Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Fri May 03, 2024 4:45 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Wed Oct 24, 2012 11:47 pm

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Không nên đào tạo hệ tại chức vì đó là một trong những con đường dành cho nhiều người không có khả năng về học lực, nhận thức và một phần nào đó là chí tiến thủ. Hệ tại chức không còn theo kịp xu thế của thời đại.

Phải nói rằng người Việt Nam chúng ta nói chung luôn luôn đặt công việc học hành, đỗ đạt lên hàng đầu, nhiều nơi bố mẹ dạy dỗ con cái câu đầu tiên là "học để thoát khỏi đói nghèo", "học để làm quan để bố mẹ nhờ"...

Rất nhiều câu như vậy thể hiện ai cũng muốn làm "thầy", làm "ông này, bà nọ" mà họ rất ít suy nghĩ làm "thợ", thực tế nhiều người làm thợ có trình độ tay nghề cao có thu nhập hơn những người có bằng cấp đó thôi.

Hiện nay thì tình hình như thế nào? Phải nói hiện nay tình hình vẫn không thay đổi là bao, vẫn chú trọng đào tạo "thầy" hơn "thợ". Trong nền giáo dục nước ta có rất nhiều loại hình đào tạo như chính quy, chuyên tu, tại chức, từ xa, liên thông, văn bằng 2 không biết còn loại hình gì nữa. Ở phạm vi bài này tôi xin nhận xét hệ chính quy và tại chức để đưa ra ý kiến bản thân.

Trước tiên ta xem xét hoàn cảnh ra đời của đại học tại chức, phải nói rằng hình thức đào tạo tại chức phát huy hết ý nghĩa của nó trong những thập niên 80, 90, nó đáp ứng được điều kiện kinh tế - xã hội thời bấy giờ.

Đất nước trong thời kỳ đổi mới nhưng nhiều cán bộ công chức chưa đủ kiến thức chuyên môn làm việc bởi vì những người này phần lớn đều tuổi trẻ đã đóng góp cho chiến trường, vì thế đến thời bình họ đi làm cần phải vừa học, vừa làm bổ sung kiến thức nên loại hình tại chức rất phù hợp và được nhiều người ủng hộ. Phải nói rằng đây là một bước đi đúng đắn của nền giáo dục nước ta.

Đến nay, loại hình tại chức được nhìn nhận như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi của nhiều người đặt ra và rất nhiều người có bằng tại chức hoang mang, phân vân vì chưa có sự thống nhất.

Trước tình hình nhiều tỉnh thành không tuyển bằng tại chức vào làm công chức Nhà nước, bản thân tôi hoàn toàn đồng tình, trong đó có nhiều lý do:

Thứ nhất, về mặt lịch sử tôi thấy rằng hệ tại chức đã làm hết sứ mệnh của nó, số lượng những người vì lý do cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân thời gian này đã hết.

Hiện nay có rất nhiều người trẻ có bằng chính quy được đào tạo một cách bài bản nhưng không có việc làm hoặc làm những ngành nghề không phù hợp, vì thế không tuyển hệ tại chức là hoàn toàn tất yếu.

Thứ hai, thử hỏi đầu vào và đầu ra của hệ tại chức bữa nay thì biết. Đầu vào quá dễ còn đầu ra thì đương nhiên. Nhiều người học lực quá kém thi tất cả các trường không đậu nên chọn hệ tại chức làm bến “ước mơ” làm “thầy” chứ vẫn không chịu học nghề.

Nhiều ý kiến cho rằng nhiều người vì không có điều kiện nên học tại chức, nói thế thì đúng với một số lượng rất ít với kiểu “không đủ điều kiện” nghĩa đen. Còn về nghĩa bóng thì không đủ điều kiện học lực là nhiều, vì thế chọn lựa hệ tại chức là chính xác.

Thứ ba, trong triết học có nói “biến chuyển về lượng đã mới biến chuyển về chất”, áp dụng trong giáo dục thì ta thấy, thời gian học hệ tại chức được bao nhiêu? Nhồi nhét kiến thức là chủ yếu, trong đó phần lớn là những người không thi đỗ đại học chính quy. Học lực chưa đủ giờ nhồi nhét thế làm sao hiểu được bài chứ đừng nói gì đến ứng dụng trong thực tế.

Còn đại học chính quy thì các bạn biết rồi đấy, thời gian học, lượng kiến thức, nhiều người đầu tư thời gian học mà còn chưa chắc hiểu bài huống hồ tại chức, vì thế ưu tiên chính quy là đương nhiên.

Nhìn khách quan mà nói, xã hội giờ nhiều người có bằng tại chức giờ đang thi nhau, đua nhau thi cao học để có tấm bằng thạc sĩ nhằm xóa bỏ cái tiếng nói bằng tại chức của mình.

Nhiều vị lãnh đạo ở Bộ GD-ĐT nói không phân biệt tại chức và chính quy, 2 bằng này có giá trị như nhau, theo ý kiến tôi thì không thể cào bằng như thế được.

Hàng hóa còn phân biệt nước này nước nọ, nhà sản xuất này, nhà sản xuất nọ huống hồ ở đây là bằng cấp, nó thể hiện trình độ, năng lực của người đó. Nó chỉ có giống nhau đều là cử nhân hoặc kỹ sư chứ không thể giá trị như nhau được.

Thứ tư, nhiều người khi thấy thông tin nhiều tỉnh không tuyển tại chức làm dấy lên làn sóng không đồng tình và cho rằng người có bằng tại chức có khi làm việc hơn đại học.

Giờ đây hình thức “trăm hay không bằng tay quen đã qua”. Những người có bằng tại chức được trang bị kiến thức không sâu do nhiều yếu tố đem lại nên khi làm việc trình độ khó có thể bằng chính quy.

Có thể một người tại chức làm quen tay trong công tác này “sống lâu thành lão làng” nhưng khi chuyển công tác khác không thể thích nghi được bằng chính quy.

Thứ năm, về luật mà nói thì những tỉnh không tuyển bằng tại chức là đúng luật. Bởi lẽ họ là người tuyển dụng lao động, họ có một số yêu cầu đòi hỏi nhất định đối với những người thi tuyển.

Họ có quyền lựa chọn những người lao động có chất lượng cao. Trước tiên phải thể hiện bằng cấp đã, nếu thử việc không đủ thì họ có quyền không tuyển dụng (trong thời gian thử việc) và tuyển người khác. Mà theo tôi, trong bộ máy nhà nước nên tuyển như thế.

Nói chung hệ tại chức hiện nay không theo kịp xu thế của thời đại. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những người đã và đang học hệ này.

Thời gian tới không nên đào tạo hệ này nữa. Nếu đào tạo tại chức thì cần phải có những điều kiện nghiêm ngặt như vậy mới có môi trường công bằng trong học tập, trong cơ hội tìm kiếm việc làm.

M.Đ.C

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Thu Oct 25, 2012 12:01 am

TẠI SAO LẠI CẤM CON NGƯỜI TA HỌC!

tôi đọc lời của tác giả tôi không biết tác giả là ai và học vấn đến đâu. Ở đây lỗi không phải do hệ tại chức hay hệ nào, mà do cách đào tạo của mỗi trường mà thôi.

Cả nước có khoảng 260 trường đại học nên sinh viên ra trường nhiều, nhưng tác giả có biết chất lượng các trường này thế nào không? lỗi không ở tấm bằng mà ở chỗ năng lực của mỗi người.

ở đời ai lại cấm con người ta học chứ, bạn có điều kiện bạn đi học ban ngày được, nhưng còn nhiều người không có điều kiện như bạn thì bạn không cho họ cơ hội để học à. mà chưa chắc bạn học chính quy đã hơn người học tại chức, hãy xem lại chính mình, xem bạn có đủ trình độ và năng lực để đáp ứng được yêu cầu của xã hội không nhé. còn đối với CƠ QUAN NHÀ NƯỚC hãy tạo một sân chơi công bằng để mọi người có thể tranh tài với nhau, người nào giỏi hơn sẽ được tuyển dụng.

Lê Tiến Dũng

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Thu Oct 25, 2012 12:04 am

Phản đối ý kiến của tác giả

Tui không đồng tình với nhận định và quan điểm của tác giả bài viết này. Thật sự mà nói đúng là mình nên quản lý chặt chẽ lại hệ đào tạo tại chức, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc đào thải hệ đào tạo này. Đâu thể do quản lý không nỗi thì nên dẹp bỏ nó, đúng là trái với qui luật.

Đúng là hiện nay rất nhiều em đã có điều kiện học đại học chính quy, tiếp xúc với môi trường học tập tốt. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn do hoàn cảnh khó khăn, không thể học đưọc chính quy nên phải trao dồi kiến thức bằng hệ tại chức.

Đâu phải ai "ngu dốt" đều tìm tới hệ tại chức. Mặc dù đầu vào tương đối dễ, nhưng không hẳn là những bạn "lười nhác" muốn cầm tấm bằng "đại học" đều có thể qua được cửa ải này.

Như tui đây sinh ra trong 1 gia đình thuộc tầng lớp trung bình, cha mẹ đều là công nhân. Tui là con cả trong gia đình, thật sự đối với 1 gia đình 4 người, kể cả em trai tui, với mức lương công nhân ít ỏi mà có thể để cho hai anh em tui ăn học đến nơi đến chốn thì tui thật sự khâm phục.

Vì vậy, sau khi tốt nghiệp cấp 3, việc đầu tiên là tui phải tìm việc làm, giải quyết sinh nhai trước. Chẳng lẽ tui đã đủ 18 tuổi còn phải cha mẹ tui cày tiền ngày đêm để đóng tiền học phí cho tui.

Nhưng tui không phải vì kiếm tiền mà quên hẳn con đường tương lai phía trước. Tui vẫn đăng ký học lớp tại chức ban đêm. Thử nghĩ 1 con người sáng đi làm, tối đi học thì công lao vất vả đến cỡ nào.

Đâu phải những bạn học tại chức đều là những đối tượng bê tha, đâu phải tại chức đã hoàn thành nhiệm vụ của nó, trong cuộc sống hiện nay, hệ tại chức càng phải được nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đúng nhu cầu của những bạn trẻ sau này.

Vì mức sống hiện nay ngày càng khó khăn, tui khuyến khích đánh giá cao những bạn có ý định tự lập, tự đi làm kiếm tiền trang trải cho cuộc sống cho mình, chính vì vậy hệ tai chức chính là điểm đến của các bạn để các bạn tiếp tục có thể tiến về phía trước bằng chính đôi chân của chính mình.

Thanh Lee

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Thu Oct 25, 2012 12:04 am

Có lẽ bạn bị ức chế tâm lý

Bạn ơi, cơ hội học tập phải chia đều cho tất cả mọi người. Những ngưòi đi làm không có thời gian học chính quy, hay những bạn không đủ điểm vào chính quy thì họ học cái gì. Nếu bạn có năng lực cao thì không cần phải lo người khác học không giỏi là có tấm bằng giống bạn đâu.

Các công ty hiện nay cần có cái bằng họ biết bạn là ngưòi có được đào tạo, cho bạn qua vòng sơ loại, sau đó mới phỏng vấn, ok hết thì hoàn tất hồ sơ đi làm. Với lại trên bằng cũng ghi rõ chính quy hay tại chức mà, đâu có lừa dối ai. Với lại chưa chắc ông nào chính quy cũng giỏi hơn tại chức đâu.

Stone

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Thu Oct 25, 2012 12:05 am

Không đồng ý!

Tôi đồng ý có một số trường dạy tại chức theo kiểu kinh doanh là chính, nhưng đó là MỘT SỐ, Đừng quy đồng như vậy! Bạn thử vào những đại học lớn mà học tại chức, giáo trình còn hơn khối trường chính quy dân lập.

Bạn nói tại chức dành cho những người không chí tiến thủ, bạn sai hoàn toàn, theo nghĩa đúng, tại chức là những người đang làm việc ban ngày, họ phải tranh thủ ban đêm đi học (giống như chính quy ban ngày đi học, ban đêm đi làm).

Thêm nữa, các đối tượng này là những người khó khăn về tài chính, họ chưa muốn học chính quy vì tài chính chưa cho phép, không hẳn họ kém cỏi để không thi nổi vào trường chính quy.

Đấy là trường hợp của tôi, tôi đã từng đỗ Đại Học SP Kỹ Thuật Tp.HCM, nhưng gia đình không có đủ tiền nuôi tôi. Tôi phải học trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Sau khi ra trường, tôi đi làm việc kiếm tiền, đồng thời thi vào hệ tại chức ĐHBK.

Nay, tôi đã tốt nghiệp và đang làm cho công ty nước ngoài, không phải đi "ngõ sau"!

Cuối cùng, theo tôi, đóng cửa tại chức là khép lại tương lai của bao lớp người có chí, họ sẽ chật vật và không còn cách nào để trau dồi kiến thức, không thể thăng tiến trong công việc.

DTH

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Thu Oct 25, 2012 12:06 am

TẠI CHỨC????

Xin lỗi tác giả bài viết này...Bạn cho biết bạn có đi học tại chức chưa??? hay bạn chỉ đứng ở phía cạnh cá nhân của bạn nhìn về tại chức??? hay

Bạn nên đăng ký thi vào thử 1 trường tại chức nào đó rồi hãy bình luận nha!!! Không lẽ các thầy cô dạy tại chức dạy học chỉ là giỡn chơi nói riêng hay là bộ giáo dục làm chuyện tầm phào nói chung đưa ra cái hệ tại chức. Sự học là bất hủ thì không có cái học nào thấp hơn cái học nào nha bạn.

Chưa chắc chính quy học giỏi hơn tại chức. Hy vọng tác giả bài viết này nên xem lại bản thân mình, đừng quơ đũa cả nắm.

Chào đoàn kết và thân ái.

Lì Lượm Mót

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Thu Oct 25, 2012 12:11 am

Phải suy nghĩ thêm

Theo tôi nghĩ, hệ tại chức là một hệ đào tạo cần thiết cho mọi đối tượng. Không thể quy chụp theo kiểu những người học tại chức là những người thiếu điều kiện học lực, khả năng được.

Thiết hỏi M.Đ.C, trong xã hội này còn rất nhiều người hoàn cảnh khó khăn, cả ngày phải đi làm cực khổ nhưng vẫn mong muốn được nâng cao kiến thức, vậy thì họ không được phép đi học sao?

Nếu học nghề, thì cũng phải học chính quy àh? Học chính quy thì lấy đâu ra tiền để học.

Đối tượng học đại học, học nghề chính quy là những người còn sống trong tầm tay bảo bọc của cha mẹ, có nguồn để học mà không phải lo cơm áo gạo tiền.

Thử hỏi, ngược lại những người khó khăn thì làm sao để học. Hệ đào tạo tại chức không phải dành cho những người thiếu khả năng, học lực. Mà chương trình học phải phù hợp những người cả ngày đi học, dành chút sức lực để tiếp thu bài vở, nhưng chương trình vẫn đảm bảo những môn căn bản trong phần học đại cương.

Theo tôi, vậy là đủ. Còn phần công chức nhà nước không tuyển những người học tại chức thì là do cơ quan ấy quy định, chứ không hề có quy định cụ thể cho việc tuyển dụng như vậy.

Thực tế, những ai đã học đại học và đi làm, đều nhận ra những gì ngồi trên ghế nhà trường không dùng được khi học đi làm, chỉ một phần nào đó được áp dụng như bước căn bản của biết lướt web thì phải biết gõ máy tính mà thôi.

Những người học tại chức, khi tuyển dụng, khả năng họ còn thành công hơn là tuyển những người mới tốt nghiệp ra trường và phải đào tạo thêm nghiệp vụ.

Anh

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Thế Anh Sat Oct 27, 2012 12:46 pm

Có người nhận xét một câu nghe chua ngoa nhưng đúng rằng: Việt Nam là đất nước trọng văn bằng, ở Việt Nam đánh giá một người thì nhìn vào bằng cấp trước khi xét tới năng lực". Chính vì thói sính bằng cấp này mà ở nước ta việc "học lấy bằng" rất phát triển. Mấy năm lại đây việc học văn bằng hai khá "được mùa" vì một bằng đại học bây giờ xem chừng... ít. Xung quanh việc học văn bằng hai này có không ít điều để nói.

Chân dung người đi học


Việc học văn bằng hai khá đơn giản về thủ tục: hầu hết các trường chỉ quy định người học đã có một bằng tốt nghiệp Đại học ở trường khác, không phải thi đầu vào mà chỉ việc đăng ký. Thời gian học cũng chỉ từ hai đến ba năm vì được miễn các môn đại cương. Bởi thế nên người đi học khá đông và lứa tuổi cũng rất phong phú: có người trẻ măng vừa mới tốt nghiệp đại học và có người gần 50 tuổi. Mục tiêu đi học của họ cũng khác nhau, người mong có thêm văn bằng để kiếm việc làm, người thì mong tiến thân, có người thì đơn giản chỉ là để ... chuẩn hoá.

Ngọc Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ đã hơn một năm nay, cô đâm đơn đi khá nhiều nơi và đang chờ vì bây giờ dân ngoại ngữ đang trong tình trạng "cung" đã vượt "cầu". Hiện tại cô sống bằng nghề gia sư cho trẻ. "Thu nhập mỗi tháng cũng được khoảng triệu rưỡi anh ạ - cô trả lời khi tôi hỏi, cũng đủ sống nhưng chả lẽ suốt đời cứ làm gia sư mãi được à? Ngoại ngữ bây giờ nhan nhản, mà những người có bằng cử nhân khác họ lại giỏi ngoại ngữ là ăn đứt cánh cử nhân ngoại ngữ chỉ biết có mỗi ngoại ngữ suông. Bởi thếem mới phải học bằng nữa (hiện cô đang theo học Đại học Kinh tế quốc dân) để có thêm cơ hội. Đi xin việc với hai tấm bằng: cử nhân kinh tế và cử nhân ngoại ngữ chắc sẽ dễ dàng hơn.

Với anh chàng Quân thì lại khác, Quân đăng ký học văn bằng hai không phải để đi xin việc, chuyển nghề mà đơn thuần vì ... sĩ diện. Chả là Quân tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao (Từ Sơn), hiện là giáo viên dạy thể dục một trường PTTH. Cái bằng Đại học Thể dục nghe nó cứ ... thế nào. Thiên hạ không coi đấy là ... trí thức, nên anh cũng đăng ký học bằng hai một trường đại học khác để có cái mác "bóng" hơn một chút, đi ... tán gái "nỏ" hơn, chứ không thiên hạ nó cứ coi dân thể thao là (xin lỗi): "đầu óc ngu si, tứ chi phát triển".

Không ít người đi học văn bằng hai chỉ để thoả cái ước mơ thời học sinh. Nghe thì hơi lạ nhưng đúng là như vậy. Ngay từ năm học lớp mười Minh đã chết mê chết mệt trường ĐH Luật. Trong giấc mơ Minh cũng mơ trở thành sinh viên Luật. Nhất là thỉnh thoảng đọc báo hay xem Ti-vi thấy đưa tin sinh viên luật có những hoạt động ngoại khoá như những buổi tập diễn án (Trường Luật thường tổ chức những phiên toà tập sự cho sinh viên), hay những cuộc thi hùng biện... khiến Minh lại càng thích trường Luật. Kết thúc lớp 12, Minh thi ba trường: ĐH Luật Hà Nội; Khoa Luật - ĐH Khoa học xã hội & nhân văn và ĐH Văn hoá (để ... sơ-cua). Kết quả là Minh chỉ đỗ vớt ĐH Văn hoá. Minh định không học mà ôn tiếp để năm sau thi lại nhưng bố mẹ cứ động viên mãi rằng năm sau thi biết thế nào, nhỡ xôi hỏng bỏng không thì sao, cứ học tạm Văn hoá đi, năm sau thi lại Luật cũng có sao. Nghe lời bố mẹ Minh học Văn hoá nhưng năm sau, năm sau nữa cậu vẫn trượt Luật. Vừa tốt nghiệp ĐH Văn hoá, Minh đăng ký học ngay bằng hai trường Luật.

Đó là những người bỏ tiền nhà ra để học. Trong lớp văn bằng 2, tôi còn gặp một số người do cơ quan cử đi và được bao cấp 100%. Thật buồn cười là đi học về có những người vẫn làm công việc cũ. Một người quen của tôi là anh Lân, tốt nghiệp ĐH Bách khoa ra, đang làm công chức một Bộ nọ, đợt này lại thấy anh đi học bằng hai khoa Quản trị kinh doanh một trường kinh tế. Anh bảo: ở chỗ tao bây giờ bằng Tiến sỹ với Thạc sỹ nhan nhản, mình trơ khấc một tấm bằng kỹ sư e ... hơi ít chữ. Tao thi cao học nhưng ngành kỹ thuật khó lắm, mấy lần mà vẫn “tuột xích”, thế là quay ra học tạm một bằng xã hội nữa, học xong thi cao học ngành này sẽ dễ hơn. Chậc, mất quái gì của bọ, tiền học phí được "bánh bao" mà.

Học thế nào?


Những người đi học văn bằng hai thường học hành rất "a-ma-tơ" vì đã có một bằng đại học rồi, có thêm bằng nữa cũng vẫn là cử nhân thôi, chả phải học vị cao sang gì hơn, nên họ thường tỏ ra... bất cần. Cộng thêm tuổi tác cũng cưng cứng nên họ thường có tác phong "già làng trưởng bản". Đặc biệt là mấy ông đi học thêm bằng hai ngành ... báo chí. Anh X là phó ban một tờ báo lớn, làm báo đã hơn chục năm, "đầu có sạn" rồi, vậy mà vẫn thấy anh đi học ở khoa Báo chí - ĐH Khoa học xã hội & nhân văn. "Xì, thời buổi văn bằng, cứ phải học cho nó chuẩn hoá. Nếu số giời cho lên được chức nọ chức kia thì cũng khỏi có kẻ chọc gậy bánh xe là mình... chưa được đào tạo nghiệp vụ báo chí" - anh trả lời khi nghe tôi thắc mắc.

Mấy bác này đi học thầy cũng khiếp vì tính... khệnh khạng. "Mày bảo chúng tao làm báo bao năm nay, Thẻ nhà báo cầm mòn tay rồi, viết đã mấy trăm bài báo, giải báo chí đã từng lĩnh, vậy mà giờ lại đi học mấy cái định nghĩa vớ vẩn: Tin là gì?, cách viết tin... Nhảm nhí bỏ mẹ. Mà cái lão thầy dậy bọn tao xưa kia thi vào báo tao làm phóng viên ... bị trượt. Thế thì tư cách quái gì mà dám đứng giảng giải cách viết báo với những thằng phó ban, trưởng ban toàn báo lớn như mình. Có hoạ tao đứng tao giảng cách viết bài cho thầy nghe. Ở nước mình khổ thế đấy, có năng lực rồi nhưng lại phải có bằng".

Với những "ông kễnh" này thì việc bỏ học diễn ra như cơm bữa, hơi tí là đứng lên "cãi" thầy như "chan canh đổ mẻ". Sức chịu đựng của thầy giáo cũng có hạn, "các anh cậy giỏi giang ở đâu chứ điểm chác vẫn phải qua tay tôi". Thầy cứ diễn bài đánh trượt bắt thi lại, đồng thời xiết chặt điểm danh, vắng mặt ba lần là nghỉ thi. Lần này thì các cậu "kiêu binh" xem chừng cũng chờn. Trót mất bao nhiêu tiền rồi, chẳng lẽ xôi hỏng bỏng không. Nhưng mà công việc kiếm cơm không dễ gì sao nhãng, bởi thế khi bận họ ... nhờ người đi học hộ.

Việc đi học hộ này hóa ra rất phổ biến, không chỉ ở mấy ông kễnh bằng hai báo chí. Bữa ấy anh Lân điện thoại sang nhà tôi: đợt này anh phải đi công tác Đà Nẵng 20 ngày mới về. Chú đi học hộ anh, chủ yếu để điểm danh thôi vì đợt này "bọn nó" (chỉ giám thị) điểm danh bằng phiếu nên không thể nhờ người khác thưa hộ được. Khi nào về anh sẽ mượn vở chép bài sau. "Thế nhỡ kiểm tra học trình thì em biết làm thế nào?" - tôi hỏi. "Anh đã dặn trước một anh bạn thân tên là Khải, hễ kiểm tra thì chú cứ ngồi cạnh anh ấy mà chép".

Vô phúc thế nào có một buổi kiểm tra thật. Mà tôi thì không biết mặt mũi cái anh chàng Khải đó ra làm sao nên cứ hỏi cuống lên ai là Khải. Một anh tự nhận "tôi là Khải đây". Tôi bèn ngồi xuống cạnh anh ta. Chép xong đề bài đã 10 phút vẫn thấy anh ta ngồi ... cắn bút. Tôi nghi hoặc hỏi "sao thế ông anh, mấy buổi không đi học hay sao mà "mứt bí" thế?". Anh ta ghé tai tôi bảo: Nói thật nhé, tôi đi học hộ anh Khải, đợt này anh ấy bận. Lúc nãy thấy anh hỏi tên anh Khải, tôi cứ ngỡ anh là ... giám thị nên nhận vậy". Đến nước này thì tôi và cái anh chàng Khải "giả" đó đành chia tay nhau, mỗi người cố gắng lỉnh nhanh sang một bàn khác để... chép.

Lợi bất cập hại


Được học hành để có kiến thức, được cấp thêm một bằng cử nhân nữa thì hẳn là lợi rồi, ấy mà không phải vậy. Có người vì bận học văn bằng hai mà mất cơ hội việc làm. Đó chính là trường hợp của Ngọc Anh. Hồi đầu năm có một hãng nước ngoài tuyển người vào vị tríMaketting. Ngọc Anh thi tuyển và đã trúng, nhưng vì công việc đòi hỏi liên tục phải đi công tác mà việc học thì không cho phép, nhất là vào dịp thi cử. Kết quả là sau thời gian thử việc Ngọc Anh không được nhận. Cô cười buồn: học là để xin việc dễ hơn, không ngờ lại ... mất việc.

Một cái hại nữa không thể không nói đến, đó là người đi học mất bao nhiêu tiền (trung bình mất 20 - 30 triệu đồng/khoá), nhưng khi tốt nghiệp nhiều người không hề sử dụng kiến thức đã học, vì công việc đang làm không cần đến kiến thức ấy. Chữ nghĩa lâu ngày bay mất sạch, chỉ còn trơ lại tấm bằng để thỉnh thoảng giở ra ... ngắm (vậy là "bằng ở lại, chữ ... đi"). Anh giáo viên thể dục Quân bây giờ mới thấm điều này. "Tôi sạt nghiệp vì học đấy. Lương thấp mà cứ đóng góp đôm đốp. Tôi bán cả xe máy xịn đi, mua xe mèng mèng để lấy số tiền dư đi học. Oai chưa thấy đâu, chỉ thấy phú quý giật lùi".

Và còn nhiều người đi học bằng tiền ngân sách, tuy "không mất gì của bọ" nhưng mà mất tiền Nhà nước, để rồi học nhí nhố, "học giả, bằng thật" như thế thì thử hỏi làm sao nước ta không nghèo.

Nói đi thì cũng phải nói lại, tôi không phủ nhận hoàn toàn việc học văn bằng hai. Có những người đi học bằng hai do công việc yêu cầu nên họ học một cách thực sự, để lấy kiến thức chứ không phải để thêm bằng. (Thường những người này học bằng hai ngoại ngữ, vi tính và các ngành kỹ thuật). Tôi viết phóng sự này chỉ để nói rằng ai đúng là có nhu cầu học bằng hai thì hãy đăng ký học, và đã học phải ra học, chứ à uôm nhỡ bị ai hỏi đến, không biết gì mà trả lời thì ... xấu mặt. Tôi tin rằng rồi đây xã hội sẽ nhìn vào năng lực mà đánh giá con người chứ không để ý đến bằng cấp.

Duy Hữu

Thế Anh

Tổng số bài gửi : 79
Join date : 11/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay Empty Re: Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết