xâm.
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì
sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước
đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa,
nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung
Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam .
So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam , và như thế, đương đầu phải là
mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục
và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại
xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách
đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì
thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại
giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh
vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết
và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các
triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh,
chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới
hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc
chắn cũng rất là giới hạn.
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm,
biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề
cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu
thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc
chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của
nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng
một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho
vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và
độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm
lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng
chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được
ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng
không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với
những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp
giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và,
điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh
đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như
thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu
diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường
quốc xâm lăng.
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao.
Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu
hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân
dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới
lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài
không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi
vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận
gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến
mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ
đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh
đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu
triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những
lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được
hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó,
một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại
xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán
ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán
ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm
lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều
này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối
với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó,
nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi
dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức
quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi
Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn
Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và
độc lập của toàn dân.
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề
chính thể của nước Việt Nam . Vì những lý do trình bày trên đây, chính
thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa
chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân
triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và
lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế
nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó
không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái
độ rất rõ rệt.
Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
Biện pháp ngoại giao.
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác
những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu
vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh
hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia
trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với
Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay
cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với
một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang
vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó
không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương
mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm,
ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc
viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “
Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một
tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng
Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí
Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa
Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ
nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn
ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là
vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị
ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu
xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ
sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt
hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm
lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn,
nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới
truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết
là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu
Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.
Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia
Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho
tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu
bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ
về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào
nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự
bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ
này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động,
công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu
sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận
của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường
trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội
Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra
trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế
giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm
lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực
đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court
of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán
quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực
này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa
chung của thế giới
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống
Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á
Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và
Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc,
chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ
tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây
nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách
ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này
bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam
điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và
hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không
có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng
túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm
giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã
xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử
Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat
Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp
Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên
Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá
nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal
favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc,
Lodge là bạn của ông.[7]
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết
vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị
của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận
mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của
thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà
Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử
quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là
cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa
các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã
trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng
quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu
tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao
giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo,
còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời
những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết
để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị
gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu
diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử
Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ
Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định
Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại
hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc
Gia Việt Nam . Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt
phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối
với quốc tế, khi ký hiệp định Paris , họ long trọng cam kết để nhân dân
Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi
người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì
họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là
liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá
như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó,
từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các
nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach
Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các
thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói,
thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì
thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết
với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến
tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc
liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế
Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ
1939-1945, và khốc liệt nhất ,vì số bom đạn được sử dụng trong chiến
trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều
tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc
họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam .
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao
có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao
khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng
đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân
trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa
xâm lăng của Trung Cộng
Biện Pháp Quân Sự
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực
lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay.
Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh
và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng
kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các
lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia
đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia
đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa
từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là
còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau
hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý
chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay
không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer,
một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam , tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng
Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên
quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ
hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và
Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là
vấn đề quan trọng với họ nữa !
Biện Pháp Chính Trị
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn
thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do
của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp
dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để
cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.
Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến
những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và
khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng
Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc
gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo
một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế
giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng
Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền
chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân
chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm
tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ
được.
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu
dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại
Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề
thời gian.
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
Melbourne, 1. 11. 2009
[1] Linh Muc De Jaegher, Cố vấn thân cận của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
và Tổng Thống Tưởng Giới Thach, đàm luận với tác giả tại Sàigòn vào 6.
1966.
[2] . Sách được xuất bản mang tên Tùng Phong, Chính Đê Việt Nam , Saigon-Việt Nam , 2009
[3] Xin xem các diễn văn này trong La Voix de la Juste Cause,
Recueils Des Principaux Discours et Meassages du President Ngo Dinh
Diem, June 1954 – Juillet 1963, Saigon, Service de la Press de la
Presidence de la Republique du Vietnam, 1963. Các diễn văn này thường
được ông Phạm Đình Khiêm dịch ra Việt ngữ và Gs. Tôn Thất Thiện ra Anh
ngữ.
[4] Có lẽ vì đánh máy sai, nên trong ấn bản in là vĩ tuyến 17, thực tế lá vĩ tuyến 16, chú thich của người viết.
[5] Nước Úc trong bản ngân sách 2009-2010, đã gia tăng hơn 6.6.tỉ
bạc (từ 19.8 tỉ lên 26.4 tỉ), để gia tăng khả năng không lực và hải
quân nhằm bảo vệ lãnh thổ. Điều này khiến chính quyền Nam Dương phải
quan ngại, sau đó chính phủ Úc đã phải lên tiếng trấn an.
Còn Thái Lan trong bản ngân sách 2008, ngân sách dành cho Bộ Quốc
Phòng đã tăng lên tới 4.5 tỉ US dollars, đă quan mặt cà Nam Dương và Mã
Lai về chi phí quốc phòng.
Tân Gia Ba trong bản ngân sách 2009, họ cũng đã dành đến 34% cho ngân
sách quốc phòng. Nhưng từ lâu Tân Gia Ba, có lẽ, đã thấy trước được
hiểm họa xăm lăng của Trung Quốc, nên họ đã có những thỏa hiệp liên kết
quân sự với Hoa Kỳ từ năm 1990 với thỏa hiệp MOU và đến 2005 họ đã ký
hiêp ước Hợp Tác Quân Sự với Hoa Kỳ. Nam Dương đã để chi phí quốc phòng
vào hàng ưu tiên thứ 3 trong bản ngân sách 2008 với ngân khoản là 3.3
tỉ US dollars.
Còn Mã Lai, muc tiêu của ngân sách 2008, dành ưu tiên cho phúc lợi toàn
dân, nên chi phí quốc phòng phải bị cắt giảm tối đa, nhưng riêng chi
phí dành cho Không Lực Mã Lai, không bị cắt giảm mà lại còn được gia
tăng từ 1,482 tỉ Mã kim lên đến 1,613 tỉ Mã kim để gia tăng khả năng
phòng thủ quốc gia.
[6] Giáo sư Bửu Hội là một phật tử và thân mẫu của giáo sư là Sư Cô
Diệu Huệ, lúc đó Giáo sư được Tổng Thống Diệm cử làm trưởng phái đoàn
đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1963, đặc trách về cuộc Khủng
Hoảng Phật Giáo.
[7] Theo sự tiết lộ cùa Bà Swarna L. Ganawardene, con gái cùa Sir
Senerat, trong thư gởi cho Bà Anne Blair, (một đồng nghiệp của người
viết tại Đại Học Monash trước đây), vào tháng 11. 1989. Và cũng có thể
xem thêm Điện văn số 2444 từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Tòa Đại Sứ Mỹ
Saigon, ngày 11. 12. 1963 dưới tiêu đề Gunawardene’s killing the
debate. xem Anne Blair, Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad, New Haven,
Yale university Press, 1995, tr. 78.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|