Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểuby phambachieu Today at 8:11 am
» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 4:26 am
» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 5:04 am
» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 3:59 am
» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Thu Feb 15, 2024 5:07 pm
» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Thu Feb 15, 2024 4:59 pm
» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Thu Feb 08, 2024 2:52 pm
» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Sun Jan 28, 2024 1:29 pm
» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 4:06 am
» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Jan 10, 2024 3:10 pm
» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 12:22 pm
» Tiếng Đai Hàn
by Admin Tue Dec 26, 2023 5:15 pm
» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 3:22 am
» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 4:34 am
» Trang thơ mới
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 1:04 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 12:52 pm
» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 8:39 am
» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 8:36 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 8:28 am
» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 4:09 am
» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Nov 22, 2023 11:24 pm
» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Nov 15, 2023 11:00 pm
» TIN BUỒN!
by dangphuong Wed Nov 15, 2023 6:56 pm
» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 12:30 am
» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 12:02 am
» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 2:22 am
» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 2:50 am
» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 3:30 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 2:32 am
» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 1:36 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 9:59 am
» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 3:17 am
» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 2:22 am
» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 2:13 am
» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 2:02 am
» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:58 am
» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:54 am
» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 11:16 am
» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Oct 02, 2023 6:58 pm
» Tặng khúc
by lyquangchinh Sun Oct 01, 2023 8:14 pm
» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 8:22 am
» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Sep 23, 2023 4:53 pm
» Thu cảm
by dangphuong Sat Sep 23, 2023 4:35 pm
» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 12:06 pm
» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sat Sep 16, 2023 6:35 pm
» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 15, 2023 9:57 pm
» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 1:29 am
» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 1:24 am
» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 7:38 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 2:52 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 2:46 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 1:58 am
» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 12:25 am
» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 12:22 am
» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 12:17 am
» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:41 pm
» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:25 pm
» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 6:49 pm
» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 4:19 pm
» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 12:16 pm
» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 7:53 am
» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 7:49 am
» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 27, 2023 4:07 pm
» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Aug 25, 2023 5:26 pm
» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Fri Aug 25, 2023 3:53 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 2:44 am
» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 1:10 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 1:50 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Thu Aug 17, 2023 3:53 pm
» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Tue Aug 15, 2023 3:23 pm
***Bàn về :...
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
***Bàn về :...
Ai Thắng Ai?...
Những ngày này, đi đâu trên khắp các
con đường ngỏ hẽm ở Việt Nam. Chúng ta đều thấy băng rôn in dòng chữ
“kỉ niệm 35 năm giải phóng Miền Nam – thống nhất đất nước”. Hòa cùng
không khí mừng “chiến thắng” này, tôi xin được bàn thêm về vấn đề “ai
thắng ai?” để mọi người cùng tham khảo và suy nghĩ về cuộc chiến này.
Muốn hay không cuộc chiến tranh hai
miền Nam – Bắc cũng sẽ nổ ra, vì Hà Nội có ý đồ nhảy vào miền Nam từ
lâu, và quyết tâm “giải phóng miền Nam”. Còn tổng thống miền Nam lúc đó
là Ngô Đình Diệm lại có chủ trương với Cộng sản “Thà giết lầm còn hơn
bỏ sót”. Đây là cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Làm
tổn hại không biết bao nhiều con người và cả tiền của. Với Miền Nam
Việt Nam: chết 220.000 lính, bị thương 1.170.000 người. Hoa Kỳ: chết
58.209 lính, bị thương 305.000. Miền Bắc Việt Nam: chết 1.100.000 lính,
bị thương hơn 700.000 người (Theo wikipedia).
Nhìn vào các con số, thật đáng kinh sợ. Đáng lẽ cuộc chiến này có thể tránh được.
a. Nếu ĐCS không vội làm cải cách ruộng đất theo sức ép của Liên Xô và Trung Quốc ta tập trung toàn lực cho kháng chiến
Với đà thắng lợi lớn sau Điện Biên Phủ
(1954), Pháp bị dồn đến chân tường và ta lại sẵn sàng dành cho họ một
số quyền lợi nhất định (sau này đỡ phải mời họ trở lại) để họ rút đi
trong danh dự, chắc chắn họ sẽ rút nhanh chóng. Vì nhân dân Pháp phản
đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, và phía bên kia lục địa đen, thuộc địa
của Pháp là Algéri đã bắt đầu đứng lên kháng chiến. Mặt khác, Pháp cũng
cần khôi phục lại nền kinh tế đã suy kiệt khi bị thua Đức. Và chính họ
cũng không muốn mang nợ Mỹ quá nhiều khi Mỹ có ý định hất cẳng họ.
b. Bản thân người Mỹ có cảm tình với chúng ta khi biết Việt Minh chống Nhật.
Bộ Tư lệnh Mỹ ở Côn Minh dưới thời tổng
thống Mỹ Roosevelt (1933-1945) cho máy bay mạo hiểm xuống núi rừng Việt
Bắc để liên hệ với ta, cử sỹ quan huấn luyện cho du kích của ta và giúp
ta 5.000 khẩu súng. Chính Cụ Hồ đã chỉ đạo cho lực lượng du kích của ta
đưa phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi máy bay nhảy dù thoát trao trả cho Mỹ.
Nhưng thấy ta mở chiến dịch biên giới
1950 nghiêng hẳn về phe XHCN, nhất là khi ta công khai hóa vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, thì Mỹ ủng hộ Pháp ồ ạt. Không có Mỹ ủng hộ mạnh
mẽ, chi tới 80% chiến phí Pháp không đủ khả năng kéo dài cuộc chiến.
Nếu Đảng Cộng sản khéo giấu mình chút nữa không đứng hẳn về phe XHCN
vội thì Mỹ không ủng hộ Pháp nhiều như thế, và có thể họ sẽ “TiTô hóa”
Việt Nam cũng nên (không chống phá Nam Tư, ủng hộ Nam Tư ở chừng mực
nhất định) và khi không có Mỹ chi viện cho Pháp tối đa, chúng ta cũng
chẳng cần nhiều sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc vẫn đánh thắng
Pháp.
c. Người Mỹ không có tham vọng về đất đai nhưng họ rất hăng hái ngăn chặn “làn sóng đỏ” lúc đó đang lan tràn
Vì vậy khi thấy Việt Nam sẵn sàng mang
xương máu của dân tộc mình ra làm lá chắn cho khối Cộng sản, làm người
lính đi đầu của phe XHCN – “Vinh gì hơn làm người lính đi đầu” (Tố
Hữu), thì Mỹ càng tăng cường ủng hộ chính quyền Sài Gòn và sau đó liều
mình đưa quân ồ ạt vào miền Nam. Trong tình thế này chúng ta mới cần có
sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc càng nhiều càng tốt để có đủ sức
mạnh đánh bại Mỹ. Món nợ đối với Liên Xô và Trung Quốc đến nay trả vẫn
chưa xong.
Chúng ta thắng, dĩ nhiên rồi! Nhưng phải trả cái giá quá đắt và bên
có lợi nhất chính là Liên Xô và Trung Quốc. Mỹ đã bị sa lầy ở Việt Nam,
thế và lực suy giảm trên trường quốc tế. Liên Xô có điều kiện tốt để
duy trì khối Đông Âu và nhảy sang Cu Ba, Châu Phi. Trung Quốc nhiều lần
dằn mặt Đài Loan và đòi Anh trao trả Hồng Kông (đã đạt được năm 1997).
Kho vũ khí lỗi thời của Liên Xô được
tiêu thụ mạnh ở Việt Nam vì chỉ người Việt Nam mới sử dụng có hiệu quả
những vũ khí lạc hậu ấy. Liên Xô chỉ viện trợ cho ta MIC17-19, SAM2,
tăng T34. ở thời điểm ấy họ đã giao vũ khí tối tân hơn như MIC21-23,
SAM3-4, tăng T54 cho nhiều nước Árập nhưng trong cuộc chiến tranh vùng
Vịnh cũng bị vũ khí của Mỹ đè bẹp.
Liên xô đã tan rã, xem như ta hết nợ.
Nhưng còn Bắc Kinh? Và cái giá đầu tiên phải trả cho Trung Quốc là
người Tàu có cớ để “dạy cho Việt Nam một bài học” (!)
d. Cuộc chiến tranh biên giới
Chúng ta là những người tử tế, thủy
chung với bạn bè và rất tin tưởng ở anh em. Khi bị người Tàu tát cho vỡ
mặt mới thấm thía cái tinh thần Quốc tế vô sản “vừa là đồng chí vừa là
anh em”.
Khi quân đội Trung Quốc tập trung ở
suốt dọc biên giới, phía Ấn Độ có báo cho ta nhưng tình báo quân đội
(Cục 2, sau này là Tổng Cục 2) vẫn bỏ ngoài tai. Đặng Tiểu Bình ra đòn
bất ngờ: xua quân ào ạt tràn qua suốt dọc biên giới phía Bắc khi lực
lượng tinh nhuệ của ta dồn hết xuống phía Nam ngăn chặn bọn Pônpốt (do
Tàu sai khiến đánh phá biên giới Tây Nam). Nhưng họ cũng phải rút nhanh
vì những bài học Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… còn đó. Đến Mỹ cũng còn
phải cuốn cờ thì Tàu CS chưa phải là cái gì ghê gớm nhé.
Hiện nay họ đang gặm nhấm dần biên
cương trên đất và trên biển của ta. Chiếm Hoàng Sa rồi, nay còn muốn
nuốt cả Trường Sa nữa. Vừa rồi họ trắng trợn công bố bản đồ hình “lưỡi
bò” mới nhất của họ buộc Bộ Ngoại giao của ta phải lên tiếng phản đối.
Nhưng tiếc rằng nhân dân thì không ai được biểu tình về vấn đề biên
giới. Quốc hội đã thông qua vội vã những hiệp định ký với Trung Quốc
vừa qua là không hợp lòng dân. Vấn đề này phải được trưng cầu dân ý mới
hợp hiến.
Thất bại về số thương vong
Khi lướt qua những chặng đường máu lửa
của các cuộc chiến tranh, đặc biệt cuộc chiến tranh với Mỹ, tôi xin
mạnh dạn nêu thêm một vấn đề đến nay còn làm nhức nhối chúng ta. Đó là
số thương vong, cái giá phải trả cho những chiến công. Cách đánh của ta
ở nhiều chiến dịch, nhiều trận là cách đánh không tiếc xương máu của
lính và cũng do ta chịu ảnh hưởng nặng nề của Liên Xô và Trung Quốc.Trong chiến tranh Liên Xô mất 20 triệu (1/3 là quân đội), Trung Quốc
mất cả triệu người họ vẫn còn khá nhiều. Còn chúng ta trong chiến dịch
Tết Mậu thân 1968 số thương vong quá lớn (hơn 630.000 người chết và bị
thương). Chọn đúng mờ sáng mùng 1 Tết âm lịch để giành thế bất ngờ khi
nổ súng ở khắp nơi là điều làm nhiều người đến nay còn trăn trở. Đợt 1
đồng loạt nổ súng nhưng không thành công. Ta dồn toàn bộ lực lượng còn
lại đánh tiếp đợt 2. Khi yếu tố bất ngờ đã mất, địch chủ động đối phó
làm cho số thương vong của ta tăng vọt.
Không khí đau thương cũng bao trùm Huế.
Khi phải rút bỏ Huế, ai đã ra lệnh giết hàng nghìn người trong đó có cả
dân thường bị bắt oan khi ta không có điều kiện đưa họ đi xa. Tác phẩm
“Dải khăn sô cho Huế” (Nhã Ca) vẫn còn đó như một minh chứng sống hùng
hồn nhất.
“Mùa hè đỏ lửa” ở Quảng Trị
1972 số thương vong cũng hết sức nặng nề, có 2.767 lính QĐNDVN đã chết,
43 bị bắt sống. Đây không phải là địa bàn chiến lược nhưng chúng ta cứ
đổ quân vào cái “cối xay thịt” không tiếc người.
Sự hy sinh trong chiến đấu là điều
không tránh khỏi, nhưng sự mất mát quá nhiều là điều cần phải nói.
Chiến thắng chỉ có ý nghĩa lớn lao khi số người chết ở giới hạn cho
phép.
Đã đến lúc phải công bố rõ ràng số
thương vong trong các cuộc chiến tranh vừa qua. Đến nay con số cứ mập
mờ, mỗi tài liệu nói một khác. Ở Liên Xô và Mỹ người ta làm điều này
minh bạch. Mặc dù thua ở Việt Nam, người Mỹ vẫn xây bức tường chiến
tranh Việt Nam ngay tại thủ đô của họ, khắc tên tuổi những người đã mất.
Việc công bố chính thức số người chết
trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam vừa qua là cần thiết vì nó liên
quan đến cả tinh thần và ý thức hệ của chúng ta nữa.
“Ai thắng ai” về kinh tế và ý thức hệ?
1. Về kinh tế
Sau những cuộc chiến tranh kéo dài mặc
dù chúng ta đã thu được “những thắng lợi to lớn” nhưng đã vấp phải
những sai lầm nghiêm trọng về phát triển kinh tế nên xã hội rơi vào
tình trạng suy thoái kéo dài, tụt hậu về kinh tế, có nguy cơ đứng bên
bờ vực thẳm. Đại hội VI đưa ra đường lối “đổi mới”. Nhưng quá muộn và
thực ra là ta trở lại con đường mà chính chúng ta đã phá: Kinh tế thị
trường.
Nếu nền kinh tế thị trường phôi thai ở
miền Bắc và bước đầu phát triển ở miền Nam được chúng ta duy trì và
phát triển thì đâu đến nỗi? Với một dân tộc anh hùng, cần cù, thông
minh có hơn 80 triệu dân, với một đất nước giàu tài nguyên nếu chúng ta
đổi mới nhanh chóng, mạnh mẽ hơn, dân chủ tự do hơn thì đất nước phát
triển nhanh hơn nhiều. Đảng vì dân, dân vì Đảng thì nhất định chúng ta
sẽ tăng tốc, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Hiện nay phải nói thẳng là chúng ta đang rơi vào những mâu
thuẫn mới:
Đảng cứ muốn duy trì chế độ Đảng trị.
Dân muốn chế độ dân chủ pháp trị.
Đảng muốn xây dựng CNXH nhưng kinh tế
lại theo đường lối TBCN nên mới có một định đề lạ lùng: “Phát triển
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.
Phát triển kinh tế thị trường để cho
dân giàu nước mạnh. Muốn hay không chúng ta phải có những mối quan hệ
tốt với các nước tư bản, nhất là ba nước Pháp, Nhật, Mỹ từng là kẻ thù
của chúng ta.
“Thời chống Mỹ cứu nước đã qua”
“Thời rước Mỹ cứu nước đã đến rồi”
Chơi với Mỹ để giàu lên là tốt chứ sao.
Không giàu có, không mạnh lên ta sẽ bị Trung Quốc ăn hiếp. Con đường
cứu nước bây giờ là con đường dân giàu nước mạnh, khoa học kỹ thuật
phát triển, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Hòa Kỳ vốn là người quân
tử ra phết! Họ đánh Nhật tan hoang và cùng với Đồng minh nện cho Đức
tơi tả nhưng khi kẻ thù ngã ngựa họ lại sẵn sàng nâng đỡ, tạo điều kiện
cho Đức và Nhật nhảy vọt.
2. Về ý thức hệ
Lý tưởng Cộng sản, tinh thần quốc tế vô
sản là ý thức hệ xuyên suốt một chặng đường lịch sử nước ta từ khi Đảng
CS nắm quyền. Lý tưởng XHCN ban đầu có một sức hút ghê gớm nhưng rồi
thực tế không mấy tốt đẹp, chuyên chính vô sản bóp nghẹt tự do dân chủ,
kinh tế tập trung đã đẩy lùi sản xuất làm cho nhiều người ngã lòng.
Trên thế giới nhiều nhà văn, nhà chính
trị nổi tiếng cũng mất lòng tin vào CNXH khi thấy cả một hệ thống XHCN
bị sụp đổ nhanh chóng. Louis Aragon, một nhà thơ CS Pháp, một UVTW Đảng
đã viết những câu thơ được một nhạc sỹ phổ nhạc và nhiều người hát:
“Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” cuối đời đã hối hận và lên tiếng:
Phải đổi mới CNXH!
Còn nguyên Tổng bí thư Đảng CS Pháp là
Robert Hue mới đây đã viết một cuốn sách nói rõ tội ác của CNCS, ông
khẳng định: “đó là một chế độ giết người” (ý nói tới Liên Xô, Trung
Quốc, Pônpốt). Năm 2005 Đại hội đảng CS Nhật mà ông Phan Diễn được mời
sang dự đã tuyên bố từ bỏ CN Mác-Lênin.
TS Đổ Xuân Thọ – đảng viên ĐCSVN trong
một bài viết mới đây, đã tha thiết yêu cầu từ bỏ chủ nghĩa Mac-Lênin,
thay vào đó là chủ nghĩa dân tộc làm cơ sở chính trị và tư tưởng cho
Đảng. Và rất nhiều đảng viên ĐCS ngày nay cũng đồng tình về lý luận của
TS Thọ.
Rõ ràng lý tưởng CS đã bị xói mòn,
nhưng Nông Đức Mạnh vẫn khẳng định “Đảng quyết tâm xây dựng CNXH ở Việt
Nam và tiến lên CNCS”. Đấy là việc của Đảng, Đảng cứ làm. Chỉ mong rằng
những người khác cũng có quyền thành lập Đảng của họ mà hiến pháp không
cấm. Người dân được phát biểu chính kiến của mình mà không bị đàn áp.
Thay lời kết
Cho dù có nhiều ý kiến để lý giải sự
thất bại của Miền Nam như: đời sống chính trị-xã hội phân hóa, thiếu
những người lãnh đạo tài đức sau khi Ngô Đình Diệm mất đi, thiếu sự
đoàn kết của toàn dân, kinh tế phụ thuộc, sự phản bội của Đồng Minh Hoa
Kỳ, bị chi phối bởi những thế lực chính trị thế giới trong bối cảnh
chiến tranh lạnh…Tất cả không sai.
Tuy nhiên, theo tôi, cái yếu tố nền
tảng đã làm cho nhân dân Miền Nam thua cuộc chính là cái yếu tố mang
tính “bản chất” của người Miền Nam, cái bản chất hiền hòa, vị tha,
không muốn hơn thua, tranh đoạt. Cái bản chất uyên nguyên đó lại được
trau dồi trong một nền văn hóa tự do, dân chủ, nhân bản, và thấm đẫm
tinh thần đạo lý từ bi, bác ái của các tôn giáo chuộng cái lý, cái
tình, hơn là bạo lực sắt máu…Chính điều đó đã làm cho Miền Nam đổ sập
để bị đè đầu cởi cổ của bọn người luôn chọn bạo lực như phương tiện tối
ưu, chọn dối trá, đê hèn để biện minh cho mục tiêu chiến thắng.
Phải chăng cũng chính sự khác biệt căn
cốt đó mà đã 35 thống nhất Đất Nước rồi, toàn dân qui về một mối rồi,
nhưng lòng người thì vẫn còn phân chia, hận thù về “nợ máu” vần hằn sâu
trong tim óc nhiều người miền Bắc.
Ông cha ta thường nói “Giận thì giận mà
thương thì thương”. Cuộc chiến khốc liệt kết thúc vào tháng 4/1975 là
một kinh nghiệm quá đau thương cho cả dân tộc. Nó tạo ra sự chia rẽ,
phân hoá cùng cực trong lòng con dân Việt. Ai cũng biết đoàn kết là
quan trọng và ai cũng kêu gọi đoàn kết, nhưng xem ra tình hình còn lâu
quốc dân Việt mới kết đoàn thành một khối để xây dựng và bảo vệ đất
nước, một khi chúng ta không mổ xẻ rốt ráo vấn đề mà vẫn cưu mang tư
duy “chiến thắng” từ khi Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.
“Trải qua bao năm tháng suốt từ trước
Cách Mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và
chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần
được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hy sinh của
những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi… Tiếc rằng một số năm sau
đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận
dụng một cách máy móc, một chiều…. xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say
sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện
phân biệt thắng- thua, bởi những kỳ thị ta – ngụy…” — Cố thủ tướng Võ
Văn Kiệt phát biểu trong Quốc hội khóa IX (1992).
Xã hội của chúng ta có nhiều thành tựu
lớn lao, nhưng cũng vấp phải những sai lầm không nhỏ và còn nhiều điều
phải bàn. Nhìn lại quá khứ để hướng về tương lai. Không thể phủ nhận
được những công lao của Đảng CS đối với đất nước với dân tộc nhưng cũng
không thể không nói tới những sai lầm do chủ trương đường lối của Đảng
vạch ra đã làm cho nước ta một thời gian dài nghèo đói, tụt hậu.
Công cuộc đổi mới đã làm hơn 20 năm
nay, nhưng vẫn chưa có gì đáng kể. Xã hội, đô thị chúng ta có phần đổi
mới, nhưng phần lớn là nhờ những đồng vốn ODA từ nước ngoài. Khi Đảng
đã nhiều lần tuyên bố: Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, nhất
là khi ông Tổng bí thư Đảng hiện nay lại nói rõ: Đảng sẵn sàng lắng
nghe những ý kiến khác biệt, kể cả những chính kiến trái chiều nên tôi
mạnh dạn viết bài này.
Thừa sức chạy mà phải đi bước một
Có thể nào thấy mái nhà đang dột
Lại ngồi yên chờ trời hết mưa rơi…
Tôi xin làm một tia nắng nhỏ nhoi
Thêm chút sáng trong căn nhà ngói mới
Cùng mọi người nhanh chân bước tới
Trên đường đua chẳng ai đợi chờ ta…
Quay lại vấn đề đầu bài. “Ai thắng
ai?”. Xin thưa rằng: chúng ta đã chiến thắng trong một cuộc chiến phi
nghĩa. Nhưng chúng ta lại thua họ rất nhiều điều: về con số thương
vong, về kinh tế, về ý thức hệ, về bản tính hiền hòa, vị tha, không
muốn hơn thua, tranh đoạt, về lựa chọn dối trá, đê hèn để biện minh cho
mục tiêu xây dựng chế độ toàn trị dựa trên chủ nghĩa cộng sản quốc tế,
đã bị lịch sử bóp chết từ lâu…
Lê Huy
Cần Thơ
Những ngày này, đi đâu trên khắp các
con đường ngỏ hẽm ở Việt Nam. Chúng ta đều thấy băng rôn in dòng chữ
“kỉ niệm 35 năm giải phóng Miền Nam – thống nhất đất nước”. Hòa cùng
không khí mừng “chiến thắng” này, tôi xin được bàn thêm về vấn đề “ai
thắng ai?” để mọi người cùng tham khảo và suy nghĩ về cuộc chiến này.
Muốn hay không cuộc chiến tranh hai
miền Nam – Bắc cũng sẽ nổ ra, vì Hà Nội có ý đồ nhảy vào miền Nam từ
lâu, và quyết tâm “giải phóng miền Nam”. Còn tổng thống miền Nam lúc đó
là Ngô Đình Diệm lại có chủ trương với Cộng sản “Thà giết lầm còn hơn
bỏ sót”. Đây là cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Làm
tổn hại không biết bao nhiều con người và cả tiền của. Với Miền Nam
Việt Nam: chết 220.000 lính, bị thương 1.170.000 người. Hoa Kỳ: chết
58.209 lính, bị thương 305.000. Miền Bắc Việt Nam: chết 1.100.000 lính,
bị thương hơn 700.000 người (Theo wikipedia).
Nhìn vào các con số, thật đáng kinh sợ. Đáng lẽ cuộc chiến này có thể tránh được.
a. Nếu ĐCS không vội làm cải cách ruộng đất theo sức ép của Liên Xô và Trung Quốc ta tập trung toàn lực cho kháng chiến
Với đà thắng lợi lớn sau Điện Biên Phủ
(1954), Pháp bị dồn đến chân tường và ta lại sẵn sàng dành cho họ một
số quyền lợi nhất định (sau này đỡ phải mời họ trở lại) để họ rút đi
trong danh dự, chắc chắn họ sẽ rút nhanh chóng. Vì nhân dân Pháp phản
đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, và phía bên kia lục địa đen, thuộc địa
của Pháp là Algéri đã bắt đầu đứng lên kháng chiến. Mặt khác, Pháp cũng
cần khôi phục lại nền kinh tế đã suy kiệt khi bị thua Đức. Và chính họ
cũng không muốn mang nợ Mỹ quá nhiều khi Mỹ có ý định hất cẳng họ.
b. Bản thân người Mỹ có cảm tình với chúng ta khi biết Việt Minh chống Nhật.
Bộ Tư lệnh Mỹ ở Côn Minh dưới thời tổng
thống Mỹ Roosevelt (1933-1945) cho máy bay mạo hiểm xuống núi rừng Việt
Bắc để liên hệ với ta, cử sỹ quan huấn luyện cho du kích của ta và giúp
ta 5.000 khẩu súng. Chính Cụ Hồ đã chỉ đạo cho lực lượng du kích của ta
đưa phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi máy bay nhảy dù thoát trao trả cho Mỹ.
Nhưng thấy ta mở chiến dịch biên giới
1950 nghiêng hẳn về phe XHCN, nhất là khi ta công khai hóa vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, thì Mỹ ủng hộ Pháp ồ ạt. Không có Mỹ ủng hộ mạnh
mẽ, chi tới 80% chiến phí Pháp không đủ khả năng kéo dài cuộc chiến.
Nếu Đảng Cộng sản khéo giấu mình chút nữa không đứng hẳn về phe XHCN
vội thì Mỹ không ủng hộ Pháp nhiều như thế, và có thể họ sẽ “TiTô hóa”
Việt Nam cũng nên (không chống phá Nam Tư, ủng hộ Nam Tư ở chừng mực
nhất định) và khi không có Mỹ chi viện cho Pháp tối đa, chúng ta cũng
chẳng cần nhiều sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc vẫn đánh thắng
Pháp.
c. Người Mỹ không có tham vọng về đất đai nhưng họ rất hăng hái ngăn chặn “làn sóng đỏ” lúc đó đang lan tràn
Vì vậy khi thấy Việt Nam sẵn sàng mang
xương máu của dân tộc mình ra làm lá chắn cho khối Cộng sản, làm người
lính đi đầu của phe XHCN – “Vinh gì hơn làm người lính đi đầu” (Tố
Hữu), thì Mỹ càng tăng cường ủng hộ chính quyền Sài Gòn và sau đó liều
mình đưa quân ồ ạt vào miền Nam. Trong tình thế này chúng ta mới cần có
sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc càng nhiều càng tốt để có đủ sức
mạnh đánh bại Mỹ. Món nợ đối với Liên Xô và Trung Quốc đến nay trả vẫn
chưa xong.
Chúng ta thắng, dĩ nhiên rồi! Nhưng phải trả cái giá quá đắt và bên
có lợi nhất chính là Liên Xô và Trung Quốc. Mỹ đã bị sa lầy ở Việt Nam,
thế và lực suy giảm trên trường quốc tế. Liên Xô có điều kiện tốt để
duy trì khối Đông Âu và nhảy sang Cu Ba, Châu Phi. Trung Quốc nhiều lần
dằn mặt Đài Loan và đòi Anh trao trả Hồng Kông (đã đạt được năm 1997).
Kho vũ khí lỗi thời của Liên Xô được
tiêu thụ mạnh ở Việt Nam vì chỉ người Việt Nam mới sử dụng có hiệu quả
những vũ khí lạc hậu ấy. Liên Xô chỉ viện trợ cho ta MIC17-19, SAM2,
tăng T34. ở thời điểm ấy họ đã giao vũ khí tối tân hơn như MIC21-23,
SAM3-4, tăng T54 cho nhiều nước Árập nhưng trong cuộc chiến tranh vùng
Vịnh cũng bị vũ khí của Mỹ đè bẹp.
Liên xô đã tan rã, xem như ta hết nợ.
Nhưng còn Bắc Kinh? Và cái giá đầu tiên phải trả cho Trung Quốc là
người Tàu có cớ để “dạy cho Việt Nam một bài học” (!)
d. Cuộc chiến tranh biên giới
Chúng ta là những người tử tế, thủy
chung với bạn bè và rất tin tưởng ở anh em. Khi bị người Tàu tát cho vỡ
mặt mới thấm thía cái tinh thần Quốc tế vô sản “vừa là đồng chí vừa là
anh em”.
Khi quân đội Trung Quốc tập trung ở
suốt dọc biên giới, phía Ấn Độ có báo cho ta nhưng tình báo quân đội
(Cục 2, sau này là Tổng Cục 2) vẫn bỏ ngoài tai. Đặng Tiểu Bình ra đòn
bất ngờ: xua quân ào ạt tràn qua suốt dọc biên giới phía Bắc khi lực
lượng tinh nhuệ của ta dồn hết xuống phía Nam ngăn chặn bọn Pônpốt (do
Tàu sai khiến đánh phá biên giới Tây Nam). Nhưng họ cũng phải rút nhanh
vì những bài học Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… còn đó. Đến Mỹ cũng còn
phải cuốn cờ thì Tàu CS chưa phải là cái gì ghê gớm nhé.
Hiện nay họ đang gặm nhấm dần biên
cương trên đất và trên biển của ta. Chiếm Hoàng Sa rồi, nay còn muốn
nuốt cả Trường Sa nữa. Vừa rồi họ trắng trợn công bố bản đồ hình “lưỡi
bò” mới nhất của họ buộc Bộ Ngoại giao của ta phải lên tiếng phản đối.
Nhưng tiếc rằng nhân dân thì không ai được biểu tình về vấn đề biên
giới. Quốc hội đã thông qua vội vã những hiệp định ký với Trung Quốc
vừa qua là không hợp lòng dân. Vấn đề này phải được trưng cầu dân ý mới
hợp hiến.
Thất bại về số thương vong
Khi lướt qua những chặng đường máu lửa
của các cuộc chiến tranh, đặc biệt cuộc chiến tranh với Mỹ, tôi xin
mạnh dạn nêu thêm một vấn đề đến nay còn làm nhức nhối chúng ta. Đó là
số thương vong, cái giá phải trả cho những chiến công. Cách đánh của ta
ở nhiều chiến dịch, nhiều trận là cách đánh không tiếc xương máu của
lính và cũng do ta chịu ảnh hưởng nặng nề của Liên Xô và Trung Quốc.Trong chiến tranh Liên Xô mất 20 triệu (1/3 là quân đội), Trung Quốc
mất cả triệu người họ vẫn còn khá nhiều. Còn chúng ta trong chiến dịch
Tết Mậu thân 1968 số thương vong quá lớn (hơn 630.000 người chết và bị
thương). Chọn đúng mờ sáng mùng 1 Tết âm lịch để giành thế bất ngờ khi
nổ súng ở khắp nơi là điều làm nhiều người đến nay còn trăn trở. Đợt 1
đồng loạt nổ súng nhưng không thành công. Ta dồn toàn bộ lực lượng còn
lại đánh tiếp đợt 2. Khi yếu tố bất ngờ đã mất, địch chủ động đối phó
làm cho số thương vong của ta tăng vọt.
Không khí đau thương cũng bao trùm Huế.
Khi phải rút bỏ Huế, ai đã ra lệnh giết hàng nghìn người trong đó có cả
dân thường bị bắt oan khi ta không có điều kiện đưa họ đi xa. Tác phẩm
“Dải khăn sô cho Huế” (Nhã Ca) vẫn còn đó như một minh chứng sống hùng
hồn nhất.
“Mùa hè đỏ lửa” ở Quảng Trị
1972 số thương vong cũng hết sức nặng nề, có 2.767 lính QĐNDVN đã chết,
43 bị bắt sống. Đây không phải là địa bàn chiến lược nhưng chúng ta cứ
đổ quân vào cái “cối xay thịt” không tiếc người.
Sự hy sinh trong chiến đấu là điều
không tránh khỏi, nhưng sự mất mát quá nhiều là điều cần phải nói.
Chiến thắng chỉ có ý nghĩa lớn lao khi số người chết ở giới hạn cho
phép.
Đã đến lúc phải công bố rõ ràng số
thương vong trong các cuộc chiến tranh vừa qua. Đến nay con số cứ mập
mờ, mỗi tài liệu nói một khác. Ở Liên Xô và Mỹ người ta làm điều này
minh bạch. Mặc dù thua ở Việt Nam, người Mỹ vẫn xây bức tường chiến
tranh Việt Nam ngay tại thủ đô của họ, khắc tên tuổi những người đã mất.
Việc công bố chính thức số người chết
trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam vừa qua là cần thiết vì nó liên
quan đến cả tinh thần và ý thức hệ của chúng ta nữa.
“Ai thắng ai” về kinh tế và ý thức hệ?
1. Về kinh tế
Sau những cuộc chiến tranh kéo dài mặc
dù chúng ta đã thu được “những thắng lợi to lớn” nhưng đã vấp phải
những sai lầm nghiêm trọng về phát triển kinh tế nên xã hội rơi vào
tình trạng suy thoái kéo dài, tụt hậu về kinh tế, có nguy cơ đứng bên
bờ vực thẳm. Đại hội VI đưa ra đường lối “đổi mới”. Nhưng quá muộn và
thực ra là ta trở lại con đường mà chính chúng ta đã phá: Kinh tế thị
trường.
Nếu nền kinh tế thị trường phôi thai ở
miền Bắc và bước đầu phát triển ở miền Nam được chúng ta duy trì và
phát triển thì đâu đến nỗi? Với một dân tộc anh hùng, cần cù, thông
minh có hơn 80 triệu dân, với một đất nước giàu tài nguyên nếu chúng ta
đổi mới nhanh chóng, mạnh mẽ hơn, dân chủ tự do hơn thì đất nước phát
triển nhanh hơn nhiều. Đảng vì dân, dân vì Đảng thì nhất định chúng ta
sẽ tăng tốc, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Hiện nay phải nói thẳng là chúng ta đang rơi vào những mâu
thuẫn mới:
Đảng cứ muốn duy trì chế độ Đảng trị.
Dân muốn chế độ dân chủ pháp trị.
Đảng muốn xây dựng CNXH nhưng kinh tế
lại theo đường lối TBCN nên mới có một định đề lạ lùng: “Phát triển
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.
Phát triển kinh tế thị trường để cho
dân giàu nước mạnh. Muốn hay không chúng ta phải có những mối quan hệ
tốt với các nước tư bản, nhất là ba nước Pháp, Nhật, Mỹ từng là kẻ thù
của chúng ta.
“Thời chống Mỹ cứu nước đã qua”
“Thời rước Mỹ cứu nước đã đến rồi”
Chơi với Mỹ để giàu lên là tốt chứ sao.
Không giàu có, không mạnh lên ta sẽ bị Trung Quốc ăn hiếp. Con đường
cứu nước bây giờ là con đường dân giàu nước mạnh, khoa học kỹ thuật
phát triển, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Hòa Kỳ vốn là người quân
tử ra phết! Họ đánh Nhật tan hoang và cùng với Đồng minh nện cho Đức
tơi tả nhưng khi kẻ thù ngã ngựa họ lại sẵn sàng nâng đỡ, tạo điều kiện
cho Đức và Nhật nhảy vọt.
2. Về ý thức hệ
Lý tưởng Cộng sản, tinh thần quốc tế vô
sản là ý thức hệ xuyên suốt một chặng đường lịch sử nước ta từ khi Đảng
CS nắm quyền. Lý tưởng XHCN ban đầu có một sức hút ghê gớm nhưng rồi
thực tế không mấy tốt đẹp, chuyên chính vô sản bóp nghẹt tự do dân chủ,
kinh tế tập trung đã đẩy lùi sản xuất làm cho nhiều người ngã lòng.
Trên thế giới nhiều nhà văn, nhà chính
trị nổi tiếng cũng mất lòng tin vào CNXH khi thấy cả một hệ thống XHCN
bị sụp đổ nhanh chóng. Louis Aragon, một nhà thơ CS Pháp, một UVTW Đảng
đã viết những câu thơ được một nhạc sỹ phổ nhạc và nhiều người hát:
“Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” cuối đời đã hối hận và lên tiếng:
Phải đổi mới CNXH!
Còn nguyên Tổng bí thư Đảng CS Pháp là
Robert Hue mới đây đã viết một cuốn sách nói rõ tội ác của CNCS, ông
khẳng định: “đó là một chế độ giết người” (ý nói tới Liên Xô, Trung
Quốc, Pônpốt). Năm 2005 Đại hội đảng CS Nhật mà ông Phan Diễn được mời
sang dự đã tuyên bố từ bỏ CN Mác-Lênin.
TS Đổ Xuân Thọ – đảng viên ĐCSVN trong
một bài viết mới đây, đã tha thiết yêu cầu từ bỏ chủ nghĩa Mac-Lênin,
thay vào đó là chủ nghĩa dân tộc làm cơ sở chính trị và tư tưởng cho
Đảng. Và rất nhiều đảng viên ĐCS ngày nay cũng đồng tình về lý luận của
TS Thọ.
Rõ ràng lý tưởng CS đã bị xói mòn,
nhưng Nông Đức Mạnh vẫn khẳng định “Đảng quyết tâm xây dựng CNXH ở Việt
Nam và tiến lên CNCS”. Đấy là việc của Đảng, Đảng cứ làm. Chỉ mong rằng
những người khác cũng có quyền thành lập Đảng của họ mà hiến pháp không
cấm. Người dân được phát biểu chính kiến của mình mà không bị đàn áp.
Thay lời kết
Cho dù có nhiều ý kiến để lý giải sự
thất bại của Miền Nam như: đời sống chính trị-xã hội phân hóa, thiếu
những người lãnh đạo tài đức sau khi Ngô Đình Diệm mất đi, thiếu sự
đoàn kết của toàn dân, kinh tế phụ thuộc, sự phản bội của Đồng Minh Hoa
Kỳ, bị chi phối bởi những thế lực chính trị thế giới trong bối cảnh
chiến tranh lạnh…Tất cả không sai.
Tuy nhiên, theo tôi, cái yếu tố nền
tảng đã làm cho nhân dân Miền Nam thua cuộc chính là cái yếu tố mang
tính “bản chất” của người Miền Nam, cái bản chất hiền hòa, vị tha,
không muốn hơn thua, tranh đoạt. Cái bản chất uyên nguyên đó lại được
trau dồi trong một nền văn hóa tự do, dân chủ, nhân bản, và thấm đẫm
tinh thần đạo lý từ bi, bác ái của các tôn giáo chuộng cái lý, cái
tình, hơn là bạo lực sắt máu…Chính điều đó đã làm cho Miền Nam đổ sập
để bị đè đầu cởi cổ của bọn người luôn chọn bạo lực như phương tiện tối
ưu, chọn dối trá, đê hèn để biện minh cho mục tiêu chiến thắng.
Phải chăng cũng chính sự khác biệt căn
cốt đó mà đã 35 thống nhất Đất Nước rồi, toàn dân qui về một mối rồi,
nhưng lòng người thì vẫn còn phân chia, hận thù về “nợ máu” vần hằn sâu
trong tim óc nhiều người miền Bắc.
Ông cha ta thường nói “Giận thì giận mà
thương thì thương”. Cuộc chiến khốc liệt kết thúc vào tháng 4/1975 là
một kinh nghiệm quá đau thương cho cả dân tộc. Nó tạo ra sự chia rẽ,
phân hoá cùng cực trong lòng con dân Việt. Ai cũng biết đoàn kết là
quan trọng và ai cũng kêu gọi đoàn kết, nhưng xem ra tình hình còn lâu
quốc dân Việt mới kết đoàn thành một khối để xây dựng và bảo vệ đất
nước, một khi chúng ta không mổ xẻ rốt ráo vấn đề mà vẫn cưu mang tư
duy “chiến thắng” từ khi Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.
“Trải qua bao năm tháng suốt từ trước
Cách Mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và
chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần
được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hy sinh của
những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi… Tiếc rằng một số năm sau
đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận
dụng một cách máy móc, một chiều…. xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say
sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện
phân biệt thắng- thua, bởi những kỳ thị ta – ngụy…” — Cố thủ tướng Võ
Văn Kiệt phát biểu trong Quốc hội khóa IX (1992).
Xã hội của chúng ta có nhiều thành tựu
lớn lao, nhưng cũng vấp phải những sai lầm không nhỏ và còn nhiều điều
phải bàn. Nhìn lại quá khứ để hướng về tương lai. Không thể phủ nhận
được những công lao của Đảng CS đối với đất nước với dân tộc nhưng cũng
không thể không nói tới những sai lầm do chủ trương đường lối của Đảng
vạch ra đã làm cho nước ta một thời gian dài nghèo đói, tụt hậu.
Công cuộc đổi mới đã làm hơn 20 năm
nay, nhưng vẫn chưa có gì đáng kể. Xã hội, đô thị chúng ta có phần đổi
mới, nhưng phần lớn là nhờ những đồng vốn ODA từ nước ngoài. Khi Đảng
đã nhiều lần tuyên bố: Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, nhất
là khi ông Tổng bí thư Đảng hiện nay lại nói rõ: Đảng sẵn sàng lắng
nghe những ý kiến khác biệt, kể cả những chính kiến trái chiều nên tôi
mạnh dạn viết bài này.
Thừa sức chạy mà phải đi bước một
Có thể nào thấy mái nhà đang dột
Lại ngồi yên chờ trời hết mưa rơi…
Tôi xin làm một tia nắng nhỏ nhoi
Thêm chút sáng trong căn nhà ngói mới
Cùng mọi người nhanh chân bước tới
Trên đường đua chẳng ai đợi chờ ta…
Quay lại vấn đề đầu bài. “Ai thắng
ai?”. Xin thưa rằng: chúng ta đã chiến thắng trong một cuộc chiến phi
nghĩa. Nhưng chúng ta lại thua họ rất nhiều điều: về con số thương
vong, về kinh tế, về ý thức hệ, về bản tính hiền hòa, vị tha, không
muốn hơn thua, tranh đoạt, về lựa chọn dối trá, đê hèn để biện minh cho
mục tiêu xây dựng chế độ toàn trị dựa trên chủ nghĩa cộng sản quốc tế,
đã bị lịch sử bóp chết từ lâu…
Lê Huy
Cần Thơ
Re: ***Bàn về :...
Đọc xong chỉ thấy buồn...nhũn não !
vânsơn- Tổng số bài gửi : 3633
Join date : 17/09/2009
Re: ***Bàn về :...
Trời đất! Đã 35 năm rồi không đủ để chúng ta ăn năn và đớn đau sao mà cò bàn cải và thắc mắc "Ai Thắng Ai?"
Để tôi kể các bạn nghe một câu chuyện thuộc vào loại giáo khoa thư:
Trong bàn tiệc nhậu nhẹt người ta thấy Bắc có vẽ vui và khoái chí nên hỏi Bắc hôm nay có gì mà hứng chí dữ vậy? Bắc huyên thuyên trả lời: "Không vui sao được... Sáng nay tôi vừa mới chém thằng Nam em tôi đứt một cánh tay rồi.."
Mọi người sững sốt " Nó là em ruột của anh mà ... Sao anh lại chém em anh...?" Bắc vẫn còn như tức giận "Thì cũng tại cái miếng đất hương hoả.. Tôi muốn rào lại để trồng lúa. Nó thì muốn ban ruộng ra để xây một nhà máy xay lúa.. Cải hoài không xong nó qua nhà hàng xóm kiếm một cái đòn gánh quánh tôi bể đầu nên tôi cũng chạy qua nhà hàng xóm mượn một cái rựa chém nó cụt hết một cánh tay... "
Mọi người bất bình :"Vậy mà anh còn vui vẻ nhậu nhẹt với chúng tôi...? Rồi bây giờ thằng Nam em anh ra sao rồi?" Bắc đắc chí: "Tôi thấy máu nó ra nhiều .. cầu mong cho nó chết sớm chừng nào hay chừng đó.."
Mọi người trong bàn nhậu bất mãn bỏ đi hết ...
Để tôi kể các bạn nghe một câu chuyện thuộc vào loại giáo khoa thư:
Trong bàn tiệc nhậu nhẹt người ta thấy Bắc có vẽ vui và khoái chí nên hỏi Bắc hôm nay có gì mà hứng chí dữ vậy? Bắc huyên thuyên trả lời: "Không vui sao được... Sáng nay tôi vừa mới chém thằng Nam em tôi đứt một cánh tay rồi.."
Mọi người sững sốt " Nó là em ruột của anh mà ... Sao anh lại chém em anh...?" Bắc vẫn còn như tức giận "Thì cũng tại cái miếng đất hương hoả.. Tôi muốn rào lại để trồng lúa. Nó thì muốn ban ruộng ra để xây một nhà máy xay lúa.. Cải hoài không xong nó qua nhà hàng xóm kiếm một cái đòn gánh quánh tôi bể đầu nên tôi cũng chạy qua nhà hàng xóm mượn một cái rựa chém nó cụt hết một cánh tay... "
Mọi người bất bình :"Vậy mà anh còn vui vẻ nhậu nhẹt với chúng tôi...? Rồi bây giờ thằng Nam em anh ra sao rồi?" Bắc đắc chí: "Tôi thấy máu nó ra nhiều .. cầu mong cho nó chết sớm chừng nào hay chừng đó.."
Mọi người trong bàn nhậu bất mãn bỏ đi hết ...
dangphuong- Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 12/09/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|