Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 11:01 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Những Ngày Xưa Thân Ái, Qua Các Nẻo Đường Bình Thuận

Go down

Những Ngày Xưa Thân Ái, Qua Các Nẻo Đường Bình Thuận Empty Những Ngày Xưa Thân Ái, Qua Các Nẻo Đường Bình Thuận

Bài gửi by giotsuongtim Sat Jan 28, 2012 1:07 pm

Sau hơn một phần tư thế kỷ lênh đênh trôi nổi xa nhà, tôi về thăm Phan
Thiết, nơi được sinh ra và lớn lên để tìm lại những dấu ái thân thường,
mà giờ đây chỉ còn trong kỷ niệm.

Nhớ lại buổi chia ly ngày ấy,
sao mà thê thiết quá. Hôm đó đã cuối thu nên trời thường có những cơn
mưa bất chợt, khiến cho nắng chiều vàng hanh buồn như mùa đông. Thế là
một năm học mới đã đến, làm cho con đường Nguyễn Hoàng dẫn tới trường
Trung Học Phan Bội Châu, xa nhìn như một dòng sông trắng, với những tà
áo thướt tha thật là tình tứ lãng mạn. Nay thì thời học trò đã qua nhưng
vẫn còn những tiếng ve sầu và màu đỏ hoa phương nơi sân trường, đeo
đẳng theo tôi suốt một thời tuổi dại. Tôi cảm nhận nổi nhớ nhung xa
vắng, như đã đến từ trong cõi mông mênh, qua ngọn gió đông mang đầy hơi
nước mằn mặn của dòng sông Mường Mán thơ mộng. Hơn một nửa tháng năm của
đời ngưởi lãng tử như tôi, gần như xa phương viễn xứ, vậy mà khi có dịp
trở về Phan Thiết, dù là mùa nào chăng nửa, khi đối mặt với những con
đường dấu ái, phượng bay, hay bất chợt nghe được những tiếng ve sầu rỉ
rên trong các hàng vông, quanh lầu nước, là lòng xao xuyến bâng quơ, nhớ
mẹ, nhớ em, nhớ tới cuộc tình “nắng thủy tinh“, mộng mơ như tơ trời, la
đà trôi qua khắp các nẻo đường phố thị.

Tuổi thơ dễ thương như
vậy, làm ai lại nở không yêu dù rằng cuộc tình đầu nào mà chẳng đong đầy
nước mắt. Những vòng tay ôm nghẹt thở, những nụ hôn môi đầu đời nồng
thắm, nay đã miên trường héo hắt, thế nhưng mỗi khi nghĩ tới ngày cũ,
quê xưa, vẫn làm quặn thắt hồn hoang cô tịch.

Hôm quay về xóm
củ, mà sao như đang mang tâm sự của kẻ sang Tần, không khác chi một
người khách lạ, dù trước mắt cũng vẫn là những nơi chốn thân thương, một
trời kỷ niệm. Phan Thiết đây rồi, vẫn muôn đời câm vắng, trong nổi ngậm
ngùi , trước cảnh đời phế hưng dâu bể, như muốn khơi dậy trong hồn
người ly xứ, tiếng hờn của thời gian, về đi trong cõi thế não nuột hận
hờn. “ Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ “, nên khi ngang qua cầu đúc,
nhìn xuống dòng nước Cà Ti, sao mà buồn đến như vậy, chợt khiến xa xót
cho tâm sự người xưa, trong hai câu thơ cổ, ê chề khi đứng trên quê
hương mình, nhưng không biết đâu là chốn cũ :

“Nhất độ Hoài Hà phi cổ vũ
Trùng lai giang tả cảnh hà niên”

Thời
gian cứ trôi đi, người xưa cũng đâu rồi, chỉ còn vầng trăng mênh mông
nơi cố quận , đã khiến cho không gian càng vô tận, mơ ước buổi hội ngộ
thêm muôn trùng xa lắc và bị vùi lấp trong biển lệ phân ly mịt mù.

Trong
mùi hương của cảm nhận, người tha phương như khựng điếng trước khoảnh
khắc của quê nhà. Tất cả nay dù có đổi thay gì gì chăng nửa, thì vẫn còn
cái nền xưa tháp cũ, qua lớp vôi tường của dân tộc, khiến ta phải náo
nức trước màu xanh bất chơt của đất trời rực nắng thơm hương, qua khắp
các nẻo đường Bình Thuận , mà lặng lẽ xúc động. Quê tôi là thế đó, nên
nhớ da diết mùi nước mắm thơm thơm, cho tới những món ăn thường ngày.
Rồi thì âm vang của sóng biển, những hình bóng thân quen của ghe thuyền
đánh cá , con đò ngang lắt lẻo trên sông Mường, các phiên chợ quê đầy ắp
tiếng người, hàng dừa xanh gió lộng, đồi cát trắng im lìm, cùng với
tiếng vó câu của những chiếc xe ngựa bên đường, làm thêm ngậm ngùi trước
bóng đèn chài hiu hắt , từ bến ra khơi.

Gió đông đã về, dù chỉ
chút heo may nhưng cũng khiến cho người viễn phương xuyến xao se lạnh,
khi thời gian cứ trôi đi, mà hồn người như còn ở lại trên những nẻo
đường quê hương Bình Thuận :

“Les jours s’en vont je demeure “

1-BÌNH THUẬN, QUÊ HƯƠNG MIỀN BIỂN MẶN:

Bình
Thuận quê tôi xưa nay, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước là chốn rừng
tiền biển bạc. Nhưng chuyện đó bây giờ đã trở thành cổ tích, vì biển nhà
hiện chẳng còn được bao nhiêu cá mắm, sau một cuôc đổi đời . Ngày nay
muốn câu mực hay đánh cá nục, ghe thuyền phải hành nghề xa bờ tận đảo
Phú Quý. Muốn câu cá lớn, phải ra hải phận hay xuống tận quần đảo Trường
Sa, Côn Lôn. Việc này chỉ dành cho các ghe tàu đánh cá có máy mạnh,
trọng tải lớn nhưng hầu hết ngư dân đều nghèo kiết, ngoại trừ một ít có
thân nhân là Việt Kiều, mới làm được. Nói đúng hơn, ngư trường Bình
Thuận giờ đã cạn kiệt, vì mấy chục năm nay, VC mở biển cho các ghe
thuyền đánh cá của Nam Hàn, Nhật Bổn, Ðài Loan vào hành nghề. Mới đây,
qua các hiệp định bất bình đẳng mà đảng đã ký với Tàu Cộng, khiến cho
hải phận VN càng bị thu hẹp, chẳng những ở vịnh Bắc Việt, mà ngay trong
ngư trường Phan Thiết, làm cho ngư dân càng lúc càng thêm khốn đốn nhục
nghèo. Nhiều ghe thuyền bị ngư tặc chận cướp, đánh đuổi, nói là vi phạm
lãnh thổ Tàu, dù đây là đất nước mình.

Nỗi buồn nhược tiểu, nổi
nhục vong quốc khiến thêm thương tiếc những ngày xưa thân ái . Ngày đó
quê tôi làm chơi ăn thiệt, cá mắm nhiều đến độ phải muối làm nước mắm
hay phơi khô. Khắp tỉnh, dân chúng không cần phải thương gia, công chức,
mà chỉ là những người lao động bình thương như dân biển, kéo xe, đạp
xích lô, làm ruộng, buôn gánh bán bưng, vẫn cho con ăn học đàng hoàng.
Nhiều người trở thànhợ công chức lớn hay sĩ quan cao cấp VNCH, không
thua gì con cái của những người giàu trong tỉnh, làm rạng rỡ tiếng thơm
của quê hương miền biển mặn.

Bình Thuận muôn đời là vậy, nên viết
làm sao cho hết , nhất là về các món ngon vật lạ của người miền biển
như mì Quảng, bánh căn, gỏi cá, canh chua, óc hương, ghẹ nhàn, tôm hùm,
sò điệp. Món nào cũng thuộc loại thượng đẳng, chỉ nếm chơi qua một lần
vẫn nhớ đời, làm cho nhiều người xứ khác mê ăn, làm rễ làm dâu Bình
Thuận.

Món ngon vật lạ có sẵn, thêm người Phan Thiết lại rất cầu
kỳ,khéo tay, nên chỉ cần một thứ tầm thường như Dông, Còng , Cá Mai, Cá
Dứa.. thậm chí Cá Chuồn, vẫn được địa phương chế biến, thành món ngon
vật lạ. Ðó là nghệ thuật của bản địa, kể cả việc kho cá hằng ngày. Theo
những bậc sành ăn,nội trợ giỏi, thì kho cá ăn ngon miệng và đúng điệu,
không phải là chỉ làm cho sạch, bỏ vào nồi, thêm mắm muối, đường màu gia
vị., rồi vặn lửa nấu chín..thế là xong. Thật sự, không phải vậy, mà rất
cầu kỳ, vì cá có rất nhiều loại và mỗi thứ có cách làm cũng như kho
khác biệt. Như cá Ngừ khi rửa, phải làm sạch hết nhớt bên ngoài da, rồi
mới móc mang, mổ bụng, còn máu đọng trên thớt, cũng phải lấy hết bỏ vào
nồi, như vậy mới giữ hết hương vị đặc biệt của cá ngừ. Với loại cá có
xương mềm như cá nục, ngon nhất là xương đầu, thường được bẻ đem nhét
vào bụng cá. Khi làm nhớ bóc mang vắt lấy máu, có vậy cá nục kho ăn mới
bùi. Với các lọai cá sống trong bùn như kình, bạc má, đừng ăn nội tạng
rất dơ. Loại cá thia mở rất tanh, nên phải lấy muối chà thật sạch. Những
loại cá có xương cứng như lò có, ngân bột, chỉ thịt.. phải nhớ cắt bỏ
xương vây hậu môn, để khỏi hóc cổ. Dùng giấm hay ủ vào tương hạt, để khử
mùi khai của các loài cá sụn như cá đuối, nghéo, ó, . Riêng các lọai cá
hố, rựa, bẹ có phấn và các loại cá đồng, phải chiên sơ trước khi kho,
để nước không bị đóng váng trắng.

Mật cá gì cũng đắng, trừ cá
lóc, vì vậy khi làm, bóp bể mật để thấm vào thịt cá cho thơm, cũng đừng
quên thêm ít muối, để thịt cá lóc khi kho chín, săn lại ăn mới đúng
điệu. Với các loại cá phèn, bóng, đục kho keo, phải dùng nước mắm ngon.
Ngoài ra các loại cá khác, chỉ dùng muối, làm cho nước cá kho không chua
lại đậm đà. Nhiều người còn dùng mía, khế, thơm để lót đưới đít xoong,
rồi mới bỏ cá lên trên kho, làm vậy nước cá vừa ngọt, lớp cá kho dưới
cùng dù bị lửa lớn, vẫn không khét cháy.

Ðó là thời dĩ vãng xa lắc, giờ chỉ cần có cá mực ăn no bụng, đã là điều khó khăn, còn nói chi tới chuyện đúng điệu cầu kỳ.

Nay
người đông của hiếm, cái thời người Phan Thết đãi bạn bè phương xa đến
thăm xứ biển bằng các món ăn chơi như gỏi cá mai, ghẹ nhàn, óc hương,
canh chua cá dứa.. vẫn có nhưng không còn ngon miệng đậm đà như buổi
trước. Thậm chí tới món mực khô cũng hiếm, vì đây là món hàng xuất cảng.
Chuyện khôi hài cười ra nước mắt, làm nhớ lại một thời chinh chiến cũ,
khi Tiểu Ðoàn ở Phan Thiết. Những ngày đóng quân, thường cùng với bạn bè
nhậu chơi mực khô với đế. Anh em thường ngồi tựa dưới gốc dừa xanh,
lắng nghe gio lộng xôn xao thổi từ biển về, cùng tiếng sóng rì rào vổ
đều vào các ghềnh đá, làm thành một khúc hòa tấu mê đắm hồn người. Trong
khi rượu đế thì nồng đắng nhưng khô mực lại đậm đà, vì ở nó có chứa đủ
hương vị mặn mòi của muối biển, mùi thơm giòn của thịt mực và cả mồ hôi
máu mắt của dân chài, luôn gánh nặng trên đôi vai một đời vất vã. Ngày
trước mực đánh lên còn tươi rói, chỉ cần hấp trên cơm nóng hay nhúng vào
nước sôi , đem chấm với mắm gừng hay mù tạt là ăn ngon lành, không cần
phải chế biến cầu kỳ.

Nay mực khan hiếm ít ngon,
người mua còn bị lầm khi vớ phải những con mực ươn, được nhúng nước pha
hàng the, thuốc tẩy, nhìn vào thì thấy tươi rói căng phồng nhưng đem
nấu, thì mực chảy nước và co rúm lại.như miếng giẻ rách, chỉ còm cách
đem bỏ, vì không ai dám ăn sợ đau bụng .

Mực Bình
Thuận có nhiều loại như mực ống chỉ để xẻ phơi khô. Mực nang xuất khẩu
làm món Sasimi và đóng hộp. Riêng mực lá, mấy năm nay được người Phan
Thiết chế thành món “mực một nắng “ rất được ưa thích, vì đây là mực
tươi. Món chơi này, phát xuất đầu tiên tại quán nhậu “Cây Bàng“, ở Rạng
thuộc quận Hải Long.“Mực một nắng“, phải là mực tươi mới đem từ biển
vào, làm sạch rồi rửa sơ bằng nước lợ, sau đó đem sấy chừng 4-5 giờ, ở
nhiệt độ 43 độ C, rồi bỏ vào tủ đá bán dần. Hoặc không cần sấy, mà đem
phơi nắng và phơi sương, đúng một ngày đêm là ăn được.


Ðể giữ cho mực được tươi, Bình Thuận ngày nay lại phát sinh thêm nghề
“bóng mực“. Vì mực rất ham ăn lại rất khờ, nên xưa nay ngư dân dân chỉ
dùng cách lừa để đánh bắt.. Trước kia mực nhiều, nên chỉ cần dùng giẻ
làm mồi nhử, là mực từng đàn nổi lên, dùng vợt hay lưới bắt-xúc lên ghe
là đủ. Ngày nay mực còn ít lại khôn hơn trước, nên thay mồi giẻ bằng
rường, tức là những hình cá giả làm bằng gỗ, inox hay đôi khi dùng mồi
tôm thiệt, để bắt mực lá. Gần đây, ngư dân vùng biển Phan Rí, Phú Hài,
Phan Thiết lại bắt chước Thái Lan, dùng “bóng mực“, lôi cuốn gần hết xóm
biển, từ La Gàn, Phước Thể, Chí Công, Phan Rí, Mũi Né vào tới Phan
Thiết, La Gi, bắt ngày bắt đêm, luôn cả mùa sinh sản của mực vào tháng
tư-tháng năm, cũng không chừa. Tóm lại theo các ngư dân, thì kiểu làm ăn
trên, chỉ cần thêm một thời gian ngắn, mực sẽ giống như cá mòi năm nào,
tuyệt tích trên biển Bình Thuận và có lẽ khắp VN.


Ngoài mực, món cá đuối cũng được chiếu cố đặc biệt. Cá đuối có thân hình
dẹt , do các vẫy bành rộng ra, phía cuối đuôi có gai nhọn, đâm vào da
gây đau nhức. Cá đuối có nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch.
Cá sống sát mặt nước, ép mình trên cát nên da bụng trắng, có đầu nhỏ,
da lưng rất dày, tùy theo loại có hay không hoa văn. Cá đuối có nhiều
loại như cá đuối điện hình như cây đàn. Tại Phan Thiết, có cá đuối ó
hình như con chim, rất mắc tiền vì thịt ngon. Ngoài ra còn có cá đuối
én, cá đuối sen, cá đuối bông, loại nào ăn cũng ngon bổ, từ thịt cho tới
gan. Cá đuối đặc biệt có thịt không tanh và dai, nên chế biến được
nhiều thức ăn như nấu canh chua với bắp chuối, xào lăn nghệ, làm lẩu và
mới đây, người Phan Thiết còn chế thêm món “ cá đuối nấu cà ri, ăn với
bún, rau sống, bắp chuối, xà lách, thêm chanh, muối tiêu, ít nước mắm ớt
ngon, bảo đảm cứ muốn ăn hoài. Nhưng rồi cũng giống như mực, người Phan
Thiết ngày nay đánh bắt cá đuối bằng giả cào, khiến cho cá đuối ít và
hy vọng tuyệt chủng

Trước đây viết về Bình Thuận, ai
cũng nói là chốn tiền rừng, bạc biển là ý nói tới cá và nước mắm, chứ
không ai nghĩ tới vàng thiệt và dầu ở ngoài biển. Sư đón mò hiện nay đã
trở thành sự thật : mỏ dầu mới phát hiện được cách bờ biển Phan Thiết
chừng 60 km, còn vàng bạc đồ cổ thì liên tiếp được phát hiện tại Tuy
Phong mấy năm về trước và mới đây lại được tìm thấy ở tọa độ Z trong
biển Bình Thuận, về phía nam Hàm Tân. Thật ra, từ năm 1974, chính quyền
tỉnh Bình Thuận đã biết chuyện 8 chiếc tàu chở vàng bạc và đồ cổ của
quân Nhật đã vơ vét tại Cháu Á và VN, bị máy bay Ðồng Minh đánh chìm
trong hải phận của tỉnh vào đầu năm 1945. Tin này do một người Triều
Tiên tên Allan Pang sống tại Honolulu, cựu sĩ quan trong quân đội Thiên
Hoàng cho biết. Theo đó, người Nhật trước khi bại trận, đã đem vàng bạc
châu báu cướp trong cung đình nhà Nguyễn tại Huế, đúc thành những sợi
dây neo sơn hắc in, để trên boang tàu. Tin này hiện được coi là có thật,
nhưng số vàng trên tàu chìm thì vẫn còn trong bí mật, vì từ sau năm
1975, VC đã cho phép nhiều tàu Nhật tới Bình Thuận đánh cá cũng như sưu
tầm khảo cổ. Hơn nửa, sau khi miền Nam bị cưởng chiếm, Charles Bauduin
hay Charles Ðức, một người Việt có quốc tịch Pháp, từng cùng với Allan
Pang tới Bình Thuận tìm vàng. Ðượng sự đã hợp tác với trùm công an VC là
Mai Chí Thọ, tiếp tục dịch vụ trên, cùng nhiều mối làm ăn béo bở khác,
tới khi bể mánh tháo chạy ra hải ngoại. Charles Ðức chính là chồng kế
của đào cải lương Bạch Tuyết, có một đứa con trai hiện sống tại Nam CA,
tỷ phú.

Cũng tại Phan Thiết, từ năm 1973 John Paul
Van, nguyên là cố vấn của QD2, lúc chưa bị tử thương vì máy bay trực
thăng rớt tại Pleiku. Ông này có gởi tới Bình Thuận một đoàn chuyên viên
Mỹ, để nghiên cúu kế hoạch tìm dầu và thiết lập nhà máy lọc. Tiếc thay,
công việc chỉ mới khởi đầu thì Paul Van chết, hiệp định ngưng bắn Ba Lê
ra đời, rồi tổng thống Nixon bị vụ Watergate phải từ chức, nên việc tìm
dầu tại Phan Thiết chìm luôn.

Năm 1997, trong sự
tình cờ , ngư dân Nguyễn Ngọc Linh, chủ tàu đánh cá số BTH1365 tại La
Gi, trong khi hành nghề ngoài biển, có câu được một ca mú lớn, khi lên
ghe đã ói từ trong bụng ra một mảnh sành màu xanh trắng, to bằng con sò
lông. Sau đó Linh nhờ cơ sở chuyên môn khám nghiệm, cho biết đây là đồ
sứ cổ của Tàu. Do trên Linh hợp tác với một chủ ghe khác tên Nguyễn Ngọc
Hưng, chủ thuyền mang số BTH1891 cũng ở Bình Tuy. Từ đó hai người âm
thầm tuyển thợ lặn, mua sắm vật dụng mò tìm, cũng như các thiết bị tầm
ngư tối tân của Mỹ, quyết tâm khám phá cho được kho tàng dưới đáy biển
Bình Thuận, mà báo chí sách vở không ngớt đề cập tới. Quả nhiên, trời
không phu người nên cuối cùng ho đã tìm được tọa độ Z, nơi một thuyền
buôn chìm với vô số đồ cổ và tiền vàng. Nhưng để yên thân hưởng số của
tìm thấy bằng mồ hôi nước mắt, dĩ nhiên phải thông báo với nhà nước và
tài vật phải chia chung, từ tỉnh Bình Thuận cho tới Sài Gòn, rồi trung
ướng, như con tàu tìm được ở Tuy Phong.

2-Bình Thuận, Quê Hương Của Lễ Hội:


Phan Thiết giờ đã thay đổi hết, từ tên đường cho tới bô mặt của thành
phố nhưng không làm sao ngăn cấm được những lể hội truyền thống bao đời
của người bản địa như Tết Nguyên Ðán, Thỉnh Ông Quan Thánh tuần du, Ngày
Thanh Minh tảo mộ, Rước đèn lồng đêm Trung Thu, Muá Lân Rồng, Ðua ghe
trên sông Mường Mán, Tết Katé của Người Chàm Bắc Bình Thuận và Cúng rước
Ông Nam Hải.

Trước kia người Chàm còn làm chủ Châu
Panduranga, cho tới khi trực thuộc lãnh thổ của Ðàng Trong vào năm Quý
Dậu 1693, cúng rước Nam Hải Ðại Tướng Quân (Cá Voi), vẫn là lể hội lớn
nhất của ngư dân Bình Thuận. Tập quán này, không những được xem là sự
tôn kính đối với thần linh, mà còn là sự hưng thịnh của ngư dân. Cúng
biển tại Bình Thuận, từ Tuy Phong vào tới Hàm Tân, bất cứ địa phương
nào, cũng được tổ chức một cách trang trọng, hoành tráng, lịch sự và
tưng bừng.

“Ông“ là tiếng gọi tôn kính của ngư dân,
dành riêng cho Cá Voi, loại cá thần thường giúp cho họ khi gặp nạn trên
biển cả. Bởi vậy bất cứ tại một xóm biển nào, mỗi khi có ông lụy vào bờ,
đều được địa phương cải táng rất long trọng. Theo phong tục, người phát
hiện đầu tiên, sẽ là trưởng nam, lo việc chôn cất ông. Hằng năm tại
Phan Thiết, tháng giêng có lễ hội tế Cá Ông cũng là lể Cầu Ngư. Tiếp đó
vào tháng bảy âm lịch, lễ tạ ơn Ông cũng là lễ mãn mùa cá. Nhưng dù có
dịp nào chăng nửa, thì nghi thức cúng tế đều long trọng nhất là việc tỏ
chức đua thuyền trên sông Mường. Trong dinh vạn, ngoài xô giàn còn có
hát bội và hò bá trạo, rất vui nhộn

Lễ Nghinh Ông
Nam Hải là lễ chính thức đầu tiên trong lễ cúng biển. Những vị chủ lể
vận aó dài khăn đống, ngồi trên một chiếc ghe đánh cá của địa phương,
được coi là trúng mùa nhất trong năm, dẫn đầu đoàn tiến ra khơi để cúng
tế và rước ông về.

Căn cứ từ sử liệu viết về tỉnh
Bình Thuận, vào cuối thế kỷ XVII có nhiều ngư dân sống ven biển miền
Trung, thuộc Ngủ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ðức(1), Quảng Nam
và Quảng Ngãi), đã tới Bình Thuận, để khai phá vùng đất mới hoang vu, bị
người Chàm bỏ phế lâu đời. Theo tập quán bản địa, các lưu dân kể trên,
đều lập các Vạn Chài nơi mình lập nghiệp tại ven biển. Một trong những
Vạn Chài lớn và giàu nhất, là Vạn Thủy Tú tại Phan Thiết, một làng đánh
cá, nằm ngay trên cửa sông Mường Mán.

Ðây là một Van
Chài cổ xưa nhất của ngư dân Bình Thuận, tọa lạc trên bến Ngư Ông,
thuộc phường Ðức Thắng. Nói chung, lịch sử của Vạn Thủy Tú cũng là lịch
sử hình thành tỉnh Bình Thuận-Phan Thiết, do lớp lưu dân miền Trung đầu
tiên, khai phá và tạo dựng, thành cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập,
cũng như nghề làm nước mắm cá biển, nổi tiếng nhất Ðông Dương. Dinh được
xây dựng từ năm Nhâm Ngọ 1762. Theo tập quán từ xưa truyền lại, thì
hằng năm Vạn có 5 lệ cúng như Tế Xuân (20-02 AL), Hạ Nghệ (20-04), Tế
Thu (20-7) và Mãn Mùa (25-08). Về hình thức, Vạn Thủy Tú được kiến trúc
theo lối tứ trụ, tức là toàn bộ cột kèo, các gian, đều xuất phát từ đỉnh
của tứ trụ, làm bằng gỗ quý tốt, nên trải qua mấy trăm năm vẫn bền
vững. Trong Dinh còn giữ được 24 sắc phong của các vua triều Nguyễn. Qua
200 năm, hiện Dinh Thủy Tú có 3 tẩm thờ trên 100 bộ ngọc cốt của ông,
trong số này có nhiều bộ rất lớn. Năm 2003, tỉnh Bình Thuận đã phục chế
lại bộ cốt của một ông lớn nhất, chôn trước Vạn. Theo đánh giá của các
nhà khảo cổ trong nước, thì đây bộ cốt Ông lớn nhất VN và cả vùng Ðông
Nam Á.



Về phía nam Bình Thuận,, trong khu
rừng dầu Bầu Cát, thuộc xã Tân Hải, huyện Hàm Tân, cách thành phố Phan
Thiết về hướng đông bắc chừng 70 km, có Dinh Thầy Thím, cũng được xây
dựng rất lâu đời. Hội thầy thường mở vào ngày mồng năm tháng giêng âm
lịch, theo truyền thuyết lúc đó thường thấy xuất hiện một cặp hổ ở bên
mộ của hai người. Năm Thành Thái 18, Bình Ngọ 1906, triều đình qua công
đức của Thầy đối với dân chúng, nên xóa án củ và truy phong “ Chí Ðức
Tiên Sinh-Chí Ðức Nương Nương Tôn Thần “ .Từ đó điạ phương tôn kính Thầy
Thím như Thành Hoàng và lâp miễu phụng thờ kể tới ngày nay . Tóm lại
hơn 100 năm qua, Dinh Thầy vẫn không ngớt hương khói và khách muôn
phương tới chiêm bái mộ thầy, cũng như vãn cảnh sơn lâm thủy tú, xứng
danh là một trong những thắng cảnh nổi tiếng lâu đờu của miền biển mặn


Tại quận Tuy Phong, cực bắc của tỉnh, cũng có một ngôi chùa đá rất xưa
và nổi tiếng. Ðó là Cổ Thạch Tự , còn gọi là chùa Hang, nằm sâu trong
các thạch động , trên một khu đồi thoai thoải cao chừng 64m. Theo Phật
Sử, thì chùa này do Thiền Sư Bảo Tạng dựng lên năm 1835, thời vua Minh
Mạng, nằm trong địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, phủ Bình Thuận,
cách Phan Thiết về hướng nam 98 km và Long Hương khoảng 8 km về hường
đông. Nói chung chùa mang một vẽ đẹp cổ xưa rất trầm mặc, vì nằm giữa
núi rừng và những đồi đá, nên từ xa nhìn thấp thoáng , không khác gì
chốn bồng lai nơi hạ giới. Ở đây quanh năm gió lộng, khí hậu trong mát
nhờ sát biển. Hằng năm, chùa làm lễ giỗ tổ Bảo Tạng vào ngày 25-05 âm
lịch , thu hút nhiều thiện nam tín nữ khắp nơi về trẩy hội cũng như
chiêm ngưỡng vẽ đẹp thiên nhiên của Cổ Thạch Tự, đã từ một thảo am trở
thành một ngôi cổ tự danh tiếng, tồn tại suốt 170 năm qua.


Thăm bốn quận miến bắc, không thể không ghé dự ngày Tết Katé, truyền
thống của người Chàm theo đạo Bà La Môn, được tổ chứa trọng thể và tưng
bừng trong tháng 10 dương lịch hằng năm, nhưng theo lịch Chàm thì nhằm
ngày mùng 1-7. Tuy nhiên lễ hội chính được tổ chức tại hai ngôi Tháp
Pôklong Garai và Pôrômê, ở Bửu Sơn-Ninh Thuận. Nói chung, dù ở đâu, lễ
hội cũng đều có những nghi thức như lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ
tắm tượng thần. Tất cả theo đúng truyền thống của dân tộc Chiêm Thành,
đã có tự ngàn xưa truyền lại tới nay. Tết Katé ngoài việc tưởng niệm
công đức giúp dân chúng được no cơm ấm áo, của các vị minh quân, cũng là
nam thần Pôklong Garai, Pôrômê, mà còn là dịp để con cháu nhớ ơn tổ
tiên , đã giúp họ làm ăn phát đạt, đồng thời xua đuổi bệnh tật,làm cho
làng xòm bình yên vui vẽ, mùa màng tốt tươi, gia đình sum họp và trai
gái nên duyên chồng vợ vẹn vầy. Giống như tết nguyên đán của người Việt,
tết Katé Chàm diễn ra trong một không gian rộng lớn, từ đền tháp thờ
thần linh, tới làng xóm và gia đình. Dịp này, mọi người trong cộng đồng
xóa bỏ những tị hiềm hằng ngày, để lo cho ngày tết, ngoài việc tổ chức
văn nghệ, biểu diễn những điệu múa,khúc hát liên quan tới văn hóa tín
ngưỡng dân tộc, mà còn thi thố tài nghệ nấu nướng làm bếp các món ăn đặc
biệt của người Chàm, dành riêng cho ngày Tết.


không phải là người bản địa, nhưng đố ai không xúc động và vui thích,
khi được thưởng thức những tiếng hát rộn ràng của các thiếu nữ Chàm, qua
điệu dáng nhảy múa uyển chuyển rất tình tứ, hòa điệu thành những biến
tấu mê ly trong những nhạc cụ như đàn Kanhi, kèn Saranai và các loại
trống Ghinăng, Baranưng, làm cho khách đường xa, như muốn quên lối về,
vì nhà nào cũng đều muốn mời tới ăn tết với gia đình mình.

Tại
Phan Thiết sau ngày đổi đời lộn kiếp, mới thấy nhắc tới Trường Dục
Thanh, dù rằng theo sử liệu, thì ngôi trường đã ra đời vào năm 1907,
đồng thời với trường Ðông Kinh Nghĩa Thục nổi tiếng tại Hà Nội


Trường tọa lạc tại làng Thành Ðức, nay là nhà số 39 bến Trưng Nhi,
phường Ðúc Nghĩa, hữu ngạn thành phố Phan Thiết. Ðây là cơ sở giáo dục
tư nhân, được xem là tiến bộ nhất lúc bấy giờ và theo đúng đường hướng
của phong trào Duy Tân, mở mang dân trí, thúc đẩy tinh thần yêu nước ,
do các nhà cách mạng thời đó như Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng,khi tới Phan Thiết khởi xướng. Trường được con của Nguyễn
Thông là Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh cùng với các nhân sĩ trong
tỉnh như Hồ Tá Bang, Trần Lệ Chất, Trương Gia Mô, Huỳnh văn Ðẩu.. thành
lập. Theo kể lại, thì trường có khoảng 60 học trò, do 7 thầy phụ trách,
dạy chữ Hán, tiếng Pháp, quốc ngữ.. kể cả thể dục. Cũng theo dư luận,
năm 1910 vì cha là Nguyễn Sinh Sắc, làm tri huyện Bình Khê, uống rượu
say đánh chết tôi phạm, bị bãi chức. Do trên Nguyễn Tất Thành phải về
nam cầu thực, và được Trương Gia Mô ở Phan Rí, giới thiệu tới dạy học
tại trường Dục Thanh. Riêng việc Thành dạy lớp mấy, dạy gì và dạy bao
lâu, thì tới nay chưa có một tài liệu nào giải thích xác nhận mà chỉ là
những huyển truyền từ báo đảng mà thôi.

Năm 1912
Nguyễn Trọng Lội qua đời, Nguyễn Quý Anh thì bận trông coi cơ sở nước
mắm Liên Thành tại Sài Gòn, cùng nhiều lý do khác, nên phải đóng cửa
trường. Tóm lại cái tên Dục Thanh, đối với người Phan Thiết trước năm
1975, thật là xa lạ vì đây chỉ là ngôi trường tư, được mở ra để dạy con
cháu của những người giàu có, quan quyền địa phương, chứ tuyệt đại đa số
người Bình Thuận lúc đó, đang sống trong cảnh một cổ bốn gông, cơm áo
không đủ, thì lấy tiền đâu mà học với hành Tuy nhiên, dù ngôi trường đã
đi vào thiên cổ, theo lớp sóng phế hưng của lịch sử, nhưng vẫn có ít học
sinh thời đó còn sống như Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Kim Chi, Từ Trường
Phùng, Nguyễn Ðăng Lầu..

Sau khi Bình Thuận trở
thành cõi thiên đường xã nghĩa, đảng tô sơn trét vôi lại ngôi trường,
mặt thật chỉ còn lại mấy căn nhà rách, để làm dầy cộm thêm lý lịch quyền
quý sang trọng của Hồ Chí Minh. Do trên, từ năm 1980, tài sản riêng của
dòng họ Nguyễn Thông, bất chợt trở thành của công, để thành khu di tích
Dục Thanh, chẳng những gồm căn nhà số 39, mà bao vùng phần lớn bến
Trưng Nhị, làm cho cả trăm gia đình người dân sống hằng trăm năm ở đây,
cũng mang lây họa. Vào thăm trường cũ nhưng được sơn phết hoàn toàn mới,
với các bộ bàn ghế gỗ học trò, với bản ghi là của trường Dục Thanh. Kế
bên về phía phải là ngôi nhà ngự xây năm 1906, thấy bản cũng đề là cư xá
học sinh năm 1908. Ngọa du sào phía sau cũng được trùng tu nhưng đồ đạc
quý hiện bên trong, gần như không còn mấy. Ðây là chỗ ở của Nguyễn
Thông vào cuối đời, được xây năm 1880, là nơi an dưỡng tinh thần, ngâm
thơ vịnh nguyệt cũng như bàn luận thế sự với các sĩ phu cùng chí hướng.


Nguyễn Thông là một sĩ phu yêu nước nồng nàn, cũng là một văn thi gia
tài cao bắc đẩu, lúc làm quan thì liêm chính, khi múa bút tựa rồng bay,
tài đức đến nay lưu danh thiên cổ. Ông sinh ngày 28-5-1827 tại Tân
Thạnh, Tân An, tỉnh Gia Ðịnh. Là người học rộng tài cao, nên được triều
đình Huế tín nhiệm trao giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có cơ
quan tình báo phương nam , dưới triều vua Tự Ðức. Tại Bình Thuận, từ lúc
làm Bố Chánh tới khi làm Doanh Ðiền Sứ, ông đã thực hiện kế hoạch xây
dựng căn cứ kháng chiến cho lực lượng Văn Thân kháng Pháp, bằng cách tự
mình đi khám phá các khu vực trù phú bị bỏ hoang của tỉnh Bình Thuận, về
phía tây tây nam dọc theo sông La Ngà, tiếp cận với Di Linh-Ðà Lạt.
Ngoài ra ông còn tập hợp những gia đình, từ lục tỉnh, ra tị địa tại Bình
Thuận, lập ra Ðồng Châu Xã, để ôn định cuộc sống mới. Riêng ông, vì đã
chọn Bình Thuận làm quê hương thứ hai, nên vào năm 1880 đã dựng Ngọa du
Sào, bên dòng sông Cà Ti, để đọc sách, ngâm thơ, vịnh nguyệt. Ông còn để
lại nhiều thơ phú viết cho các bạn hiền như Tùng Thiệu Vương, Tuy Lý
Vương, Nguyễn Tư Giản. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm nổi tiếng, viết bằng
Hán Văn như Ngọa Du Sào Tập, , Ðộn Am Văn Tập, Kỳ Xuyên Văn Sao, Dưỡng
Chính Lục..

Theo sử liệu, Nguyễn Thông mất ngày 27-8
năm Giáp Thân, nhằm ngày 7-7-1884 và phần mộ tọa lạc dưới chân núi Cố (
Ngọc Sơn), thôn Ngọc Lâm, xã Phú Hài, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận.
Mộ có chiều dài 9,45m, rộng 6,35m. Trên mộ vẫn còn tấm bia đá, khắc bài
văn bia bằng chữ Hán của Nguyễn Thông. Tóm lại nhờ xã nghĩa, Ngọa Du Sào
của người xưa thành khu di tích, còn ngôi mộ cổ được trét vá, để câu
khách du lịch, khi tới thăm quê hương miền biển mặn.

3-Trên Những Nẻo Ðường Bình Thuận:


Ba trăm qua, Phan Thiết vẫn là thủ phủ của Bình Thuận, cách Sài Gòn gần
200km, là trung tâm giữa ba thành phố lớn Ðà Lạt, Nha Trang và Vũng
Tàu. Xưa nay, người phương xa khi nhắc nhớ hay tới thăm thành phố biển
này, hầu như ai cũng nhận ra ngay nét đặc trưng của bản địa. Ðó là mùi
cá mực, hơi muối và vị thơm nồng của nước mắm, hoà điệu cùng gió đất,
thoang thoảng lan tỏa khắp không gian. Ðiều này cũng chẳng có gì lạ, vì
nước mắm Phan Thiết nổi tiếng từ xa xưa, chẳng những khắp nơi chốn, mà
ngay trong mâm cơm hằng ngày, với chén nước mắm thơm ngon, sẽ làm hương
vị bữa ăn thêm đậm đà . Vì vậy cho nên người ta nói “ nước mắm “ là thức
ăn quốc hồn quốc tuý , cũng không phải là điều quá đáng.


Thị xã về đêm xưa nay vẫn êm ả hiền hòa như một cô gái quê miền biển
mặn còn e ấp dịu dàng. Ðường về Mũi Né, Hòn Rơm, ngang qua Tháp Chàm và
Lầu Ông Hoàng mặc trầm cổ kính, tưởng như đâu đó vang vang vó câu ngựa
trận một thời chinh chiến và giọng ngâm thơ sang sảng của chàng thi sĩ
đa tình , làm cho Phan Thiết bổng được vào văn học sử , với câu chuyện
tình Mộng Cầm và Hàn Mạc Tử, mà tới nay vẫn chưa mờ nhạt.


Nhớ thơ và nhớ cả người thơ đã có thời gian sống trên Lầu Ông Hoàng, đã
yêu thương rồi sầu khổ vì tình, cuối cùng chết trong bệnh đau tận tuyệt
:

“Rồi ngây dại nhờ thất tình chỉ hướng
Ta lang thang tìm tới chốn lầu trăng
Lầu Ông Hoàng người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc đã yêu thương da diết
Ôi trời ơi là Phan Thiết, Phan Thiết
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi..”


Núi Cố, Bạch Hổ nghìn năm trơ vơ cây lá, ngổn ngang đá tảng, nằm bên
ngọn đồi Bà Nại, có phong cảnh nên thơ. Xa một chút là bãi Rạng có hòn
đá giống hình ông Ðịa, ngày đêm nghe sóng vổ rì rào vào những rặng đá
ven bờ. Ở đây còn có tháp Chàm Pôshanư, được xây dựng từ thế kỷ thứ XI
nhưng vẫn thi gan cùng tuế nguyệt, dẫu cho chiến tranh và thời gian có
phần nào làm hư hại những nét hoa văn chạm trổ. Nhưng nay cũng nhờ du
lịch, mà tháp đã không còn “ lở lói rỉ rên than “, mà như vươn mình giữa
bầu trời xanh thẳm, làm cho khách khi dừng chân, bổng cảm nhận được nổi
cô đơn muộn phiền, vì lòng cứ ngậm ngùi một nỗi buồn man mác.


Về phía Phú Hài, dưới chân dốc có Bửu Sơn Tự, một ngôi chùa nhỏ, tượng
truyền chúa Nguyễn Ánh khi tẩu quốc vì bị Tây Sơn đuổi giết, có ghé
thăm. Hiện nay chùa vẫn giữ nguyên sắc phong của vua Gia Long “Ngự Tứ
Bửu Sơn Tự“. Riêng Lầu Ông Hoàng, theo sử liệu vào năm 1911, được một
quý tộc Pháp mua lại của chính quyền địa phương, ngọn đồi cao 100m, rộng
5 mẫu tây và xây dựng một ngôi biệt thự trên đó. Tất cả có 13 phòng,
với đủ tháp nước uống bơm từ giếng lên, hầm chứa nước mưa, nhà máy phát
điện riêng và chuồng ngựa. Ngôi biệt thự này, được chính chủ nhân là
Ferdinand Francois D’Orléans, đặt tên là Tổ Ðại Bàng (Nid d’Aigle). Còn
danh từ Lầu Ông Hoàng, chỉ mới xuất hiện sau này, trong thơ văn của
Nguyễn Trọng Trí, và được người Phan Thiết sử dụng từ đó. Tiếc thay một
công trình tuyệt mỹ, diễm le, đã bị giặc tiêu thổ kháng chiến , nên ngày
nay đổ nát tan hoang, chỉ còn ngổn ngang đá gạch , tháng năm phai màu
trong nắng gió, thêm vào là sự lầm lũi trơ vơ của ngôi tháp trên đồi,
chẳng khác gì “ Lầu Ông Hoàng đó, thuở xưa hai người “



Mũi Né từ lâu đã được xem như một trong những thắng cảnh hữu tình của
Bình Thuận, dù chỉ là một eo đất nhô ra biển với một làng đánh cá lâu
đời. Tháng 10-1995, xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần và Mũi Né lại
là trung tâm, trên con đường đi của mặt trời từ Tây Ninh tới Phan Thiết.
Thế là thiên hạ tin theo lời bàn mao tôn cương của khoa học gia VC, lũ
lượt ùa về Mũi Né đê xem, nhưng tin mò trật lất, vì điểm chính của Nhật
thực, đã xảy ra tại Bảo Lộc. Nhưng cũng nhờ đó, mà Bãi Rạng, Mũi Né, Hòn
Rơm.. lại trở thành những địa danh du lịch nổi tiếng của Bình Thuận.

.
Nằm cách Phan Thiết hơn 20 km, Mũi Né-Hòn Rơm là một dải đất hẹp ven
biển, nép mình giữa đại dương sóng vổ muôn trùng và bên trong là những
đồi cát vàng đỏ, mịn màng nhấp nhô như sa mạc Con đường nhỏ xanh mát
bóng dừa, men theo biển đong đưa trước gió, ngang qua các xóm chài Thiện
Khánh, Thiện Nghiệp, dù đã đổi đời, nhưng cũng vẫn là những túp lều
tranh với các con thuyền nan, thuyền thúng nằm đầy bãi cát.. Trong lúc
ngoài khơi, biển vẫn muôn đời tấu lên một khúc nhạc buồn.


Ngày nay nhắc tới Rạng, Mũi Né, qua quảng cáo du lịch của Resort
Sea-horse, khách sạn, nhà hàng, do những Việt kiều từ Canada và Hoa Kỳ
về xây cất, làm cho ai cũng tưởng Mũi Né-Rạng-Hòn Rơm, giờ đã trở thành
một Honolulu tại Bình Thuận.

Nhưng thôi hãy để cho
sầu buồn thời gian trôi vào dỹ vãng, để đối diện với đất trời Bình Thuận
bằng nổi náo nức của màu xanh, cho dù đó chỉ là cảm nhận của ngày hè
rực nắng, để trong nổi nhớ đừng lạc điệu, mơ hồ.

Ba
trăm năm qua, lúc nào quê tôi cũng hiền hòa phóng khoáng, với mùi biển
muối mặn mòi, phà vào từng làn da thớ thịt của cuộc sống thân thương, từ
mảnh vườn trái ngọt cho tới âm thanh của sóng biển bất tận, những tàu
thuyền đanh cá tận hải đảo Phú Quý trùng khơi, cho tới con đò ngang lắt
lẻo trên dòng nước Cà Ty, các phiên chợ quê đầy ắp tiếng người, hàng dừa
xanh lộng gió, đồi cát mịn miên man, tiếng chào hỏi rối rít khi ngồi
chung trên chiếc xe ngựa và bóng lầu nước muôn thu giữa vườn hoa Phan
Thiết. Tất cả tĩnh lặng theo sương khói của bóng đèn chài.


Bỏ hết để tìm lại những ngày xưa thân ái của quê hương, khiến nghe như
ran trong hồn tiếng thì thầm của bạn bè, đồng đội năm nào, rồi cùng òa
khóc cho Bình Thuận yêu dấu, đang xa cách muôn trùng.


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di. 2011

MƯỜNG GIANG
giotsuongtim
giotsuongtim

Tổng số bài gửi : 2612
Join date : 23/09/2009
Đến từ : ...Cõi Vô Thường!

http://giotsuongtim.wordpress.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết