Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Mon May 13, 2024 6:31 am

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo

2 posters

Go down

Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo Empty Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo

Bài gửi by TK Sat Feb 25, 2012 8:45 am

Phản biện xã hội và lối sống "tiểu xảo"

Tác giả: Trần Anh Tuấn

<a href="http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-24-phan-bien-xa-hoi-va-loi-song-tieu-xao-" target=_blank>Bài đã được xuất bản trên Tuần VietNamNet</a>

Nếu như trên thế giới, người ta coi bậc trí thức sinh ra để nghiên cứu, sáng tạo và phản biện xã hội thì tại Việt Nam, hình như phần nhiều các trí thức chỉ bắt đầu học cách phản biện khi thôi làm quan chức. Vì cơ chế này không khuyến khích họ đánh đổi giữa những ham muốn cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Đương nhiên, một xã hội chậm phát triển là một xã hội thiếu nhiều ... cơ sở cho sự phát triển. Trong đó, không thể không nhắc tới "phản biện xã hội". Thậm chí đây còn là một tiền đề tối quan trọng trong việc mãi dẫm chân dưới vũng lầy hay cất cánh bay lên.

Vì sao phản biện vẫn là khái niệm xa xỉ?

Bài viết này xin mạo muội nêu lên một giả thuyết, lý giải tại sao ở nhiều quốc gia, từ lâu "phản biện xã hội" là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thì tại Việt Nam, nó vẫn là một khái niệm xa xỉ của đa số trí thức, đừng nói là nhân dân.

Hãy bắt đầu từ câu chuyện văn hóa. Có đứa bé 5 tuổi nhất định đòi cha nó phải giữ lời hứa từ tuần trước, là chủ nhật này đưa cả gia đình đi chơi Thảo cầm viên. Oái oăm thay, người bố lại coi việc tụ tập, bù khú với bạn bè trong ngày nghỉ quan trọng hơn là giữ lời với con trẻ. Thế là ông mắng "Im ngay! Để tao nói mẹ mày ra chợ mua đền cho món đồ chơi!". Nó vẫn không chịu.

A! Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư!... Thế là thằng bé bị nọc ra tặng cho mấy con lươn vào mông đít. Lần này nó xin tha rối rít để tránh bị ăn thêm đòn chứ chẳng còn chút ý kiến ý cò gì về việc đi sở thú nữa, và thấy mong muốn ấy là một sai lầm khiến phải mang vạ vào thân.

Văn hóa ứng xử tại Việt Nam cơ bản là thế. Người trẻ buộc phải nghe người già, kẻ dưới tự nguyện với người trên, mặc nhiên coi những phát biểu của bậc đi trước là "chân lý".

Thế mới có chuyện cả nghìn năm nay, chúng ta coi đạo Nho là khuôn vàng thước ngọc mà chẳng thèm để ý đến những tì vết dù là nho nhỏ trong cái hệ thống ấy.

Cho mãi tới thời đại ngày nay mới mang máng nhận ra sự bất hợp lý, ví như quan điểm ủng hộ chế độ độc tài (Vua là con trời), cổ súy cho cách học tầm chương trích cú, hay khuyến khích lối ứng xử mang nặng tính bất bình đẳng giới (trọng nam khinh nữ), v...v...

Trở lại với câu chuyện trên, giả sử đây là trường hợp xảy ra tại một quốc gia phương Tây, chắc chắn người hạ roi xuống đứa trẻ sẽ phải lo sốt vó, vì biết đâu chừng, thằng nhóc lại nhấc điện thoại lên nhờ cảnh sát can thiệp vào hành động trấn áp vô lý của người sinh ra nó.

Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo Khai-giang_1330071114
Sự hình thành một nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào quá trình
"xã hội hóa" của cá nhân giai đoạn còn nhỏ tuổi. Ảnh minh họa

Lối sống "tiểu xảo" hay "con đường ứng xử"?

Câu chuyện về văn hóa lại kéo theo câu chuyện về giáo dục. Một nền học mà cái "danh" nhiều hơn cái thực, đã khiến cho nhà trường đôi khi lại trở thành cha mẹ của các bậc phụ huynh có con em từ lớp Chồi tới bậc tiểu học.

Để khi xin được cho chúng nó vào trường rồi thì lại muốn "con của tớ là đứa học giỏi nhất nhì lớp". Mà trong muôn ngàn cách lấy thành tích học tập thì việc ngoan ngoãn nghe lời giáo viên vẫn là một "tiểu xảo" phổ biến. Lâu dần, "tiểu xảo" ấy mặc nhiên được chấp nhận như là một dạng của thiết chế. - thầy đã nói thì cấm có sai!

Thế là tiếng nói độc lập của cá nhân khi còn trẻ lại bị vùi thêm một lớp sóng nữa.

Được biết, sự hình thành một nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào quá trình "xã hội hóa" của cá nhân giai đoạn còn nhỏ tuổi. Ở Thụy Điển, người ta coi đây là "thời kỳ vàng của cuộc đời". Tại Nhật Bản, học sinh đến trường tưởng chơi nhiều mà hóa ra lại học chất lượng. Từ mỗi trò nghịch ngợm mà các em tự xây dựng tư duy và cách tiếp nhận kiến thức cho riêng mình để không trở thành bản sao của ai hết,...

Do vậy, hình thành hay không hình thành tư duy phản biện cũng manh nha từ lứa tuổi này.

Văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam góp phần tạo nên xã hội Việt Nam. Một xã hội mà "câu chuyện cơ chế" luôn là một đề tài nóng hổi. Trong nhiều trường hợp, đường lối của Nhà nước (có thể) đúng đắn nhưng cấp thi hành lại thực hiện ngả nghiêng.

Bởi họ không có hay không dám cất lên tiếng nói phản biện công khai nên chỉ dám "bày tỏ ý kiến" thông qua việc chui qua những lỗ hổng của cơ chế để làm lợi cho bản thân.

Câu khẩu hiệu: "Phê bình, tự phê bình" chúng ta nghe đã quá quen, song thử hỏi có mấy tổ chức hay cá nhân làm tốt? Bởi nền văn hóa và kinh nghiệm trong môi trường giáo dục trước đó đã cho họ những "con đường" ứng xử rồi.

Nếu như trên thế giới, người ta coi bậc trí thức sinh ra để nghiên cứu, sáng tạo và phản biện xã hội thì tại Việt Nam, hình như phần nhiều các trí thức chỉ bắt đầu học cách phản biện khi thôi làm quan chức. Vì cơ chế này không khuyến khích họ đánh đổi giữa những ham muốn cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Đương nhiên, một xã hội muốn phát triển phải cần rất nhiều yếu tố, song không thể không có sự song hành của "phản biện xã hội". Khi nào để điều đó không còn là một khái niệm xa xỉ tại Việt Nam? Như trên vừa nói, với nền văn hóa ấy, với đặc điểm giáo dục ấy, với cơ chế ấy... tôi nghĩ là còn lâu lắm.

Nhưng vẫn mong nhận xét trên chỉ là võ đoán.
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo Empty Re: Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo

Bài gửi by dangphuong Sat Feb 25, 2012 9:13 am

Tôi thực sự chưa hiểu thế nào là "phản biện xã hội". Ngay cả chữ "xã hội" cũng mông lung. Nó thường là những quy ước chứ không phải là một chân lý để mà có thể "phản biện"
Hãy tránh cái cảnh cứ cắm cúi đi theo con đường mòn có từ ngàn năm trước. Khám phá và tìm tới những mới lạ hơn... biết đâu sẽ tìm ra được những điều đúng đắn hơn và có lợi ích thiết thực hơn!
dp
Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo 507376
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo Empty Re: Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo

Bài gửi by TK Sat Feb 25, 2012 9:29 am

Xin trích một đoạn trong bài "PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ THỰC CHẤT LÀ PHẢN BIỆN CỦA NHÂN DÂN" của ông ĐÀM VĂN LỢI, Trung tâm Công tác Lý luận, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tạp chí Mặt Trận, số 47)

"...Muốn hiểu phản biện xã hội, trước hết phải hiểu khái niệm phản biện là gì? Phản biện là một từ Hán Việt. Nếu triết tự thì phản biện là “bàn luận theo hướng chống lại” hoặc là “tranh cãi”. Như vậy, phản biện là hoạt động khoa học nhằm đưa ra những ý kiến để bác bỏ biện luận, lập luận của người khác. Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học đối với nó. Nói cách khác, kết quả của phản biện là đen, trắng phân minh, đúng, sai rõ ràng. Thuật ngữ này thể hiện rõ nhất trong hoạt động giáo dục, khoa học. Phản biện là chỉ ra những chỗ sai, yếu kém, không đúng về khoa học ở các công trình, các bài viết, các chủ trương, dự án.

Phản biện xã hội là một khái niệm chính trị, là biểu hiện đặc trưng rõ ràng nhất của cái gọi là đời sống dân chủ. Phản biện xã hội là bằng cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn để biện luận làm sáng tỏ đúng, sai về một vấn đề có tính chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã hội do Đảng, Quốc hội và Nhà nước hay một tổ chức đoàn thể... nêu lên.

Như vậy, bản chất của phản biện xã hội là thực hành dân chủ, làm cho cái đúng được khẳng định, cái sai bị phủ định, để giúp Đảng, Quốc hội và Nhà nước thấy rõ đường lối, chủ trương, chính sách đã đề ra đi vào cuộc sống như thế nào.

Phản biện và phản biện xã hội có những điểm giống và khác biệt rất quan trọng. Về điểm giống nhau, đó là phản biện và phản biện xã hội cùng phải dựa trên cơ sở các lập luận và ý kiến hướng đến chân lý khách quan. Trong nhiều trường hợp (tùy thuộc nội dung và chủ thể phản biện xã hội), phản biện xã hội cũng chính là phản biện khoa học. Tuy nhiên, điểm khác nhau thứ nhất là, phản biện khoa học bao giờ cũng phải có sự hoàn chỉnh tương đối của lập luận để “đua tranh” với lập luận “chính thống”. Phản biện xã hội không phải bao giờ cũng như vậy. Có những trường hợp phản biện xã hội là sự tập hợp của nhiều ý kiến, phản ứng, dư luận, lý lẽ... riêng rẽ, không có tính hoàn chỉnh tương đối, nhưng vẫn có thể tác động mạnh đến phương án xã hội “chính thống” đã được đưa ra. Thứ hai là, phản biện khoa học về bản chất là khách quan. Phản biện xã hội bên cạnh thuộc tính khoa học, có thuộc tính xã hội, tức là phản ánh các quan điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Vì vậy, phản biện xã hội không phải lúc nào cũng dựa trên cơ sở lập luận khoa học thuần túy. Ngược lại, trong đa số các trường hợp của phản biện xã hội có thể thấy yếu tố quyền lợi chính trị - kinh tế - xã hội được phản ánh thông qua chủ thể phản biện. "
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo Empty Re: Phản biện xã hội và lối sống tiểu xảo

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết