Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 9:40 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Hàm Nghi: Một nhà ái quốc

Go down

Hàm Nghi: Một nhà ái quốc Empty Hàm Nghi: Một nhà ái quốc

Bài gửi by minhthu Tue Aug 24, 2010 8:37 am

Hàm Nghi: Một nhà ái quốc, một nghệ sĩ đa tài (Kỳ III) – TCPT số 35



Tháng Tám 20, 2010 bởi phiatruoc





Tiếp
theo Kỳ I & II trong số 33 và 35, PHÍA TRƯỚC tiếp tục gửi đến quý
bạn đọc về cuộc đời và mối tình Việt-Pháp của Vua Hàm Nghi khi Ngài sống
lưu đày tại Algérie – nơi mà nhiều người đều gọi là Le Prince d’Annam
hay “Hoàng Tử Xứ Annam.”


Mối Tình Việt-Pháp: Hàm Nghi-Marcelle Laloë



Hàm Nghi: Một nhà ái quốc Hamnghi-150x150
Khác với người Pháp tại Đông Dương cùng mục đích xâm chiếm, khai thác và
khinh miệt người dân bản xứ, chính sách của Pháp ở Algérie tương đối cởi
mở hơn. Algérie đã thu hút một số lượng lớn người Pháp và Âu châu đến
lập nghiệp. Những thành phần này tự xem họ là người địa phương và có
tinh thần tiến bộ, do đó họ đón nhận sự hội nhập của những người ngoại
quốc đến từ phương xa – nhất là những người thuộc dòng dõi quý tộc như
cựu Nữ hoàng Madagascar Ranavalo“Hoàng từ Annam” – vào xã hội thượng lưu của họ.


Vua Hàm Nghi bắt đầu học tiếng Pháp từ cuối năm 1889 nhưng không rõ ông bắt đầu sinh hoạt tại salon
của bà Nam tước de Vialar từ bao giờ. Tuy nhiên vào thập niên 1890 thì
ông được xem như là một cái đinh thu hút được sự chú ý và cảm tình của
mọi người tại đây. Một phần vì con người Á Đông và tư cách của ông, một
phần vì ông là đại diện cho nền văn hoá Đông phương xa xôi và bí ẩn
(exotic), và đại diện cho Nho giáo trong một xã hội chỉ biết có nền văn
minh Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo tại Bắc Phi.


Chính
trong môi trường sinh hoạt của giới trí thức và văn nghệ sĩ tại Alger
mà chàng thanh niên Việt Nam mới ngoài 20 tuồi đã trưởng thành, ông hiểu
rõ là giấc mơ trở về cố quốc của ông đã trở thành vô vọng. Do đó ông
quyết tâm học hỏi để tìm lãng quên trong cuộc sống lưu đày và một hướng
đi cho cuộc đời còn lại nơi xứ người. Đó là con đường nghệ thuật. Chính
nhờ sự hiểu biết và thành công trong lãnh vực nghệ thuật mà Hoàng tử
Annam càng ngày càng được giới thượng lưu trí thức ngưỡng mộ và chấp
nhận ông vào hàng ngũ của họ tại thủ đô Alger, dù rằng ông chỉ là một
người da vàng.


Hàm Nghi: Một nhà ái quốc Hamnghi3-300x200Vào thời gian những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 19, vị thẩm phán François Laloë từ nước Pháp được thuyên chuyển sang Alger giữ chức vụ Chánh biện lý Toà thượng thẩm Alger. Ông là một người thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc tại miền Nam nước Pháp. Quan toà Laloë goá vợ, chỉ có một cô con gái tên là Marcelle Aimée Léonie Laloë,
lúc sang Algérie mới chừng khoảng 16 tuổi. Một nhà trí thức, một viên
chức đứng hàng đầu của ngành tư pháp thuộc địa tại Algérie, ông Chánh
biện lý Laloë thường lui tới tham dự những sinh hoạt văn nghệ
dành cho giới thượng lưu ở thủ đô Alger. Đó là gia đình bà Nam tước de
Vialar.


Vào
thời gian đó, Hoàng tử Annam đã sống tại Alger hơn mười năm. Ông nói
tiếng Pháp không thua gì người Pháp, lại là một nhân vật đã được mọi
người trong giới văn nghệ Alger biết đến và ngưỡng mộ. Do đó, gia đình
ông Chánh biện lý Laloë quen biết với Hoàng tử Annam thì cũng chẳng lấy gì làm lạ, nhưng không rõ mối liên hệ giữa Hoàng tử Annam và ông toà Laloë
bắt đầu từ bao giờ. Tuy nhiên một số tài liệu cho thấy trước đó, cho
đến năm 1902, Hoàng tử Annam đã có nhiều liên hệ bạn bè với một số phụ
nữ Tây Phương tại Algérie cũng như tại Pháp, đặc biệt là nhà văn Judith Gautier
– con gái của đại văn hào Théophile Gautier, cùng với người bạn thân
của bà là Suzanne Meyer-Zundel và một nhà văn nữ người Nga T.L.
Sepkina-Kupernhic…


Ông Laloë
có lẽ vốn là người có tư tưởng tiến bộ nên đã không chống đối hay ngăn
cản sự giao du giữa con gái của ông và ông Hoàng tử Annam, một người dân
của một nước thuộc điạ của Pháp tại Á châu. Có lẽ nhờ sự trí thức và
tâm hồn cởi mở của ông Laloë mà cô Marcelle Laloë
được tự do tiếp xúc với Hoàng tử Annam trong những buổi sinh hoạt tại
salon của bà Nam tước de Vialar. Dần dà cô thiếu nữ này càng có cảm tình
với chàng thanh niên Á Đông lớn hơn nàng đến 13 hay 14 tuổi. Mấy lâu
sau thì mối tình cảm giữa hai người càng trở nên sâu đậm, họ trở thành “ý trung nhân” rồi sau đó được phép ông Laloë
cho làm lễ đính hôn. Trong thời gian này, người dân Alger thường thấy
hai người ngồi trên xe song mã đi chơi với nhau, một thiếu nữ người Pháp
da trắng và một thanh niên Á Đông đầu tóc búi, đội khăn đóng, mặc áo
dài đen – một loại trang phục được xem như là độc đáo có một không hai
trong xã hội người Pháp và người Bắc Phi tại thủ đô Alger.




Đám Cưới Vua Hàm Nghi

Hàm Nghi: Một nhà ái quốc Hamnghi4.jpg-300x183Ngày 4 tháng 11 năm 1904, ông François Laloë đứng ra làm chủ hôn cho con gái Marcelle Laloë
và cựu Hoàng Hàm Nghi trong một buổi hôn lễ trọng thể tại thánh đường
của Toà Tổng giám mục Alger, với sự tham dự của hầu hết giới thượng lưu
trí thức tại thủ đô nước này. Đặc biệt hơn là hàng ngàn người dân thành
phố Alger đứng đông đặc trước nhà thờ để được chiêm ngưỡng đôi uyên ương
Pháp-Việt sau lễ cưới.


Dưới dây là phóng ảnh tưạ của bài báo tường thuật lại «Đám Cưới của Hoàng Tử Annam» tại Toà Tổng Giám mục Alger của phóng viên Gérard Dupeyrot và đặc biệt là với sự «cộng tác quý báu» của thân phụ cô dâu, ông François Ferrer Laloë vào năm 1904:

Dans le cadre de notre grande enquête “ALGER LA JAUNE”

Le Mariage du Prince d’Annam
De notre envoyé sur place Gérald Dupeyrot,
avec le précieux concours de François Ferrer-Laloë.

Archevêché, novembre 1904
(Nguồn: es’mma)

Hàm Nghi: Một nhà ái quốc Hamnghi9-150x150Đây có thể được xem như một sự kiện lịch sử đối với cả người Pháp và người dân Algériens tại thủ đô Alger vào thời điểm đó nên dù không được mời vào dự lễ bên trong thánh đường,
họ cũng đã đã kéo đến trước sân ngôi nhà đối diện nhà thờ để chờ được
chiêm ngưỡng tân lang và tân giai nhân khi họ bước ra khỏi thánh đường.
Dưới đây là hình ảnh đám đông đó được chụp lại và về sau được phổ biến
như là những tấm cartes postales.




Trong ngày lễ cưới, cô dâu Laloë
mặc áo cưới màu trắng cổ truyền của Tây phương, chú rể đầu đội khăn
đóng, mặc áo dài đen cổ truyền của quê hương mà ông đã bị cưỡng bách rời
bỏ cách đó mười lăm năm.


Bà Marcelle Laloë theo đạo Thiên Chúa giáo còn Vua Hàm Nghi thì vẫn giữ tôn giáo
truyền thống của đất nước. Tuy nhiên ông rất tôn trọng tín ngưỡng của
bà và vẫn thường đưa bà đi lễ ở nhà thờ Thánh Philippe, tức là nhà thờ
của toà Tổng Giám mục Alger. Chính vị Tổng Giám mục Alger đả ban phép
lành cho Vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloë, kể từ đó được gọi là “La Princesse d’Annam
tức là Vương phi của nước Annam, vợ của Hoàng tử Annam. Vì theo truyền
thống của nhà Nguyễn thời đó, vợ của vua không được gọi là hoàng hậu cho
đến thời Vua Bảo Đại thì mới bỏ luật này và Vua Bảo Đại đã phong cho vợ
là Nam Phương Hoàng Hậu.


Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloë sống trong hạnh phúc cho đến ngày nhà vua từ giã cõi đời tại Alger vào năm 1944, hưởng thọ 73 tuổi. Bà Laloë về
sau trở về sống với con gái là Công chúa Nhữ Mây tại lâu đài Losse ở
miền Nam nước Pháp, vốn là quê hương của bà và từ trần vào ngày 5 tháng 9
năm 1974, thọ 90 tuổi.


Hàm
Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn. Ông là vị vua duy nhất chỉ có
một đời vợ, không hề có phi tần mỹ nữ nào và cho đến năm 1944 lại là vị
vua sống thọ nhất trong 12 đời vua nhà Nguyễn. Cựu Hoàng Bảo Đại, vị vua
thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn thọ 84 tuổi.


Các con của Vua Hàm Nghi

Vua Hàm Nghi và bà Laloë sinh được ba người con: Công chúa Nhữ Mây sinh năm 1905, Công chúa Như Lý sinh năm 1908 và Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910.


nhiều người, kể cả người viết này, trước đây đều tưởng rằng trưởng nữ
của Vua Hàm Nghi tên là Như Mai. Tuy nhiên gần đây, bà Mathilde Tuyết
Trần tại Pháp có tìm ra được một tài liệu do chính Công chúa viết tên
của bà có dấu tiếng Việt là Công chúa Nhữ Mây:


Hàm Nghi: Một nhà ái quốc NhuMay-150x150Người con gái đầu lòng của Vua Hàm Nghi với bà Marcelle Laloë mang
tên, theo sổ sách hành chánh của Pháp ghi chép nguyên bản lúc bà qua
đời là: Nhu-May, Suzanne, Henriette UNG LỊCH HÀM NGHI D’ANNAM, sinh ngày
17 tháng 8 năm 1905 tại El Biar (Algérie), cư trú tại “La petite maison
de Losse” (Căn nhà nhỏ của Losse), qua đời ngày 1 tháng 11 năm 1999 tại
nhà thương của thị trấn Viégeois (vùng Corrèze) Pháp, thọ 94 tuổi. Bà
Công Chúa Nhữ-Mây sống độc thân, không có hậu duệ, lúc sinh thời là” nhà
nông.”


Theo
chữ ký của bà có bỏ dấu tiếng Việt trong văn tự còn được lưu trữ thì
tên của bà là Nhữ Mây. Một cái tên rất lạ và rất đẹp. Trong các văn bản
chính thức, bà ký tên là Nhữ Mây d’Annam
.”

Trong một tài liệu bằng tiếng Pháp đăng kèm bài báo “Le mariage du Prince d’Annam” đề cập đến ở trên, người viết thấy tờ báo có nói rõ về các con của Vua Hàm Nghi: “Cả ba người con của ông đều có mang tên “d’Annam”: Nhữ Mây, Như Lý và Minh Đức…” («Ses trois enfants portent le nom “d’Annam»: Như-May, Nhu-Ly et Minh-Duc…)

Công
Chúa Nhữ Mây học rất giỏi, bà thi đậu vào trường Institut National
d’Agronomie và tốt nghiệp thủ khoa trường này vào năm 1926. Bà là một kỹ
sư nông nghiệp chứ không phải là “nhà nông.” Hồi thập niên 1970, người viết có nghe được nhiều người Việt Nam ở Pháp nói rằng “Công Chúa Nhữ Mây là một trong những người đàn bà giàu có nhất nước Pháp”.


Người con gái thứ hai của Vua Hàm Nghi là Công chúa Như Lý, kết duyên với Bá tước François Barthomivat de la Besse, có ba người con là Françoise, Philippe
và Anne. Françoise Barthomivat de la Besse có ba người con là Tử tước
Philippe Barthomivat (không có con) và Anne Alice Marie Barthomivat de
la Besse (có ba người con). Bà qua đời năm 2005, thọ 97 tuổi.


Hoàng
Tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có hậu duệ. Ông vào học trường
Võ bị Saint-Cyr của Pháp và sau đó phục vụ trong quân đội và về hưu với
cấp bậc Đại tá. Năm 1946, người Pháp muốn gửi ông sang phục vụ tại Đông
Dương nhưng ông quyết liệt từ chối. Đại sứ Jean de Latour Dejean, một
người bạn thân và đồng ngũ của Hoàng tử Minh Đức kể lại cho biết khi
được lệnh sang Việt Nam, Hoàng tử Minh Đức đã tuyên bố với chính phủ
Pháp như sau:


Tôi
không thể cầm súng bắn lại đồng bào của tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn
đưa tôi ra trước toà án quân sự thì tôi phải chịu nhưng tôi không thể
đi sang Việt Nam để đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam
.”


Người Pháp sau đó đã đưa ông sang Algérie phục vụ trong một đơn vị lính Lê Dương. Hoàng tử qua đời năm 1990, thọ 80 tuổi.

Hàm Nghi: Một nhà ái quốc Hamnghi7.jpg-224x300Có một chi tiết đầy thú vị là khi Thiếu tá Minh Đức chỉ huy một đơn vị Lê Dương tại Algérie thì c ũng c ó một hoàng tử người
Việt Nam đang phục vụ với tư cách là trung úy thiết giáp. Đó là Hoàng
tử Bảo Long, con đầu lòng của Vua Bảo Đại. Nếu so vai vế trong hoàng gia
thì Hoàng tử Bảo Long phải gọi Hoàng tử Minh Đức bằng “ông” vì ông Minh
Đức ngang hàng với Vua Khải Định, thân phụ của Vua Bảo Đại. Thiếu tá
Minh Đức không phải là cấp chỉ huy trực tiếp của Trung úy Bảo Long, tuy
nhiên vào thời gian sau Hiệp định Genève vào khoảng năm 1955-1956, trong
hàng ngũ Lê Dương của Pháp tại Algérie chỉ có hai sĩ quan người Việt
Nam, do đó hai người có cơ hội quen nhau.


Một sử gia người Pháp sau này có viết như sau:

Hình
ảnh của Đế quốc Annam lại trỗi dậy khi Bảo Long gặp người con của Hàm
Nghi, vị hoàng đế trẻ tuổi bị truất phế cuối thế kỷ trước vì hoạt động
chống lại thực dân Pháp. Ông ta (Minh Đức) cũng là sĩ quan Lê Dương. Hai
người quen nhau và trò chuyện. Cũng là một sự éo le: cả hai đều là hậu
duệ của hai ông vua nhà Nguyễn nay cùng chiến đấu chung dưới một lá cờ
để bảo vệ cho một thuộc điạ lớn cuối cùng của nước Pháp
.”


Hiện
nay, hậu duệ của Vua Hàm Nghi chỉ còn có ba người cháu ngoại và 6 người
chắt, tất cả đều là người Pháp. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Ngọc Giao thì
hình như Vua Hàm Nghi còn có một người con trai không chính thức và
người con này có một cô con gái hiện đang sống tại Pháp nhưng bà không
muốn lộ diện.


Năm
1965, theo đề nghị của Tổng thống Pháp De Gaulle, Công chúa Nhữ Mây đã
cải táng mộ của Vua Hàm Nghi từ Alger về an táng tại nghĩa trang của gia
đình trong lâu đài Losse thuộc làng Thonac, tỉnh Sarlat-la-Canéda, vùng
Dordogne ở miền Nam nước Pháp. Bà Marcelle Laloë cũng được an táng tại
đây sau khi từ trần vào năm 1974 và Công chúa Nhữ Mây cũng được an táng
tại nghĩa trang này sau khi từ trần vào năm 1999.


Trần Đông Phong












PHÍA
TRƯỚC sẽ tiếp tục giới thiệu về cuộc đời Vua Hàm Nghi và những tác phẩm
của Ngài, cũng như những nhận xét về các sáng tác của Ngài từ những văn
nhân nước ngoài trong các số tới.






Posted in Lịch sử, Văn Hóa | Tagged tcpt35, tuổi thơ việt nam, Vua Hàm Nghi |
minhthu
minhthu

Tổng số bài gửi : 362
Join date : 22/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết