Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 10:03 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Đời không như ý mong cầu

2 posters

Go down

Đời không như ý mong cầu Empty Đời không như ý mong cầu

Bài gửi by TRUNG Mon Apr 26, 2010 4:50 pm

Đời không như ý mong cầu Ntvan

Một người bạn cho tôi số điện thoại di động của dịch giả Nguyễn Tiến Văn và bảo: “Cho ông cũng bằng thừa, vì ông không nhấc máy”. Cái ông Văn này quả thực có phần độc đáo, kỳ dị. Tôi nghĩ vậy rồi bấm máy liên tục gọi ông.

Chuông đổ, không người thưa. Mãi sang đến ngày hôm sau tôi mới nghe giọng nói sang sảng đằng kia: “Văn đây. Đang ở dưới chân cầu Ông Lãnh”.

Tôi hẹn ông ở một quán cà phê quận 4, cái quận nổi tiếng một thời với “gái nhảy tàu” (gái đi khách nước ngoài trên tàu viễn dương rồi giật đồ nhảy xuống sông). Nay thì, trong thời đại toàn cầu hóa, nơi đây, như mọi nơi khác, cũng có đại diện của các tập đoàn xuyên lục địa với những kho rồi bãi mênh mông. Chung cư mọc thay cho nhà tạm. Quán cà phê chúng tôi ngồi có cái logo khá lạ mắt: “Khơi nguồn sáng tạo”.

Sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Văn làm các cô gái bưng bê trong quán trầm trồ liếc nhìn vẻ tò mò. Vị khách mới đến mặc áo phông màu đỏ rực rỡ, mái tóc của ông dài đến rốn còn đen xanh, chòm râu dài thì bạc như cước. Khách như một kẻ đến từ những câu chuyện thần tiên.

Không viết báo,” Nguyễn Tiến Văn xua tay nói với tôi. “Hôm rồi tặng sách cho thư viện, báo viết quá nhiều”.

Tôi nghĩ ông nói thực bụng. Ông không phải là người thích xuất hiện trước đám đông bằng mọi giá. Là một trong những người sáng lập một nhà xuất bản có uy tín hồi trước 1975, nhưng trong những tháng năm đó ông dịch sách rất ít, chủ yếu là biên tập hiệu đính. Cuốn sách ông dịch là “Lũ người quỷ ám” của F. Dostoevski. Một cuốn sách dày hơn nghìn trang của một tác giả cá tính và khó dịch.

Từ đó đến nay, dù vốn ngoại ngữ được trau dồi sau vài chục năm ở nước ngoài, ông cũng chỉ dùng nó để đọc và tự nghiên cứu là chính. Lúc rảnh, ông hiệu đính giúp cho bạn bè. Gần đây ông nhận lời tham gia dịch bộ sách triết học nhập môn cho nhà xuất bản Tri Thức. Thỉnh thoảng ông dịch một vài bài nghiên cứu ông cho là thú vị, để đăng báo, phần nhiều không quan tâm đến nhuận bút.

“Tôi đang dịch một bài viết của Jean-Marie Gustave Le Clézio, tác giả vừa được giải Nobel”. Nguyễn Tiến Văn nheo mắt: “Bài viết rất thú vị”.

Trở lại câu chuyện về sách, Nguyễn Tiến Văn nói:

“Tôi chẳng học hành gì tử tế, chưa qua trường đại học nào, toàn học trường đời và học qua việc đọc. Những năm 80 của thế kỷ trước, tôi ra nước ngoài, bỏ lại sau lưng 6.000 cuốn sách. Sang Canada 20 năm, mua sách rất nhiều. Mỗi lần có đợt giảm giá sách là mình lại tìm đến, chọn sách hay mà mua. Cũng chẳng biết số đầu sách mua được là bao nhiêu! Lúc đưa về Việt Nam thì cảng họ cân lên, bảo là 7.500 kg. Tặng thư viện, họ đếm được 18.200 cuốn”.

Số sách ngoại văn lớn này ông đã tặng cho Viện Nghiên cứu Xã hội TPHCM. Một lãnh đạo của viện nói, phần lớn sách mà viện nhận được là về khoa học xã hội, có giá trị nghiên cứu.

Ông Văn nói: “Tại Canada tôi còn 5.000 cuốn sách Việt Nam, nhưng chẳng dại gì mà… chở gỗ về rừng!”.

Xem ra, ông cũng chưa thể quên những ngày từ Toronto đi các nơi để mua sách trong nước.

Ông bật nắp lon bia, bảo: “Thời trong nước còn bao cấp, mua sách trong nước khó lắm. Tôi phải đi 600 km để mua sách Việt Nam. Giá sách thường đắt gấp ba lần giá in trên bìa”. Mua tổng tập văn học Việt Nam hơn hai chục tập, in rải rác trong nhiều năm, với ông đó là một công việc cực nhọc.

Ông nói thích đọc sách về lịch sử Việt Nam và sách văn chương. “Tôi thích đọc Nguyễn Huy Thiệp, văn ông chấn động đất nước một thời”. Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn nổi bật thời kỳ bao cấp và xóa bao cấp, ông viết lên những tâm tư và những vấn đề mà con người Việt Nam phải chịu đựng trong thời buổi va đập với đồng tiền và những thói sống lố lăng thiếu văn hóa.

Năm 2005 khi về nước, Nguyễn Tiến Văn ra Bắc, đến nhà Nguyễn Huy Thiệp chơi. Nguyễn Huy Thiệp trải chiếu mời ông ăn cơm ở làng Cò.

Khi nghe đọc tin Nguyễn Tiến Văn tặng thư viện hàng vạn cuốn sách, nhiều người nghĩ ông dịch giả này là nhà giàu. Nguyễn Tiến Văn nói: “Tôi chưa bao giờ giàu. Hiện tôi vẫn sống bằng tiền vợ con bên kia gửi về. Tôi không có trợ cấp gì, vì làm thủ tục xin trợ cấp bên đó rất phức tạp. Mỗi tháng vợ gửi về mấy trăm đô la, thuê ngôi nhà ba chục mét vuông, tự nấu ăn”.

Ông đến quán cà phê nhờ một người chạy xe ôm chỉ đường. Ẩn cư dưới chân cầu ông Lãnh, bên kia cầu là quận 1, trung tâm thành phố. Có lẽ cuộc sống như vậy đối với ông cũng là tạm ổn. Ông rất ít khi đi đâu xa.

“Tôi sống dưới chân cầu ông Lãnh ba năm rồi đấy. Công việc chủ yếu vẫn là đọc sách thôi. Thấy cái gì hay thì bảo cho anh em đọc hoặc dịch cho mọi người đọc chơi”.

Tu tiên

“Anh chắc chắn có triết lý sống gì đó,” tôi nói. “Người ta không dễ gì sống một cuộc đời trầm lặng như anh”.

Nguyễn Tiến Văn nheo mắt cười: “Tôi theo thuyết của Lão Tử. Tôi rất hâm mộ Lão Tử và sau khi đọc sách mấy chục năm, tôi thấy Lão Tử là tác gia lớn nhất”.

Lão Tử là một ẩn sĩ. Tư Mã Thiên nói Lão Tử người nước Sở, nhưng theo nhiều thuyết khác người ta không chắc lắm, tên tuổi thực cũng như quê quán của ông còn là điều tranh cãi.

Sách ông để lại có cuốn “Lão Tử”, rất ngắn gọn nhưng tư tưởng tự do phóng khoáng và uyên viễn, một câu có thể giảng giải thành hàng chục trang giấy. Nguyễn Tiến Văn nhận xét: “Tư Tưởng của Lão Tử rất phong phú, nhưng trong lối sống thì đề cao sự giản dị. Hai làng ở gần nhau, nhưng cứ thế mà vui sống, không cần thăm nhau. Bởi người ta đến với nhau thì hoặc là tính chuyện xâm lược hoặc tính chuyện buôn bán, chứ ngoài ra chẳng làm gì hay ho hơn!”.

Ông nói thêm: “Tôi ở Canada 20 năm nhưng chưa sang Mỹ bao giờ. Một phần do tôi không có nhiều tiền, một phần tôi cũng không có nhu cầu”.

Còn bộ tóc bộ râu dài của anh thì sao? Chắc cũng có căn nguyên từ một triết lý sống nào chăng? Tôi tò mò.

Nguyễn Tiến Văn cả cười: “Tôi để râu tóc là do thích hai câu thơ của Lý Bạch, đại để:

"Đời không như ý mong cầu
Sớm mai xoã tóc thuyền lau xuôi dòng"


Trong những năm tháng bao cấp, việc đàn ông để tóc dài gần như bị cấm, buộc phải cắt. Sang Canada, ông thỏa sức mà để tóc theo ý mình.

Điều lạ là đọc rộng biết nhiều nhưng Nguyễn Tiến Văn viết rất ít. Ông nói: “Tôi thích Lão Tử và Kinh Phật nhưng không viết được như thế nên không viết, không làm tác gia”. Đã 70 tuổi mà ông không chẳng hề ân hận với quyết định của mình: “Viết ra mà không có ích gì thì thà rằng mình dịch những cái hay cho người ta đọc còn hơn cố viết. Triết lý của tôi là nếu không làm được gì hay cho đời thì cũng đừng làm gì tổn hại cho đời”.

Tương truyền Lão Tử sống 160 tuổi. Tôi nghĩ chắc Nguyễn Tiến Văn hâm mộ Lão Tử thì hẳn sẽ quan tâm đến việc trường sinh. Người theo đạo Lão rất chú trọng việc tu tiên, trường thọ. Nguyễn Tiến Văn đốt thuốc lá, nói: “Trên đời này có thú vui gì tôi cũng tham gia cả, có điều, phải chừng mực. Bốn chục năm nay tôi chỉ ăn gạo lứt. Thứ gạo ấy mua ở chợ Bà Chiểu có nhiều. Gạo trắng xát kiểu ngày nay chỉ còn cái lõi. Gạo lứt thì chỉ xát đi vỏ trấu bên ngoài, lớp màng mỏng bọc ngoài hạt gạo vẫn còn, lại có cái mầm của hạt gạo rất quý giá. Tôi cũng tuyệt đối không dùng nước đá bao giờ và ăn nhiều rau quả”.

Chuyện sinh hoạt nam nữ, cũng được người theo đạo Lão quan tâm. Khi nghe câu hỏi của tôi, ông Văn nói: “Theo thuyết xưa thì việc ấy mỗi tuần không quá một lần”. Tôi cười hỏi ông: “Anh cũng có lúc quá chứ?”. Nguyễn Tiến Văn cười: “Khó mà tránh khỏi. Nhưng sau đó thì mình phải nghĩ cách để mà bù trừ vào!”.

Ở Việt Nam, chẳng có thống kê gì về người sống theo đạo Lão. Bởi người theo đạo Lão không dứt khoát phải lập đền thờ hay có hội đoàn. Họ chỉ đọc qua sách vở, truyền thụ cho người cùng sở thích những kiến thức thú vị, những người này sống lẫn cùng với người thường, khó phân biệt được. Nhưng rõ ràng là có không ít người ảnh hưởng và theo thuyết của đạo Lão. Nguyễn Tiến Văn nói một bậc thầy của ông, cũng là người dịch sách, 90 tuổi trước lúc chết vẫn còn đạp xe quanh thành phố. “Đó là người biết mình, biết người, biết trời đất, rất yêu Lão Tử” - ông Văn nói về bậc đàn anh đã dịch cuốn “Liêu Trai Chí Dị”.

Cách sống tiêu dao tinh thần, chú trọng đến dưỡng thân, dường như có hiệu quả nhất định nào đấy trong thời người ta sống nhanh, sống theo khoa học kỹ thuật và theo guồng quay của thiên hạ.

Nguyễn Tiến Văn tự hào nói: “Hơn 40 năm qua tôi chưa bao giờ gặp bác sĩ. Tôi có thể uống rượu thâu đêm mà không bao giờ say. Tôi đã bảy mươi tuổi nhưng hàm răng vẫn còn nguyên vẹn như thanh niên. Tôi chưa bao giờ phải đeo kính, tôi có thể nhịn ăn và đọc sách hàng tuần”.

Cuộc đời không ai biết hết chữ ngờ. Không ai tiên liệu được điều gì đâu”. Nguyễn Tiến Văn rút ra kết luận. “Có ai ngờ nước Mỹ năm 2008 lại có một tổng thống da màu?”.

Bố mẹ đã mất, năm 1954 cậu bé Nguyễn Tiến Văn 16 tuổi, theo mọi người vô Sài Gòn. Cậu không ngờ rằng nửa thế kỷ sau mới quay lại Hà Nội quê hương, vốn đã bị cách ngăn bởi chiến tranh bom đạn và tư tưởng.

Những năm 1980, khi vượt biên ra nước ngoài, Nguyễn Tiến Văn cũng không nghĩ rằng một người phạm tội vượt biên rời bỏ tổ quốc lại có thể được đón chào trở về mà không ai quan tâm gì đến cách ra đi của họ. “Chẳng ai hỏi tôi đã ra đi như thế nào”. Nguyễn Tiến Văn nói.

Đã năm năm nay ông sống ở Việt Nam và chưa quay lại Canada nơi vợ và 4 đứa con đang sinh sống. Ông nói giọng quả quyết: “Tôi có thể ở đây 30 năm mà không cần đi đâu cả”. “Tổ tiên của tôi ở Việt Nam và một điều quan trọng không kém là tôi có thể sử dụng tiếng nói của mình. Ngôn ngữ chính là thứ để phân biệt các dân tộc với nhau”.

Ba tháng, sáu tháng, ông phải nhờ dịch vụ đi gia hạn visa, chi phí không nhỏ.

Ông giang tay, lắc đầu nói: “Chẳng nơi nào ô nhiễm như Việt Nam, chẳng đâu mà luật pháp rối rắm và yếu kém như ở Việt Nam. Nếu có tiền tôi đã về mua một ngôi nhà ở làng quê, sống ở thành phố ô nhiễm và tốn kém quá. Thực phẩm bị nhiễm hóa chất rất nhiều”.

Năm 2005, trở về Việt Nam, ông lập tức ra Hà Nội. Ông đến khu chợ Hàng Da, nơi gia đình ông từng sinh sống.

Người Hà Nội rất ngạc nhiên thấy một cụ già gần 70 tuổi, râu bạc phơ, đi lại cực kỳ nhanh nhẹn, hết ngó lại nghiêng. Chẳng ai biết ông là ai. Ông cũng chẳng nhận ra được một người quen nào.

Ông nhớ lại: “Hà Nội biến động nhiều, người ta đi tứ tán cả. Người mới đến rất đông. Người mình biết thì đã chết cả. Người trẻ hơn không biết mình. Cùng thế hệ, thì lúc đó tôi mới 16, bạn bè còn ít. Giờ chúng ở đâu? tôi không biết nữa. Phố xá và chợ Hàng Da đã thay đổi hoàn toàn. Thú thực, tôi chẳng nhận ra cái gì của ngày xưa”.

Điều quan trọng hơn, ông chợt nhận ra giữa ký ức của mình và ký ức của người quanh chợ Hàng Da bây giờ thực khác xa nhau. “Mọi người nói với tôi về chuyện tản cư vất vả thế nào, chuyện tem phiếu cực khổ ra sao, chuyện bom B52 tàn phá Hà Nội. Thú thực, tôi chẳng biết nhiều về những câu chuyện ấy. Tôi đâu trải qua những ngày tháng đó. Còn những câu chuyện mà tôi muốn kể, muốn tâm sự về xứ Sài Gòn - một cái xứ mà hồi những năm 1950 với người Hà Nội không khác gì xứ sở xa lạ, tôi cũng nhận ra là người ở phố tôi lại chẳng biết gì nhiều”. “Rút cục, tôi ở Hà Nội 10 ngày rồi đi lang thang các tỉnh Tây Bắc một vòng, trở lại Sài Gòn, thuê căn phòng nhỏ dưới chân cầu ông Lãnh mà sống đã được 3 năm rồi”.

Ở Sài Gòn nhưng ông rất quan tâm đến những người viết và dịch giả trẻ ở Hà Nội như Hải Ngọc, Cao Việt Dũng. Có điều ông tưởng nhầm Hải Ngọc là một dịch giả nữ. Ông cũng đang tập trung dịch một tập trong bộ sách chừng vài chục cuốn về triết học nhập môn cho sinh viên, do NXB Tri Thức ở Hà Nội đặt. Mối quan hệ giữa ông với quê cũ Hà Nội, chủ yếu vẫn là trên phương diện sách vở, internet.

Cơm gạo lứt, gia hạn visa và giao du với những người cùng sở thích, Nguyễn Tiến Văn không mấy quan tâm đến cái điện thoại di động của mình. Ông tủm tỉm kể: “Tôi vừa phát hiện ở xóm tôi có một ông lão đã học tiếng Nhật Bản 60 năm trời, trình độ uyên thâm! Chúng tôi thường đàm đạo với nhau không biết chán”.

Sau khi đã phiêu dạt qua hàng vạn cây số và đọc hàng vạn cuốn sách, ông Văn ngày càng thấy sự lớn lao của Lão Tử. Cái lẽ sống dịch giả Nguyễn Tiến Văn chiêm nghiệm được, tóm tắt như sau: “Con người ta phải biết quý sinh mệnh mình và quý sinh mệnh người khác. Nhưng, không phải cứ sống lâu là tốt. Dù có sống hơn người khác dăm chục năm thì có thấm gì với hàng triệu năm mà tự nhiên đã trải qua? Vấn đề là sống như thế nào”.

Ý nghĩa của kẻ sống lâu mà sống có văn hóa, theo ông, là: nếu không làm được gì tốt cho đời thì cũng đừng nên làm gì hại cuộc đời.

Viện Nghiên cứu xã hội (Viện NCXH) TP. HCM đã tiến hành các thủ tục để nhận 18.200 cuốn sách và tạp chí của nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Tiến Văn (Canada) trao tặng.

Anh Nguyễn Tiến Văn cũng tặng cho nhà thơ Sara gần 500 đầu sách góp phần vào tủ sách INRA của làng Chăm Mỹ Nghiệp.

(st)
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Đời không như ý mong cầu Empty Re: Đời không như ý mong cầu

Bài gửi by Tina Vu Mon Apr 26, 2010 7:33 pm

Cảm ơn anh TRUNG với bài sưu tầm

Đời không như ý mong cầu 508764 Đời không như ý mong cầu 552588
Tina Vu
Tina Vu

Tổng số bài gửi : 6002
Join date : 13/09/2009
Đến từ : Georgia USA

Về Đầu Trang Go down

Đời không như ý mong cầu Empty Re: Đời không như ý mong cầu

Bài gửi by TRUNG Mon Apr 26, 2010 8:13 pm

Mình cũng có ngồi nhậu với anh Văn một lần ở SG. Anh rất thông thái, khoáng đạt và uyên viễn. Thế gian luôn có những kẻ lạ lùng, tài hoa nhỉ!

"Đời không như ý mong cầu
Sớm mai xoã tóc thuyền lau xuôi dòng"



TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Đời không như ý mong cầu Empty Re: Đời không như ý mong cầu

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết