Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 11:00 am

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

+3
stressed out horse
dangphuong
vânsơn
7 posters

Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Có nên hiến xác sau khi chết?

Bài gửi by vânsơn Tue Jun 15, 2010 3:06 pm

vânsơn
vânsơn

Tổng số bài gửi : 3633
Join date : 17/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by dangphuong Tue Jun 15, 2010 4:58 pm

Thiêu!
Nghe ghê quá!
dp
Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? 938723
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by stressed out horse Wed Nov 10, 2010 9:18 pm

sau này sẽ dặn dò lại cho con cháu "mẹ thì không biết ý như thế nào, riêng ba thì nhất định phải đem đi thiêu, đứa nào không nghe thì tối về rút cẳng"... Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? 669943

stressed out horse

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 08/11/2010
Age : 45
Đến từ : nơi đó đó

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by phong trần Wed Nov 10, 2010 9:28 pm

Thiêu, vì đất đai ngày một chật, chôn có ngày người ta lại dời nghĩa trang thì khổ.
phong trần
phong trần

Tổng số bài gửi : 2170
Join date : 10/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by ThachThao Fri Nov 12, 2010 5:58 am

Nếu tôi chết..... hãy thiêu tôi với cây đàn ghi ta! Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? 349206
ThachThao
ThachThao

Tổng số bài gửi : 2131
Join date : 14/09/2009
Age : 60
Đến từ : TP HCM

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by Cóc_Kiện_Trời Fri Nov 12, 2010 1:24 pm

Khi ta chết thêu goỳ..đem rải ra biển ..cho mát Laughing Laughing


Được sửa bởi Cóc_Kiện_Trời ngày Fri Apr 08, 2011 4:55 pm; sửa lần 2.

Cóc_Kiện_Trời

Tổng số bài gửi : 204
Join date : 17/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by nguyenchihiep Fri Nov 12, 2010 2:00 pm

Tục xẻ xác người ở Lhasa

Khi bước vào quán trà bơ bên cổng chùa Đại Chiêu trên phố Bát Giác ở Lhasa, tôi không hề biết mình sẽ được gặp một vị âm công, người có cái nghề bình thường trong mắt Tây Tạng nhưng đối với thế giới là cả một sự kinh hoàng: Nghề xẻ xác người! Xẻ xác người cho chim ăn theo tục điểu táng!

Như ý tựa cuộc đời của đứa trẻ thơ Rigpaba sinh ra tại vùng Môn Ngung hơn 90 năm trước. Sau khi ra đời, bố mẹ Rigpaba vui mừng được thầy chiêm tinh bói rằng, Rigpaba sẽ trở thành một Lama thầy thuốc của bộ tộc Môn Ba theo cách người Tạng gọi tộc người sinh ra ở vùng Môn Ngung sống rải rác ở các huyện Mặc Thoát, Lâm Chi, Thố Na miền Nam Tây Tạng. Trong căn nhà nghèo, cũng như bao nhiêu người Môn Ngung khác, chỉ biết sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn thì việc đứa con mình sẽ trở thành Lama thầy thuốc là diễm phúc của gia đình Rigpaba!

Rigpaba được gửi vào tu viện năm lên 6 tuổi. Từ ngày cha mẹ nhận lọn tóc của đứa con trai mình do tu viện gửi về như một lời chứng chấp nhận Rigpaba được nuôi dạy để trở thành một vị Lama, suốt 26 năm ròng rã, gia đình, bè bạn và quãng đời thơ ấu không bao giờ gặp lại Rigpaba nữa. Cùng với giáo lý và những ngày luyện phép truyền tâm thực nghiệm. Rigpaba còn phải theo thầy học các cách thức chữa bệnh, hướng dẫn vong linh người chết về cõi giới bên kia.

- Con nên nhớ, con được cấu thành bởi xác thể xương thịt, dục thể với những ham muốn và linh thể là nơi hiện hữu của tâm linh - một Lama Rigpaba ngày xưa ẩn mình trong thân ông lão chủ quán giải thích – Xác thể, dục thể sẽ tan thành cát bụi nhưng linh thể, nếu được giải thoát, sẽ được siêu thoát và đầu thai vào một kiếp sống mới! Rất tiếc vì ta hèn kém nên ta chỉ là một thợ mổ xác!

Người Tạng có sông nhưng không thể chèo được. Gỗ có đâu mà làm thuyền. Thuyền bọc da trâu có ai dám đi lại trên những vực nước sâu hiểm trở. Bởi vậy chỉ có cách chôn tại chỗ nhưng lại gặp đá và đá nên người Tây Tạng dần bỏ tập tục thổ táng, thịnh hành tục điểu táng, hỏa táng và thủy táng. Tạng ngữ chỉ thân xác là tu - một cái gì ta để lại sau lưng! Thể xác chỉ là một túi vật chất nuôi nấng linh hồn nên một xác chết chẳng còn giá trị. Và sống trên vùng cao nguyên khô lạnh, nhìn đâu cũng thấy trời xanh, ánh sáng chói lọi thì không có gì tuyệt vời hơn là chôn người vào cõi ánh sáng! Từ ý niệm huy hoàng ấy, tục điểu táng ra đời!

Chôn vào cõi ánh sáng phải nhờ những cánh chim mang lên trời cao. Bụng chim trở thành cỗ quan tài sống bay giữa không gian bao la. Để đưa xác thân vào những cỗ quan tài nhỏ bé ấy, người ta phải xẻ ra từng mảnh nhỏ. Việc làm này chỉ dành cho những ai tràn đầy bản lĩnh!

Người mổ xác được gọi là âm công. Họ sống và làm việc một cách cô lập. Họ là một thế giới nằm ngoài thế giới. Họ chỉ đối thoại với cõi âm. Từ người họ, âm khí lảng vảng bay ra khắp nơi. Họ không giống người âm công nước Việt, khi đưa tang người chết, đơn thuần là người khiêng quan tài.

Sau 3 ngày 3 đêm, khi thể xác thực sự chết hẳn và linh hồn đã ra đi theo giáo huấn Bardo Thodol, đội âm công bó xác chết trong tấm vải mang ra vùng đất cách xa làng xóm ít ai dám đến gần.

Tử thi được buộc chặt vào bốn cây cọc và các âm công bắt đầu thi hành việc mổ xác. Từng nhát dao vung lên có trật tự. Rất chuẩn xác từng vết cắt nhát xả cho đến khi tử thi chỉ còn lại một bộ xương! Những mảnh thịt vừa lìa khỏi dao, bầy chim kền kền đã đón lấy không rơi một hạt máu! Con đầu đàn được hưởng quả tim, lần lượt cả đàn hưởng thụ cho đến mảnh thịt cuối cùng. Hết phần da thịt, bộ xương cũng được nghiền nát cho bầy chim mang lên thinh không!

Người âm công phải xẻ nhát dao cẩn trọng như vậy là bởi trong màn trình diễn man nhiên ấy, họ chính là những Lama y sĩ muốn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân dẫn đến cái chết của tử thi!

Cơ thể học là một phương pháp học bí truyền của người âm công nhầm mục đích tìm hiểu nguyên do của cái chết, nó đã trở thành một thói quen nghề nghiệp không cần ai bắt buộc.

Rigpaba cũng trở thành một tay dao lão luyện. Từng nhát xẻ của Rigpaba nhanh hơn tia chớp, chính xác hơn thước đo và tinh xảo hơn một đao phủ. Phía sau những nhát xẻ của Rigpaba, tất cả căn nguyên dẫn đến cái chết đều được phơi bày. Không phải lâu ngày quen tay thành nghiệp bởi với một tu sĩ đã tu luyện lên bậc Lama như Rigpaba không thể nào bị ám muội thế giới ngoại cảnh, nhưng rồi một ngày, Rigpaba đột nhiên từ giã chiếc áo hồng tía tu sĩ Mật tông để trở thành một âm công!

- Một buổi sáng sớm, ta theo đội âm công xẻ xác người bình thường như bao buổi sáng khác - ông lão Rigpaba le lói tia mắt nhìn vào quá khứ - Nhưng sao ra bần thần với nhát dao đầu tiên. Quả đúng vậy, khi nhát dao của ta vừa xả xuống thì cái thi thể kia chợt bắn ra một lời thỉnh nguyện, khuyên ta hãy xả thịt với sự thanh thản, đừng run rẩy, đừng bần thần, càng xả đẹp người đó càng nhanh lên thiên không! Bisaso! Trời ơi, hóa ra kẻ đó chưa chết! Có lẽ nhát dao chặt vào da thịt đã thức tỉnh hắn dậy! Cả đội âm công lao đến định gỡ xác chết xuống nhưng thi thể kia lại ngăn cản. Hắn rực lên từng lời vào tai ta. Hắn biết đã đến lúc hắn ra đi và khuyên ta hãy tận tâm mà xẻ xác, xẻ cho đến lúc ta không nhìn thấy được hắn, ta chỉ nhìn thấy hư không thì thôi!...

Ông lão đổ gục xuống bàn như ngày nào ông sụp lạy trước xác chết bởi ông biết kẻ sắp chết chính là một bậc tu hành vô danh thượng thừa! 26 năm khổ công tan thành hư không! 26 năm tu luyện không bằng một lời nói của một xác chết!

Sau buổi sáng kinh hoàng đó, hơn 500 xác chết bay lên trời xanh từ tay dao Rigpaba. Ông trở thành một vũ công trên xác chết. Đường dao tinh luyện, thanh thoát, xẻ người như xẻ vào hư không của ông trở thành những vũ điệu làm mê hồn bất cứ kẻ nào chứng kiến, thậm chí bầy chim kền kền cũng không đủ nhanh để lượm từng mảnh thịt bay ra như hoa anh đào sa gió xuân!

Rigpaba ngồi đó. Trầm lặng. Bát trà bơ trơ đáy gỗ. Đôi mắt tung ra những đường dao vô hình bay lượn trên thân thể tôi. Này đây tim gan, này đây những suy tư, này đây những đau đớn hành hạ trong tôi và của cả Rigpaba rụng rơi giữa quán trà bơ ngai ngái mùi mỡ trâu Yak! Tôi biết, không phải Rigpaba yêu nghề mổ xác người rồi vứt bỏ kinh kệ, mà đối với Rigpaba, hành động xẻ xác trở thành một tuyệt pháp hành thiền chỉ riêng ông có, chỉ riêng ông biết và thành tựu!

Với người Tây Tạng, mọi cử chỉ diễn ra đều ứng với nhịp chuyển lưu của vũ trụ. Tất cả những hành động nhỏ nhặt nhất cũng đều được kiểm soát chặt chẽ bởi ý thức hòa mình cùng vũ trụ chứ không phải tự muốn mà có, tự làm mà hay. Ngày nọ, có thiếu phụ đến hỏi Phật làm thế nào để Thiền. Phật chẳng dạy điều gì cao xa cả. Ngài ngắm nhìn đôi tay quen kéo nước từ giếng lên của người thiếu phụ mà dạy rằng:

- Con hãy chú tâm vào việc kéo nước giếng. Từng động tác phải được thuần thục trong một ý niệm rõ ràng, con sẽ thấy tự con trong tâm trạng anh lành, nhạy cảm và sáng suốt. Đó chính là Thiền!

- Người thiếu phụ ấy tỉnh giấc. Nàng trở về nhà làm theo lời Phật dạy và được giải thoát!

Rigpaba không quay kéo nước giếng như người thiếu phụ. Rigpaba dùng dao xẻ xác để tạo nên một chiêu thức khai ngộ tính Không trong tâm linh ông. Ông bảo, khi xẻ xác là khi xẻ tung sự chết, sự sống ẩn chứa trong bản thể, ngay cả bộ xương cũng vào bụng chim về trời, tất cả rồi sẽ thanh tịnh và tự nhiên hoàn thiện bằng những nhát dao Thekchod buông xả tự nhiên! Thekchod là một trong hai phần thực hành của giáo lý Nyingma! Thekchod là hành động dứt khoát cắt bỏ mọi ràng buộc của lý trí và tình cảm, phá tan hàng rào ngăn cách con người không vươn đến sự tự do vốn sẵn có trong tâm. Khi Rigpaba vung dao, ông như chặt đứt sợi dây ràng buộc do thân, ngữ, tâm ngăn chướng Phật tính trong người bởi bất cứ cái gì được sinh trong tâm đều không chướng ngại như tinh túy của tính Không.

- Từ năm 1950 đến nay, ta không còn được vung dao. Những đàn chim xứ Tạng không còn tươi xanh. Bầu trời cũng không còn âm vang sự chuyển hóa tự do của xác thịt con người nữa! - Rigpaba buông xuôi đôi mắt, ông uống một hớp trà bơ, uống một thời say nồng nhát dao - Họ đã cấm tục điểu táng! Đội âm công tan rã. Tất cả đều đã chết. Còn lại mình ta với những nhát dao thèm thuồng – Rigpaba khô khốc nuối tiếc.

Trong góc phố Lhasa, rồi Rigpaba sẽ ra đi mà không cần ai xẻ xác. Vì tận tâm tu luyện, thân thể thô tháp hơn 90 năm của ông sẽ được co rút nhỏ lại để tan biến vào ánh sáng bất tử mà người Tây Tạng gọi là Sự Tan Biến Vào Thân Thể Cầu Vồng.

(ANTGCT)
nguyenchihiep
nguyenchihiep

Tổng số bài gửi : 8287
Join date : 31/05/2010
Age : 64

Về Đầu Trang Go down

Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn? Empty Re: Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết