Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểuby phambachieu Today at 8:11 am
» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 4:26 am
» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 5:04 am
» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 3:59 am
» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Thu Feb 15, 2024 5:07 pm
» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Thu Feb 15, 2024 4:59 pm
» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Thu Feb 08, 2024 2:52 pm
» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Sun Jan 28, 2024 1:29 pm
» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 4:06 am
» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Jan 10, 2024 3:10 pm
» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 12:22 pm
» Tiếng Đai Hàn
by Admin Tue Dec 26, 2023 5:15 pm
» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 3:22 am
» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 4:34 am
» Trang thơ mới
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 1:04 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 12:52 pm
» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 8:39 am
» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 8:36 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 8:28 am
» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 4:09 am
» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Nov 22, 2023 11:24 pm
» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Nov 15, 2023 11:00 pm
» TIN BUỒN!
by dangphuong Wed Nov 15, 2023 6:56 pm
» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 12:30 am
» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 12:02 am
» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 2:22 am
» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 2:50 am
» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 3:30 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 2:32 am
» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 1:36 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 9:59 am
» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 3:17 am
» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 2:22 am
» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 2:13 am
» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 2:02 am
» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:58 am
» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:54 am
» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 11:16 am
» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Oct 02, 2023 6:58 pm
» Tặng khúc
by lyquangchinh Sun Oct 01, 2023 8:14 pm
» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 8:22 am
» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Sep 23, 2023 4:53 pm
» Thu cảm
by dangphuong Sat Sep 23, 2023 4:35 pm
» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 12:06 pm
» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sat Sep 16, 2023 6:35 pm
» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 15, 2023 9:57 pm
» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 1:29 am
» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 1:24 am
» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 7:38 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 2:52 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 2:46 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 1:58 am
» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 12:25 am
» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 12:22 am
» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 12:17 am
» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:41 pm
» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:25 pm
» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 6:49 pm
» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 4:19 pm
» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 12:16 pm
» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 7:53 am
» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 7:49 am
» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 27, 2023 4:07 pm
» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Aug 25, 2023 5:26 pm
» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Fri Aug 25, 2023 3:53 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 2:44 am
» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 1:10 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 1:50 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Thu Aug 17, 2023 3:53 pm
» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Tue Aug 15, 2023 3:23 pm
Bánh chưng ngày Tết
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bánh chưng ngày Tết
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…
Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.
Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ
(Tiến sĩ sử học, trưởng Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Ẩm thực VN)
Lệ Dung- Tổng số bài gửi : 127
Join date : 22/10/2009
Re: Bánh chưng ngày Tết
Người Hà Nội gói bánh chưng Tết
Không khí xuân Canh Dần như tràn ngập khi hình ảnh một gia đình tại xã Duyên
Hà, huyện Thanh Trì tấp nập gói bánh chưng phục vụ Tết.
Lọc thịt. Thịt ba chỉ và nạc vai phù hợp nhất với bánh chưng.
Đỗ xanh sau khi đãi, giã được nặn thành miếng rồi bọc ra ngoài thịt lợn.
Không khí Tết càng đầm ấm hơn khi hình ảnh hai bà cháu ngồi nặn từng miếng đỗ xanh
Quây quần gói bánh chưng.
Bánh chưng được làm bằng những tấm lá dong xanh ngắt.
Bánh chưng xanh với lạt buộc chắc chắn.
Cho vào thùng chuẩn bị nấu.
Xếp chặt chẽ tạo độ chắc cho bánh.
Sau nhiều giờ, một chiếc bánh chưng đã được vớt ra rổ.
dangphuong- Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 12/09/2009
Re: Bánh chưng ngày Tết
Giai đoạn quan trọng hơn cả là khi...măm măm mà DP quên nói tới
Lệ Dung- Tổng số bài gửi : 127
Join date : 22/10/2009
Re: Bánh chưng ngày Tết
Nếu phía Bắc, bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết thì ở phía Nam
từ miền Trung trở vào mọi người đều xem bánh tét là loại bánh không thể
thiếu ở mỗi nhà. Người Nam Bộ dù năm đó có khó khăn vất vả đến mấy ngày
cuối năm vẫn gói năm bảy đòn bánh trước là biếu cha mẹ, anh em, hàng
xóm láng giềng sau là bày lên mâm cúng giao thừa và ông bà tổ tiên.
Bánh Tét
Thường thì ngày tết có 30 người mẹ người chị trong gia đình đã lo gói
bánh vào ngày 29 để kịp có bánh rước ông bà ngày 30, nếu năm đó chỉ có
ngày 29 thì 28 đã làm. Gạo nếp gói bánh thì chuẩn bị cả tuần trước đó,
lá chuối cũng róc phơi sẵn cho héo, dây lạt thì tước từ thân chuối
tươi. Nhân bánh có thể ngọt hoặc mặn tùy theo ý thích của gia đình như
chuối chín, đậu và thịt mỡ hoặc chay. Ngày gói bánh từ sáng sớm mọi
người đã chia nhau công việc của mình, người khéo tay nhất sẽ lo việc
xào nếp, làm nhân, những người còn lại kẻ lau lá, xé lạt, người chuẩn
bị nồi nước thật to để nấu bánh. Có thể nói hôm ấy là ngày vui nhất
trong nhà vì mọi người quây quần bên nhau trò chuyện rôm r
Bánh gói xong đòn nào sẽ chuyền tay cho người canh giữ nồi nước. Khâu
cuối cùng này rất quan trọng, nếu nước ít không sấp mặt bánh lửa không
đều, nếp sẽ nín coi như mẻ bánh hỏng và theo quan niệm dân gian thì năm
mới nhà ấy lận đận, kém may mắn. Đòn nào đẹp, gói khéo sẽ dành biếu cha
mẹ và cúng ông bà. Theo bí quyết từ xưa thì bánh sau khi nhấc từ nồi ra
sẽ cho ngay vào thau nước lạnh để bánh nguội và xanh lá, tiếp đến ép
cho bớt nước và treo ngay vào chỗ thoáng mát cho bánh dẽ lại. Những đòn
bánh ngon như thế sẽ để được cả tuần lễ bên ngoài mà không hư.
Theo tục xã giao từ xưa của người Việt thì nhà nào cũng biếu nhau cặp
bánh cho đẹp lòng, ngày mồng một tấm bánh cắt ra khéo léo, thơm ngon cả
nhà đều vui, năm mới tràn đầy hạnh phúc. Ngày trước năm nào nhà ai cũng
gói bánh nhưng theo thời gian thói quen này giản lược đi, người ta chọn
đặt mua từ những hàng gói bánh khéo để biếu tặng nhau.
Trong ba ngày tết bánh tét trở thành món ăn chủ lực thay cơm, chỉ cần
dĩa dưa món, kiệu, rau muống ngâm chua ngọt, vài khoanh bánh tét và dĩa
thịt kho hột vịt đã thành bữa ăn ngon miệng. Hết ba ngày tết ngán vị
nếp nấu dẻo ngậy, bà nội trợ sẽ chuyển sang món bánh tét chiên nóng
giòn cũng hấp dẫn không kém. Cứ thế hết tết, bánh tét hoàn thành sứ
mệnh của mình một cách vui tươi, đầm ấm bên mâm cúng ông bà, bữa cơm
gia đình. Vì thế mà từ bao năm qua người miền Nam dù cho có thế nào đi
nữa vẫn không bao giờ quên hương vị bánh tét trong những ngày trọng đại
đầu năm.
'
từ miền Trung trở vào mọi người đều xem bánh tét là loại bánh không thể
thiếu ở mỗi nhà. Người Nam Bộ dù năm đó có khó khăn vất vả đến mấy ngày
cuối năm vẫn gói năm bảy đòn bánh trước là biếu cha mẹ, anh em, hàng
xóm láng giềng sau là bày lên mâm cúng giao thừa và ông bà tổ tiên.
Bánh Tét
Thường thì ngày tết có 30 người mẹ người chị trong gia đình đã lo gói
bánh vào ngày 29 để kịp có bánh rước ông bà ngày 30, nếu năm đó chỉ có
ngày 29 thì 28 đã làm. Gạo nếp gói bánh thì chuẩn bị cả tuần trước đó,
lá chuối cũng róc phơi sẵn cho héo, dây lạt thì tước từ thân chuối
tươi. Nhân bánh có thể ngọt hoặc mặn tùy theo ý thích của gia đình như
chuối chín, đậu và thịt mỡ hoặc chay. Ngày gói bánh từ sáng sớm mọi
người đã chia nhau công việc của mình, người khéo tay nhất sẽ lo việc
xào nếp, làm nhân, những người còn lại kẻ lau lá, xé lạt, người chuẩn
bị nồi nước thật to để nấu bánh. Có thể nói hôm ấy là ngày vui nhất
trong nhà vì mọi người quây quần bên nhau trò chuyện rôm r
Bánh gói xong đòn nào sẽ chuyền tay cho người canh giữ nồi nước. Khâu
cuối cùng này rất quan trọng, nếu nước ít không sấp mặt bánh lửa không
đều, nếp sẽ nín coi như mẻ bánh hỏng và theo quan niệm dân gian thì năm
mới nhà ấy lận đận, kém may mắn. Đòn nào đẹp, gói khéo sẽ dành biếu cha
mẹ và cúng ông bà. Theo bí quyết từ xưa thì bánh sau khi nhấc từ nồi ra
sẽ cho ngay vào thau nước lạnh để bánh nguội và xanh lá, tiếp đến ép
cho bớt nước và treo ngay vào chỗ thoáng mát cho bánh dẽ lại. Những đòn
bánh ngon như thế sẽ để được cả tuần lễ bên ngoài mà không hư.
Theo tục xã giao từ xưa của người Việt thì nhà nào cũng biếu nhau cặp
bánh cho đẹp lòng, ngày mồng một tấm bánh cắt ra khéo léo, thơm ngon cả
nhà đều vui, năm mới tràn đầy hạnh phúc. Ngày trước năm nào nhà ai cũng
gói bánh nhưng theo thời gian thói quen này giản lược đi, người ta chọn
đặt mua từ những hàng gói bánh khéo để biếu tặng nhau.
Trong ba ngày tết bánh tét trở thành món ăn chủ lực thay cơm, chỉ cần
dĩa dưa món, kiệu, rau muống ngâm chua ngọt, vài khoanh bánh tét và dĩa
thịt kho hột vịt đã thành bữa ăn ngon miệng. Hết ba ngày tết ngán vị
nếp nấu dẻo ngậy, bà nội trợ sẽ chuyển sang món bánh tét chiên nóng
giòn cũng hấp dẫn không kém. Cứ thế hết tết, bánh tét hoàn thành sứ
mệnh của mình một cách vui tươi, đầm ấm bên mâm cúng ông bà, bữa cơm
gia đình. Vì thế mà từ bao năm qua người miền Nam dù cho có thế nào đi
nữa vẫn không bao giờ quên hương vị bánh tét trong những ngày trọng đại
đầu năm.
'
Lệnh Hồi Xuân- Tổng số bài gửi : 465
Join date : 12/09/2009
Đến từ : Tiếu Ngạo Trang
Re: Bánh chưng ngày Tết
Không thể thiếu dưa giá, dưa món và củ kiệu ăn kèm quý vị ơi !
Xin mời qua nhà bếp của Chị Lida bảo đảm sẽ rinh về được vài hũ ...
Xin mời qua nhà bếp của Chị Lida bảo đảm sẽ rinh về được vài hũ ...
Tina Vu- Tổng số bài gửi : 6002
Join date : 12/09/2009
Đến từ : Georgia USA
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|