Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểuby phambachieu Today at 7:11 pm
» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm
» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm
» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm
» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am
» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am
» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am
» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am
» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm
» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am
» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm
» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am
» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm
» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm
» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm
» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm
» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm
» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm
» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am
» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am
» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am
» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am
» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am
» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm
» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm
» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm
» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm
» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm
» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm
» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm
» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm
» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm
» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm
» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm
» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm
» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am
» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am
» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm
» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am
» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am
» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm
» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am
» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am
» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm
» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm
» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm
» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am
» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am
» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am
» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am
» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am
» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am
» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am
» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm
» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm
» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm
» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am
» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am
» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm
» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm
» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am
» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am
Tản mạn ẩm thực
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tản mạn ẩm thực
Bánh tôm hồ Tây: gợi thu Hà Nội
Trong làn gió heo may se lạnh, được ngồi ngắm mặt hồ Tây mờ ảo bởi sương chiều và thưởng thức bánh tôm quả là điều thú vị khi đến với Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Bánh tôm hồ Tây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn . Đó là thứ bánh có vị béo ngậy của bột chiên giòn, vị bùi của tôm vừa chín tới, chút ngọt ngọt, cay cay của bát nước chấm và ít rau sống. Tất cả đã tạo thành một hương vị thật khó quên.
Tôi rất thích nhìn những sắc màu của món bánh ấy. Đó là sự phối hòa giữa ba màu chủ đạo: vàng, xanh và đỏ. Màu đỏ gạch của tôm vừa chín tới nổi bật giữa sắc vàng ươm của bột bánh được rán giòn. Màu trắng mỏng manh của giá đỗ và sắc xanh non của rau diếp, rau húng được những ngọn tía tô đỏ tía làm nền.
Bát nước chấm cũng tạo cho thực khách một màu thật bắt mắt. Đó là sắc đỏ tươi của những lát ớt nhỏ, sắc hồng của cà rốt, trắng xanh của dưa góp làm từ đu đủ và ẩn hiện là màu trắng của chút tỏi ta.
Bánh tôm phải được ăn khi vừa rán xong mới cảm nhận hết mùi vị của nó. Bánh giòn tan và béo ngậy, tôm chắc thịt và thật thơm. Đó là thứ tôm được đánh bắt từ hồ Tây. Tôm chỉ vừa bằng ngón tay út nhưng khi ăn lại cho vị rất bùi.
Bánh được ăn cùng rau sống và ít nước chấm được pha chế khá cầu kỳ: Nước mắm được pha loãng nhưng không để mất vị, thêm chút mùi thơm của dưa góp, vị ngọt của đường, chút nồng của tỏi và chút cay của ớt… tất cả quyện thành thứ nước chấm thật bùi, thật thơm. Nó hòa cùng vị béo ngậy của bánh tôm tạo nên một hương vị đặc trưng cho món ăn này.
Với sự khéo léo, người làm bánh ngay từ phút ban đầu đã tạo được cho thực khách một cảm giác ngon miệng. Và không biết vô tình hay hữu ý mà cách sắp xếp trên bàn như sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố âm dương. Hình vuông của bàn là biểu trưng của đất. Hình tròn của bát đĩa phải chăng là biểu tượng của trời. Tất cả đều một màu trắng tinh, làm nền cho sắc bánh nổi bật.
Trong cái se se lạnh của gió heo may đầu thu, ăn bánh tôm lại ngắm không gian bao la của mặt hồ Tây, ta sẽ thấy lòng thanh thản, ấm áp. Ngẫm nghĩ: phải chăng sự thanh binh của không gian sóng nước đã quyện vào hương vị của miếng bánh để làm nên một món ăn nổi tiếng đất Hà thành - món bánh tôm hồ Tây?
Trong làn gió heo may se lạnh, được ngồi ngắm mặt hồ Tây mờ ảo bởi sương chiều và thưởng thức bánh tôm quả là điều thú vị khi đến với Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến.
|
Bánh tôm hồ Tây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn . Đó là thứ bánh có vị béo ngậy của bột chiên giòn, vị bùi của tôm vừa chín tới, chút ngọt ngọt, cay cay của bát nước chấm và ít rau sống. Tất cả đã tạo thành một hương vị thật khó quên.
Tôi rất thích nhìn những sắc màu của món bánh ấy. Đó là sự phối hòa giữa ba màu chủ đạo: vàng, xanh và đỏ. Màu đỏ gạch của tôm vừa chín tới nổi bật giữa sắc vàng ươm của bột bánh được rán giòn. Màu trắng mỏng manh của giá đỗ và sắc xanh non của rau diếp, rau húng được những ngọn tía tô đỏ tía làm nền.
Bát nước chấm cũng tạo cho thực khách một màu thật bắt mắt. Đó là sắc đỏ tươi của những lát ớt nhỏ, sắc hồng của cà rốt, trắng xanh của dưa góp làm từ đu đủ và ẩn hiện là màu trắng của chút tỏi ta.
|
Bánh tôm phải được ăn khi vừa rán xong mới cảm nhận hết mùi vị của nó. Bánh giòn tan và béo ngậy, tôm chắc thịt và thật thơm. Đó là thứ tôm được đánh bắt từ hồ Tây. Tôm chỉ vừa bằng ngón tay út nhưng khi ăn lại cho vị rất bùi.
Bánh được ăn cùng rau sống và ít nước chấm được pha chế khá cầu kỳ: Nước mắm được pha loãng nhưng không để mất vị, thêm chút mùi thơm của dưa góp, vị ngọt của đường, chút nồng của tỏi và chút cay của ớt… tất cả quyện thành thứ nước chấm thật bùi, thật thơm. Nó hòa cùng vị béo ngậy của bánh tôm tạo nên một hương vị đặc trưng cho món ăn này.
Với sự khéo léo, người làm bánh ngay từ phút ban đầu đã tạo được cho thực khách một cảm giác ngon miệng. Và không biết vô tình hay hữu ý mà cách sắp xếp trên bàn như sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố âm dương. Hình vuông của bàn là biểu trưng của đất. Hình tròn của bát đĩa phải chăng là biểu tượng của trời. Tất cả đều một màu trắng tinh, làm nền cho sắc bánh nổi bật.
Trong cái se se lạnh của gió heo may đầu thu, ăn bánh tôm lại ngắm không gian bao la của mặt hồ Tây, ta sẽ thấy lòng thanh thản, ấm áp. Ngẫm nghĩ: phải chăng sự thanh binh của không gian sóng nước đã quyện vào hương vị của miếng bánh để làm nên một món ăn nổi tiếng đất Hà thành - món bánh tôm hồ Tây?
Nguồn: TTO
CoMay- Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ
Re: Tản mạn ẩm thực
Bánh khoái xứ Huế Du khách đến Huế lần đầu ai cũng muốn tìm đến cửa Thượng Tứ, ở phía đông nam kinh thành để thưởng thức một món ăn mà những lời tán tụng về nó đã lan truyền khắp nơi —Bánh khoái.Chỉ riêng tên gọi của nó cũng đã gợi lên sự tò mò và hấp dẫn với bất kỳ ai khi có dịp đến với xứ Huế mộng mơ.
Bánh khoái Huế có chung nguồn gốc với bánh xèo Nam Bộ, nhưng cách đổ bánh của người dân xứ Huế thì có khác. Trước tiên bột gạo sẽ được khuấy trong nước lạnh, pha thêm một chút muối và đường thắng để bánh có màu vàng cho bắt mắt. Tôm bóc vỏ ướp với thịt heo rồi xào sơ qua với nấm hương hoặc nấm mèo xé nhỏ để làm nhân bánh. Chuẩn bị thêm một chút ít giá sống và một chén lòng đỏ trứng gà đánh lỏng, tráng trên mặt bánh để bánh có màu vàng óng đẹp.
Làm bánh khoái, ngoài công thức bột được gia giảm kỹ lưỡng, còn phải chú ý đến lửa — một yếu tố không kém quan trọng để có bánh ngon. Chiên bánh khoái phải cẩn thận từng thao tác, từ canh chừng độ nóng của lửa, đổ bánh vừa đủ bột... Thời gian tráng một cái bánh trung bình phải từ 12 đến 18 phút bánh mới có được độ giòn… Khi đổ bánh, người ta “tráng” thêm trên bột một lớp lòng đỏ trứng gà, vừa để thêm chất dinh dưỡng, vừa để bánh có màu sắc hấp dẫn hơn
Đặt khuôn bánh lên lò, đợi nóng khuôn rồi tráng dầu cho sôi rồi mới múc bột đổ vào. Sau đó giải nhân lên bánh, đậy nắp chờ bánh chín thì cho thêm giá sống vào giữa rồi tráng lòng đỏ lên mặt bánh. Dùng vỉ gập bánh làm đôi, lật mặt bánh cho đều để bánh chín giòn mới để ra đĩa.
Sự khác biệt lớn nhất giữa bánh khoái Huế với món bánh xèo chính là chén nước chấm đặc sánh màu nâu nhạt. Nước chấm này được làm từ gan và thịt nạc heo băm nhuyễn cùng với tương đậu nành chính gốc Huế. Tương rất quan trọng trong chén nước chấm, chỉ có tương Huế mới làm cho chén nước chấm dậy hương thơm và độ mặn, ngọt đặc biệt đặc trưng chỉ có ở Huế. Nước lèo ngon có vị bùi bùi của gan heo, vị béo của đậu phộng giã nhuyễn và mùi thơm của vừng.
Ăn kèm với bánh nhất thiết phải có trái vả xắt nhuyễn và chuối xanh, ngoài ra còn có khế, đu đủ, cà rốt ngâm giấm chua ngọt, cải con, xà lách, rau thơm, ngò rí cùng mấy trái ớt chỉ thiên cay xé lưỡi. Tất cả tạo nên một món ăn đầy màu sắc và hòa quyện nhiều hương vị, đủ chua, cay, chát, ngọt, mặn, béo, bùi… Bánh khoái thể hiện rõ nét phong cách ăn uống và triết lý ẩm thực của người Huế - một món ăn gói trọn bao nhiêu vị của đời.
Bánh vừa chiên xong, nóng hôi hổi, khói bốc lên. Vào những ngày mưa phùn xứ Huế mà được thưởng thức món này thì không còn gì thú vị bằng. Đĩa bánh vàng ươm, nóng giòn đặt cạnh đĩa rau sống tươi xanh với tô nước lèo còn bốc khói làm cho người ta chỉ mới thấy đã “khoái” rồi. Không biết tự bao giờ, bánh khoái đã trở thành biểu tượng của văn hóa ẩm thực Huế, làm say lòng du khách.
Bánh khoái Huế có chung nguồn gốc với bánh xèo Nam Bộ, nhưng cách đổ bánh của người dân xứ Huế thì có khác. Trước tiên bột gạo sẽ được khuấy trong nước lạnh, pha thêm một chút muối và đường thắng để bánh có màu vàng cho bắt mắt. Tôm bóc vỏ ướp với thịt heo rồi xào sơ qua với nấm hương hoặc nấm mèo xé nhỏ để làm nhân bánh. Chuẩn bị thêm một chút ít giá sống và một chén lòng đỏ trứng gà đánh lỏng, tráng trên mặt bánh để bánh có màu vàng óng đẹp.
|
|
Đặt khuôn bánh lên lò, đợi nóng khuôn rồi tráng dầu cho sôi rồi mới múc bột đổ vào. Sau đó giải nhân lên bánh, đậy nắp chờ bánh chín thì cho thêm giá sống vào giữa rồi tráng lòng đỏ lên mặt bánh. Dùng vỉ gập bánh làm đôi, lật mặt bánh cho đều để bánh chín giòn mới để ra đĩa.
Sự khác biệt lớn nhất giữa bánh khoái Huế với món bánh xèo chính là chén nước chấm đặc sánh màu nâu nhạt. Nước chấm này được làm từ gan và thịt nạc heo băm nhuyễn cùng với tương đậu nành chính gốc Huế. Tương rất quan trọng trong chén nước chấm, chỉ có tương Huế mới làm cho chén nước chấm dậy hương thơm và độ mặn, ngọt đặc biệt đặc trưng chỉ có ở Huế. Nước lèo ngon có vị bùi bùi của gan heo, vị béo của đậu phộng giã nhuyễn và mùi thơm của vừng.
|
Bánh vừa chiên xong, nóng hôi hổi, khói bốc lên. Vào những ngày mưa phùn xứ Huế mà được thưởng thức món này thì không còn gì thú vị bằng. Đĩa bánh vàng ươm, nóng giòn đặt cạnh đĩa rau sống tươi xanh với tô nước lèo còn bốc khói làm cho người ta chỉ mới thấy đã “khoái” rồi. Không biết tự bao giờ, bánh khoái đã trở thành biểu tượng của văn hóa ẩm thực Huế, làm say lòng du khách.
Nguồn: Món Ngon Hà Nội
CoMay- Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ
Re: Tản mạn ẩm thực
Bánh phu thê – hương vị Kinh Bắc
“Từ ngày chàng bước xuống ghe Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu” Câu ca ấy tự bao đời nay đã ngân vang trong lòng người dân Kinh Bắc.
Tục truyền, tên gọi bánh phu thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp, biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ.
Bánh phu thê là một đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Bánh phu thê có ở rất nhiều nơi, nhưng nổi bật nhất là làng Đình Bảng, nơi giữ được truyền thống lâu đời làm bánh phu thê. Bánh phu thê Đình Bảng chân chất mộc mạc, ngon mà mát, đẹp mà không đắt....
Dù nguyên liệu ở đâu cũng có nhưng chỉ người làng Đình Bảng mới có bí quyết để làm được bánh ngon và đẹp. Khó nhất là làm bột, đầu tiên phải chọn loại nếp cái hoa vàng hạt nhỏ, đều. Sau khi được ngâm kỹ, đãi sạch thì cho gạo vào cối xay nhuyễn vài lần, rồi lọc lấy tinh bột, 1kg gạo chỉ lấy được 400g tinh bột. Tinh bột này được phơi khô và đem làm bánh sau khoảng 15 ngày. Người ta ngâm hoa dành dành lấy nước màu vàng, trộn với tinh bột, thêm sợi đu đủ nạo nhỏ đã bóp phèn cho mỏng và dai để làm vỏ bánh. Nhân bánh là đậu xanh nấu chín trộn dừa nạo, vừng, mứt sen trần. Lá gói bánh phải là lá dong bánh tẻ, gói thành hình vuông. Sau khi luộc chín, để nguội người ta mới gói lại bằng lá dong xanh, buộc lạt điều thành từng cặp.
Bánh phu thê ngon từ lúc ngắm bằng mắt cho đến khi tận hưởng hương vị đặc biệt của nó. Bóc ra, tấm bánh có màu vàng trong như hổ phách, nhìn thấy được lớp nhân bên trong. Bánh có vị dẻo kỳ lạ của nếp hương, cái dai dai lạ miệng của sợi đu đủ nạo hòa quyện với vị ngọt, béo, thơm của nhân đỗ xanh, mứt sen, vừng.
Bánh luộc chín tỏa mùi thơm ngon hấp dẫn, làm nao lòng những vị khách phương xa. Bánh phu thê là loại bánh phải ăn khi nguội ta mới cảm nhận được hết độ dẻo, dai và giòn của vỏ bánh.Thưởng thức bánh ngon nhất là trong tiết trời se lạnh của mùa đông, vị thơm, ngọt, bùi của hạt sen, đậu xanh và dừa tươi như tan ra trong miệng đánh thức tất cả các giác quan của bạn.
Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó. Giờ đây không chỉ những dịp cưới hỏi, lễ tết chúng ta mới được thưởng thức bánh, mà bất cứ dịp nào, ai đi ngang qua đất Đình Bảng - Bắc Ninh đều muốn dừng chân mua vài cặp bánh về làm quà.
“Từ ngày chàng bước xuống ghe Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu” Câu ca ấy tự bao đời nay đã ngân vang trong lòng người dân Kinh Bắc.
|
|
|
|
|
Bánh luộc chín tỏa mùi thơm ngon hấp dẫn, làm nao lòng những vị khách phương xa. Bánh phu thê là loại bánh phải ăn khi nguội ta mới cảm nhận được hết độ dẻo, dai và giòn của vỏ bánh.Thưởng thức bánh ngon nhất là trong tiết trời se lạnh của mùa đông, vị thơm, ngọt, bùi của hạt sen, đậu xanh và dừa tươi như tan ra trong miệng đánh thức tất cả các giác quan của bạn.
Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó. Giờ đây không chỉ những dịp cưới hỏi, lễ tết chúng ta mới được thưởng thức bánh, mà bất cứ dịp nào, ai đi ngang qua đất Đình Bảng - Bắc Ninh đều muốn dừng chân mua vài cặp bánh về làm quà.
Nguồn: Món Ngon Hà Nội
CoMay- Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ
Re: Tản mạn ẩm thực
Những món ăn Việt Nam ít người biết Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có những món ăn ít phổ biến và có khả năng bị thất truyền do không mấy người biết đến như món bánh ngãi của người Nùng, món bánh khổ của người Mường...
Lịch sử phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, tích lũy cho thế hệ chúng ta cả một kho tàng ẩm thực. Qua bao thăng trầm, đến nay có những món được phát triển và hoàn thiện thêm lên nhưng có những món lại dần dần bị quên lãng. Có nhiều lý do khiến nhiều một món ăn bị thất truyền: do không phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại, do cách chế biến quá cầu kỳ... Sau đây là một số món ăn ngày nay không còn phổ biến nữa, hoặc nếu còn thì chỉ có thể tìm thấy ở vài địa phương.
Cơm nếp mật
Là món ăn của vùng nông thôn Nam Định, nay hầu như không còn thấy nữa. Người ta nấu gạo nếp cho chín, sau đó trộn mật mía và gừng vào. Cơm nếp nấu chín cho ra dĩa, có màu nâu của mật mía, rất thơm ngon. Khi nguội, cơm nếp mật chặt lại, có thể cắt thành miếng để ăn.
Bánh chông
Bánh chông là đặc sản của xã Giao Tiến, huyện Xuân thủy, Nam Định, bánh thường được làm vào dịp Tết. Người ta nấu nếp với gấc. Khi xôi chín thì trộn đường vào sau đó giã nhuyễn xôi. Ép xôi lại rồi cắt thành miếng hình thoi như cây chông, hai đầu nhọn, cỡ ngón tay. Các miếng bánh này được phơi khô, sau đó rang giòn. Bánh giòn, có màu hồng cam rất đẹp, mùi thơm ngon, vị ngọt. Món bánh này đến nay tại Nam Định cũng không còn mấy phổ biến, chỉ còn vài gia đình làm để cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc mang lên thành phố biếu cho người thân làm quà cho đỡ nhớ quê.
Bánh ngải
Đây là một loại bánh của người Nùng. Người ta dùng lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp cho nhừ, sau đó giã lá ngải chung với xôi. Vắt xôi thành những chiếc bánh nhỏ tròn, dẹt, đường kính khoảng 5cm. Nhân bánh là mè đen rang thơm, giã nhỏ trộn mật mía. Người Nùng dùng một loại lá có tên là lá "mác rạng" để gói, bánh sẽ không bị khô.
Bánh khổ
Là món bánh của người Mường dùng làm lễ vật cho ngày cưới. Bánh được làm đơn giản, từ nếp ngâm, nấu thành xôi, sau đó đem giã nhuyễn. Vắt tròn bánh bằng quả hồng, xếp lên mặt lá chuối, hong gió qua một đêm cho khô. Khi ăn bánh khổ, đem chiên vàng, hoặc nướng, bánh sẽ phồng và dẻo thơm trở lại.
Bánh bảy lửa
Là loại bánh đặc biệt có cách làm công phu, thường thấy vào dịp Tết ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bánh được làm qua nhiều công đoạn, từ rang nếp, rang mè, giã nếp thành bột rồi tiếp tục rang, chế biến bảy lần qua lửa nên mới có tên là bánh Bảy lửa.
Bánh được rang và sấy kỹ nhiều lần nên có thể để dành được đến ba, bốn tháng. Khi ăn, bánh giòn tan. Bánh này được nhiều người dân ở các địa phương kể trên ưa thích. Tuy nhiên vì chế biến quá công phu, mất nhiều thời gian nên hầu như hiện nay không còn thấy loại bánh này trên thị trường nữa.
Bánh nghệ
Bánh nghệ là loại bánh dùng làm món ăn chơi, ăn lỡ bữa của người miền Nam, đặc biệt là vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. Bánh làm từ hai phần bột gạo nếp và một phần bột gạo tẻ khuấy chín rồi se thành sợi.
Bột bánh hấp chín, cho vào tô nhỏ, cho thêm giá, rau sống, mỡ hành, bì và thịt nướng. Món bánh này ăn chung với nước mắm chua ngọt pha bằng nước dừa tươi. Tuy nhiên bánh nghệ đến nay không còn thấy nữa.
Mắm nhum
Nhum là loại hải sản sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể vắt chanh vào ăn sống, hoặc kho, trộn trứng chưng cách thủỵ… Đặc biệt nhất là món mắm nhum sền sệt, có màu mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.
Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối lên trên, rồi đem phơi nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon, nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
Nhum là loại hải sản hiếm, vì vậy ngày naym khi đến các vùng biển Nha Trang, Phú Quốc, Bình Định… người ta có thể thưởng thức món nhum sống hoặc nhum làm gỏi, còn mắm nhum thì hầu như không còn thấy.
Đồn đột hầm gà ác
Đồn đột tức hải sâm là một loại nguyên liệu quí. Ngày xưa dân đi biển bắt được đồn đột chủ yếu chỉ để cống nạp cho vua quan, ngày nay người ta có thể thưởng thức đồn đột biển ở các nhà hàng sang trọng, đây là món ăn đắt tiền.
Đồn đột có hình dạng giống như con giun lớn, chiều dài từ 20 đến 30cm, nhiều màu sắc, xẻ bụng đồn đột rửa sạch cát, luộc chín rồi chế biến ngay hoặc phơi khô để dành.
Trong món Đồn đột hầm gà ác, người ta dùng cả con đồn đột, nhồi vào bụng gà ác, sau đó hầm nhừ. Món này đến nay ít được chế biến có lẽ vì lượng dinh dưỡng quá cao. Việc phối hợp cả hai loại nguyên liệu quí và bổ dưỡng với nhau không phù hợp với kiến thức dinh dưỡng hiện đại.
Các món ăn của Việt Nam đến nay đã hầu như thất truyền vẫn còn nhiều. Có nhiều món ăn dân dã, đơn sơ và tuyệt ngon, nhưng không còn được chế biến nữa, thế nhưng chúng vẫn còn đâu đó trong ký ức nhiều người...
Lịch sử phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, tích lũy cho thế hệ chúng ta cả một kho tàng ẩm thực. Qua bao thăng trầm, đến nay có những món được phát triển và hoàn thiện thêm lên nhưng có những món lại dần dần bị quên lãng. Có nhiều lý do khiến nhiều một món ăn bị thất truyền: do không phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại, do cách chế biến quá cầu kỳ... Sau đây là một số món ăn ngày nay không còn phổ biến nữa, hoặc nếu còn thì chỉ có thể tìm thấy ở vài địa phương.
Cơm nếp mật
|
Bánh chông
Bánh chông là đặc sản của xã Giao Tiến, huyện Xuân thủy, Nam Định, bánh thường được làm vào dịp Tết. Người ta nấu nếp với gấc. Khi xôi chín thì trộn đường vào sau đó giã nhuyễn xôi. Ép xôi lại rồi cắt thành miếng hình thoi như cây chông, hai đầu nhọn, cỡ ngón tay. Các miếng bánh này được phơi khô, sau đó rang giòn. Bánh giòn, có màu hồng cam rất đẹp, mùi thơm ngon, vị ngọt. Món bánh này đến nay tại Nam Định cũng không còn mấy phổ biến, chỉ còn vài gia đình làm để cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc mang lên thành phố biếu cho người thân làm quà cho đỡ nhớ quê.
Bánh ngải
Đây là một loại bánh của người Nùng. Người ta dùng lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp cho nhừ, sau đó giã lá ngải chung với xôi. Vắt xôi thành những chiếc bánh nhỏ tròn, dẹt, đường kính khoảng 5cm. Nhân bánh là mè đen rang thơm, giã nhỏ trộn mật mía. Người Nùng dùng một loại lá có tên là lá "mác rạng" để gói, bánh sẽ không bị khô.
Bánh khổ
Là món bánh của người Mường dùng làm lễ vật cho ngày cưới. Bánh được làm đơn giản, từ nếp ngâm, nấu thành xôi, sau đó đem giã nhuyễn. Vắt tròn bánh bằng quả hồng, xếp lên mặt lá chuối, hong gió qua một đêm cho khô. Khi ăn bánh khổ, đem chiên vàng, hoặc nướng, bánh sẽ phồng và dẻo thơm trở lại.
Bánh bảy lửa
Là loại bánh đặc biệt có cách làm công phu, thường thấy vào dịp Tết ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bánh được làm qua nhiều công đoạn, từ rang nếp, rang mè, giã nếp thành bột rồi tiếp tục rang, chế biến bảy lần qua lửa nên mới có tên là bánh Bảy lửa.
Bánh được rang và sấy kỹ nhiều lần nên có thể để dành được đến ba, bốn tháng. Khi ăn, bánh giòn tan. Bánh này được nhiều người dân ở các địa phương kể trên ưa thích. Tuy nhiên vì chế biến quá công phu, mất nhiều thời gian nên hầu như hiện nay không còn thấy loại bánh này trên thị trường nữa.
Bánh nghệ
Bánh nghệ là loại bánh dùng làm món ăn chơi, ăn lỡ bữa của người miền Nam, đặc biệt là vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. Bánh làm từ hai phần bột gạo nếp và một phần bột gạo tẻ khuấy chín rồi se thành sợi.
Bột bánh hấp chín, cho vào tô nhỏ, cho thêm giá, rau sống, mỡ hành, bì và thịt nướng. Món bánh này ăn chung với nước mắm chua ngọt pha bằng nước dừa tươi. Tuy nhiên bánh nghệ đến nay không còn thấy nữa.
Mắm nhum
|
Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối lên trên, rồi đem phơi nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon, nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
Nhum là loại hải sản hiếm, vì vậy ngày naym khi đến các vùng biển Nha Trang, Phú Quốc, Bình Định… người ta có thể thưởng thức món nhum sống hoặc nhum làm gỏi, còn mắm nhum thì hầu như không còn thấy.
Đồn đột hầm gà ác
Đồn đột tức hải sâm là một loại nguyên liệu quí. Ngày xưa dân đi biển bắt được đồn đột chủ yếu chỉ để cống nạp cho vua quan, ngày nay người ta có thể thưởng thức đồn đột biển ở các nhà hàng sang trọng, đây là món ăn đắt tiền.
Đồn đột có hình dạng giống như con giun lớn, chiều dài từ 20 đến 30cm, nhiều màu sắc, xẻ bụng đồn đột rửa sạch cát, luộc chín rồi chế biến ngay hoặc phơi khô để dành.
Trong món Đồn đột hầm gà ác, người ta dùng cả con đồn đột, nhồi vào bụng gà ác, sau đó hầm nhừ. Món này đến nay ít được chế biến có lẽ vì lượng dinh dưỡng quá cao. Việc phối hợp cả hai loại nguyên liệu quí và bổ dưỡng với nhau không phù hợp với kiến thức dinh dưỡng hiện đại.
Các món ăn của Việt Nam đến nay đã hầu như thất truyền vẫn còn nhiều. Có nhiều món ăn dân dã, đơn sơ và tuyệt ngon, nhưng không còn được chế biến nữa, thế nhưng chúng vẫn còn đâu đó trong ký ức nhiều người...
Nguồn: Phụ Nữ Online
CoMay- Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ
Re: Tản mạn ẩm thực
Đang đói bụng vào nghía vài món của Co May đỡ ghiền ghê.
Cảm ơn Co May cho biết thâm nhiều món lạ.
Cảm ơn Co May cho biết thâm nhiều món lạ.
ThachThao- Tổng số bài gửi : 2131
Join date : 14/09/2009
Age : 60
Đến từ : TP HCM
Re: Tản mạn ẩm thực
..hihi..chị TT ...Cm thì càng nghía càng thèm ...hỏng đỡ ghiền chút nào ...ThachThao đã viết:Đang đói bụng vào nghía vài món của Co May đỡ ghiền ghê.
Cảm ơn Co May cho biết thâm nhiều món lạ.
CoMay- Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ
Re: Tản mạn ẩm thực
Những phố ăn đêm của người Hà Nội Màn đêm buông mành. Ánh đèn đường vàng vọt. Những gánh hàng vỉa hè thơm nức. Tấp nập người vào ra. Mùa thu se lạnh. Những món quà đêm ngọt ngào.
Phở Hà Nội thì đâu cũng ngon, bất kể ở ven đô hay trung tâm thành phố. Muốn ăn một bát phở đêm ngon có lẽ không đâu bằng những quán phở ở các khu phố cổ. Đó là phở Mậu Dịch phố Lý Quốc Sư, phở Tự Do phố Cầu Gỗ, phở Thìn Lò Đúc, phở ngã từ Hàng Đồng và Hàng Mã, ăn thật muộn thì đến Hàng Buồm.
Một số món ăn đêm rẻ, ngon và dễ ăn như: bún bò, bún măng ngan, cháo gà… ở khu Cửa Nam, ga Trần Quý Cáp, phố Hai Bà Trưng hay ngõ Tô Hoàng.
Bạn không nên bỏ qua phố ấm thực Cấm Chỉ. Tô cháo và với tiêu, ớt bột cùng hành hoa sẽ làm ấm lòng người giữa đêm khuya. Cơm rang thập cẩm ở phố này, phố Mã Mây và phố Hàng Dầu cũng rất ngon. Trong số các món ăn đêm của Hà Nội, hầu như ai cũng muốn thử món nộm bò khô ở phố Hồ Hoàn Kiếm. Một chút đu đủ, cà rốt nạo, thịt bò khô cắt mỏng như sợi tăm chan dấm, rắc thêm ít kinh giới và lạc rang giã nhỏ thì ngon tuyệt mà giá cả lại rất bình dân.
Ở đầu phố Hàng Gai - Lương Văn Can có tới gần 20 hàng mực nướng. Đám 5-7 người mua vài con mực nho nhỏ, một chai rượu là có thể lai rai cho tới sáng. Mấy quán chân gà nướng, gà luộc ở phố Hàng Dầu, Mai Hắc Đế…thì đông khách quanh năm. Dọc phố Lãn Ông, phố Cầu Gỗ, nào bún thang, nào phở trộn, nào mì vằn thắn và cả bánh mì pate thơm thơm, giòn giòn. Trong góc phố Gầm Cầu ngào ngạt lòng nướng, bò nướng. Nếu không lên Phó Đức Chính cũng ăn được món bò nướng thơm ngon. Ăn rồi, chạy đến ngõ Tạm Thương ăn nem chua rán, qua Tô Tịch làm ly hoa quả dầm hay leo Hàng Than làm cốc caramen béo ngậy, ghé qua cửa tiệm của danh hài Phạm Bằng ăn bát bánh trôi tàu nóng hổi.
Hà Nội về đêm còn có các món quà vặt dân dã đã được bán theo mùa như ngô nếp nướng, ốc luộc, quẩy nóng, bánh chuối…Lang thang những con phố Hà Nội trong đêm thu và nhâm nhi chút hương vị riêng trong ẩm thực Hà Nội là một trong những điều thú vị nhất khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Phở Hà Nội thì đâu cũng ngon, bất kể ở ven đô hay trung tâm thành phố. Muốn ăn một bát phở đêm ngon có lẽ không đâu bằng những quán phở ở các khu phố cổ. Đó là phở Mậu Dịch phố Lý Quốc Sư, phở Tự Do phố Cầu Gỗ, phở Thìn Lò Đúc, phở ngã từ Hàng Đồng và Hàng Mã, ăn thật muộn thì đến Hàng Buồm.
Phở Hà Nội |
Bạn không nên bỏ qua phố ấm thực Cấm Chỉ. Tô cháo và với tiêu, ớt bột cùng hành hoa sẽ làm ấm lòng người giữa đêm khuya. Cơm rang thập cẩm ở phố này, phố Mã Mây và phố Hàng Dầu cũng rất ngon. Trong số các món ăn đêm của Hà Nội, hầu như ai cũng muốn thử món nộm bò khô ở phố Hồ Hoàn Kiếm. Một chút đu đủ, cà rốt nạo, thịt bò khô cắt mỏng như sợi tăm chan dấm, rắc thêm ít kinh giới và lạc rang giã nhỏ thì ngon tuyệt mà giá cả lại rất bình dân.
Món nộm bò khô |
Hà Nội về đêm còn có các món quà vặt dân dã đã được bán theo mùa như ngô nếp nướng, ốc luộc, quẩy nóng, bánh chuối…Lang thang những con phố Hà Nội trong đêm thu và nhâm nhi chút hương vị riêng trong ẩm thực Hà Nội là một trong những điều thú vị nhất khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Trứng tráng ngải cứu |
Trứng vịt lộn |
Trứng cút lộn |
Trà đá vỉa hè |
Phở cuốn Ngũ xã |
Ốc luộc |
Nem chua rán |
Bánh trôi tàu nóng |
Kem |
Cháo đêm |
Caramen béo ngậy |
Mực nướng |
Ngô và khoai lang nướng |
Kem xôi |
Bánh chuối |
Bánh chuối |
Bún bò |
Bún ngan |
Quẩy nóng |
Nguồn: aFamily
CoMay- Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|