Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Fri May 03, 2024 4:45 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

+2
giotsuongtim
TRUNG
6 posters

Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Mon Jan 11, 2010 5:35 pm

Hán Tự Hài Cú

Ngô Văn Tao

Trịnh Công Sơn (phỏng dịch)

Thiên biên cô phi hạc
Ðại tự thiên thu thế hận thường
Kim dực mãn nguyệt quang

Bên trời hạc lẻ loi bay
Thiên thu hận ấy mờ phai cõi người
Cánh vàng nặng ánh trăng soi


Ðồng tuyến vô tâm điểm
Khứ thời kim nhật dữ vị lai
Vô thủy lưu vong nghiệp

Còn, không, vấn nạn nỗi buồn
Nỗi xưa, sau, cũng bàng hoàng lưu vong


Vọng động ngã tư duy
Vô minh dẫn đáo thị hà xứ
Miên trường ngã địch lộ

Mù mờ ta biết về đâu
Ðường không hết cõi càng sâu ta bà


Khai hoa ca yến lạc
Trầm tư vọng tưởng vị lai thời
Hoa tàn yến phi lệ

Chim vui hót, bỗng dưng sầu
Hoa kia thắm nụ thoáng màu tàn phai


Thanh lâu ngã kim giả
Ðương nhiên túy tận vong thời thế
Lai hồi ngã tự vong

Có ta rồi sẽ quên ta
Rượu lầu xanh uống bỗng xa chuyện đời


Viên biên hoang lộ đích
Khứ niên lạc diệp ẩn tàng tích
Mai táng cựu nhân tình

Chôn vùi một mối tình xưa
Lá im lìm ngủ vườn thưa dấu người
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Mon Jan 11, 2010 5:48 pm

Ngũ uẩn vọng nhiên hề
Mộng trường ô tước đáo tương giang
Thương thương hề mỹ nhân

Mộng xa chim trở về nguồn
Lưới mênh mông thả vô thường mỹ nhân


Tây Hồ đô thị lại
Tô Lịch ngạn biên tầm cố gia
Thiếu thời trung khứ mộng

Bên sông dấu cũ nhà xưa
Những ngày thơ ấu dạ thưa mộng gì

Mỹ nhân hề thiên hương
Trần ai phong tản vô thường tụ
Ðộc ngã hề đoạn trường

Ðoạn trường ấy một niềm đau
Bụi trần gió lộng xôn xao vô thường


Ðoạn trường ấy một mình ta
Thiên hương xinh đẹp cũng là nỗi đau

Thiên không tinh lạc viễn
Dạ sơ mãn nguyệt vị hoàn lương
Tư cùng Dao Thục nữ

Chớ đêm chưa tỏ trăng rằm
Nghĩ gì ngọc nữ sao vằng vặc xa


Nghiêm trang song ngọc nữ
Diệu Ân, Hồng Diệu lưỡng thanh chi
Trần gian vô ngấn lệ

Diệu Ân, Hồng Diệu hai cành
Trần gian mong sẽ không đành lệ rơi


Giang Tô bội ước kỳ
Hà sự thượng Nga My
Lai tầm khứ mộng phù vân ảo

Phụ nhau mà vẫn tìm nhau
Mộng xưa mây trắng ngàn lau nhạt nhòa


Thủy bình ba đãng du
Nhân duyên bất đoạn phù sinh phận
Trầm hề !
Ðáo thùy biên

Ðã chìm một phận bèo trôi
Ấy rồi vẫn cứ về nơi bến người

Bạch tuyết cao sơn lộ
Không tịnh phù vân phong đảo hình
Thức đồ chi hãn mã

Ngựa đi, nhọc vẫn nhớ đường
Phù vân tuyết trắng coi thường đảo điên


Tương kiến hề cố nhân
Vũ nhạc hoàn lại hoàng hạc khứ
Hồng Lâu hoa tán lệ

Còn đây lễ lạc con người
Vườn xưa gác cũ lệ đời đã xa


Trần ai khổ nghiệp ư
Bồ Tát hà tằng lai thế trụ
Lãng đãng hồng vân phiến

Nơi đây Phật đã có lần
Nôi trần gian ấy mây hồng vẫn bay



Ðái Mộng yến phi khứ
Hồng Viên tỉnh giác thị xuân thì
Vô thường ngã môn tại

Vườn hồng yến đã đi rồi
Vô thường mộng mị mang lời hỏi nhau

(Vườn hồng chim yến mùa xuân mộng
Một cõi vô thường ta có nhau
)
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by giotsuongtim Mon Jan 11, 2010 6:08 pm

...Để ý thấy cố ns.họ Trịnh hay dùng 2 chữ Vô Thường héng!...Cảm ơn Trung tiên sinh về những bài st rất hay...
Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 751873
Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 132940 Mờ có gì hay hay thì nhớ rinh dzìa cho tui đọc dzí nheng! Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 99480
giotsuongtim
giotsuongtim

Tổng số bài gửi : 2612
Join date : 23/09/2009
Đến từ : ...Cõi Vô Thường!

http://giotsuongtim.wordpress.com/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Mon Jan 11, 2010 6:13 pm

Còn dài lắm, từ từ sẽ post hết.
Chờ đọc típ nghen! Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 99480
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by giotsuongtim Mon Jan 11, 2010 6:23 pm

TRUNG đã viết:Còn dài lắm, từ từ sẽ post hết.
Chờ đọc típ nghen! Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 99480
Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 99480 wài,xỉn rùi seo mờ post được chớ...???Thui,zầy đi:
Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn D2B440BC75AF4CE6A4A74849DD1C9A9B
giotsuongtim
giotsuongtim

Tổng số bài gửi : 2612
Join date : 23/09/2009
Đến từ : ...Cõi Vô Thường!

http://giotsuongtim.wordpress.com/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by dangphuong Mon Jan 11, 2010 7:00 pm

TCS cũng thành thạo Hán văn...?
Chuyện này thật tình tôi không biết...! Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 972909
dp
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TK Mon Jan 11, 2010 8:30 pm

dangphuong đã viết:TCS cũng thành thạo Hán văn...?
Chuyện này thật tình tôi không biết...! Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 972909
dp
Nói chung, các văn nghệ sỹ, họa sỹ,... nếu có thời gian, đều tìm hiểu và "chơi" Hán Văn như một hobby, như ta chơi cây cảnh. Hồi bé, lão học với con cụ Tào Mạt. Gọi là cụ chứ cụ chỉ cỡ tuổi cha lão. Một lần, đến nhà chơi, thấy nhà cửa tuyềnh toàng, lộn xộn, quần áo bừa bộn khắp nơi (vì lũ con đông, nheo nhóc), nhưng thứ nhiều nhất lại là chữ Hán: chữ Hán viết, treo, dán, để... vương vãi khắp nơi. Lão kinh hãi hỏi thằng Bằng (tên con trai cả Tào Mạt):
- Bố mày cũng biết chữ Nho à?
- Ối giời, có mà đầy
Nói rồi nó ôm ra một đống, toàn những chữ Tào Mạt viết cho các lãnh tụ, trong đó có cả chữ viết cho Võ Nguyên Giáp. Từ đó lão để tâm, rảnh rỗi là nghiên cứu Hán Văn.

Đăng Phương cũng chóng quên, trước Ra đã từng post lên Nhất Chi Mai hàng loạt thủ bút Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng về Thơ chữ Hán của Bùi Giáng và bản dịch của Trịnh Công Sơn. Xin xem lại:
http://docs.google.com/Doc?id=dhfcjhpq_2wt2b3dd4
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by HT Tue Jan 12, 2010 6:46 am

TCS có nhiều tài ,tiếc là không ai thực hiện cho ông một cuốn phim về đời sống tình cảm và nghệ thuật khi ông còn sống .

HT

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 01/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TK Tue Jan 12, 2010 9:24 pm

HT đã viết:TCS có nhiều tài ,tiếc là không ai thực hiện cho ông một cuốn phim về đời sống tình cảm và nghệ thuật khi ông còn sống .
Nước ta truyền thống đã lâu mà
Nổi tiếng, thành danh phải hóa ma
Còn sống bị coi là... rác rưởi
Không thì lay lắt giống... như ma
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by HT Wed Jan 13, 2010 10:40 am

TK đã viết:
HT đã viết:TCS có nhiều tài ,tiếc là không ai thực hiện cho ông một cuốn phim về đời sống tình cảm và nghệ thuật khi ông còn sống .
Nước ta truyền thống đã lâu mà
Nổi tiếng, thành danh phải hóa ma
Còn sống bị coi là... rác rưởi
Không thì lay lắt giống... như ma

Haha ..nhiều khi chết rồi cũng vẫn bị vùi dập đó chứ .
Chỉ có khi nào hai vấn đề chính trị cùng nghệ thuật không bị gán dính với nhau thì hoạ may ... Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 938723

HT

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 01/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TK Wed Jan 13, 2010 10:51 am

HT đã viết:
Haha ..nhiều khi chết rồi cũng vẫn bị vùi dập đó chứ .
Chỉ có khi nào hai vấn đề chính trị cùng nghệ thuật không bị gán dính với nhau thì hoạ may ... Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 938723
Lịch sử nước nhà có một vụ án không thể nào quên nổi, đó là vụ án Lệ Chi Viên, sau đó, vị công thần quốc phụ Nguyễn Trãi bị chu di cửu tộc. Cứ mỗi khi nghĩ đến vụ án đó là tôi chẳng muốn làm gì, chỉ muốn lên rừng làm con khỉ.
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Wed Jan 13, 2010 9:02 pm

"TK"
Thơ chữ Hán của Bùi Giáng và bản dịch của Trịnh Công Sơn.

TK ơi, tập thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao, hiện sống TP.HCM. NV Tao rất giỏi Hán văn và hay làm thơ chữ Hán.
BG và TCS chỉ phỏng dịch ý thơ thành lục bát Việt.
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Wed Jan 13, 2010 9:09 pm

TK so sánh hai bản dịch nhé:

MAI TÁNG CỰU NHÂN TÌNH
Viên biên hoang lộ đích
Khứ niên lạc diệp ẩn tàng đích
Mai táng cựu nhân tình


Vườn hoang
chôn một khối tình
Tháng năm lá đổ
vô tình phủ đi
Ngàn năm
tình vẫn còn ghi
Lòng ta bia mộ
tình si năm nào

(Vĩnh Phúc dịch)

Chôn vùi một mối tình xưa
Lá im lìm ngủ vườn thưa dấu người
tcs dịch


TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Wed Jan 13, 2010 9:13 pm

Dương quan xuất xứ tửu bôi cạn
Trường không vô lộ quy

Ðất trời ly rượu tiễn nhau
Mênh mông cố quận biết đâu đường
về


Vân vũ cao sơn viễn
Thanh tửu hà tằng đạt ngẫu duyên
Lộ trường ức cố nhân

Ðường dài nhớ bạn ngày xưa
Rượu thơm uống mãi còn thua nỗi người


An chi ngã tiền thân
Tùng Bách khứ thời tại ngã tâm
Bất như kim đồng ảnh

Ngày xưa thuở ấy bây giờ
Thân này nhìn lại không ngờ khác nhau



TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by HT Thu Jan 14, 2010 5:19 am

TK đã viết:
HT đã viết:
Haha ..nhiều khi chết rồi cũng vẫn bị vùi dập đó chứ .
Chỉ có khi nào hai vấn đề chính trị cùng nghệ thuật không bị gán dính với nhau thì hoạ may ... Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 938723
Lịch sử nước nhà có một vụ án không thể nào quên nổi, đó là vụ án Lệ Chi Viên, sau đó, vị công thần quốc phụ Nguyễn Trãi bị chu di cửu tộc. Cứ mỗi khi nghĩ đến vụ án đó là tôi chẳng muốn làm gì, chỉ muốn lên rừng làm con khỉ.

Vậy vụ án Lệ Chi Viên là vụ án gì ?Phải cái vụ con rắn (thi Lộ ) gì đó ?Nghe nói Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc (3 đời) thôi mà . Cửu tộc thì làm gì còn giữ được giòng giống nhà họ Nguyễn nhỉ (?) . Buồn quá chứ , nhưng thực hư thế nào lão Tề nhỉ ?

À ,lịch sử nước nhà cũng có 1 vị trung thần nào đó bị trảm (xử) oan , mãi nhiều năm sau ngày tử mới được minh oan !( oái oăm quá thể !)

Thanks Lão Tề . Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 672535

HT

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 01/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by Oanhoanh Thu Jan 14, 2010 5:35 am

Oanh Oanh xin được đưa bài sưu tầm về Vụ án Lệ Chi Viên vào đây để chúng ta cùng xem lại


Nguyên nhân sâu xa vụ án Lệ Chi viên



Trong số năm bà vợ của Thái Tông, có bà phi Nguyễn Thị Anh sinh ra Băng Cơ được phong làm thái tử. Bà phi Ngô Thị Ngọc Dao (con gái của Ngô Từ) đang có mang, chiêm bao thấy Ngọc Hoàng sai một vị tiên xuống đầu thai vào mình. Thị Anh sợ rằng một khi bà Ngọc Dao sinh quí tử, sẽ chiếm ngai thái tử của Băng Cơ, nên vu cho Ngọc Dao dính líu đến một việc bùa ngãi, xui vua Thái Tông khép Ngọc Dao vào tội "bị voi dày".

Nguyễn Trãi bảo Thị Lộ khuyên Thái Tông đừng nghe lời xúc xiểm mà làm việc thất đức. Vua đồng ý, cho phép Thị Lộ đem Ngọc Dao giấu ở chùa Huy Văn. Vài tháng sau, bà Ngọc Dao sinh ra một người con trai, vua đặt tên là Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau nầy). Để tránh khỏi Nguyễn Thị Anh mưu hại, Nguyễn Trãi đưa hai mẹ con bà Ngọc Dao ra An-bang (Quảng-ninh ngày nay).

Từ đấy bà Nguyễn Thị Anh thâm thù Nguyễn Trãi và Thị Lộ. Vừa xảy ra vụ Thái Tông đột ngột mất ở Lệ Chi viên, Băng Cơ mới 2 tuổi, nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), Thị Anh được ngồi sau rèm nhiếp chính, liền hùa với bọn gian thần ra lệnh tra tấn Thị Lộ cực kỳ dã man. Thị Lộ phải nhìn nhận đã cùng Nguyễn Trãi âm mưu giết vua. Cả hai cùng thân thuộc bị trảm quyết.
Sau có tin đồn trước đây Nguyễn Trãi dọn vườn có giết một bầy rắn con, nay rắn mẹ hiện hình thành Thị Lộ để báo oán, cũng như xưa, bên Tàu, sau khi giết Dương Quí Phi người ta cũng bảo Dương thị là một hồ ly tinh hiện hình lên báo hại vua Đường.


Ai đã giết Lê Thái Tông ?




Năm 1459, Nhân Tông (Băng Cơ) và Từ Tuyên Thái hậu (Nguyễn Thị Anh) bị hoàng tử Nghi Dân giết để tiếm ngôi. Trong một bài chiếu, Nghi Dân có nói: "Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn hoàng Đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông Cung. Chẳng may Tiên đế đi tuần về miền đông, bỗng băng ở bên ngoài. Nguyễn Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Băng Cơ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục, Thái hậu bắt giết cả để diệt hết người nói ra." (8)

(Tạ Thanh là một thái giám hộ giá Thái Tông trên đường về Thăng Long, tối hôm 9/ 9/ 1442. Thái Tông bị cảm, phải nghỉ lại Lệ Chi viên. Ngự y chưa tới kịp. Thị Lộ túc trực săn sóc vua. Bọn thái giám Tạ Thanh, Lương Dật chạy biến đi mất, nói là đi tìm thầy thuốc địa phương, sáng mới về, vua đã tắt thở. Sau đó, Tạ Thanh tố cáo Thị Lộ giết vua, và bắt giam. Rồi hai tướng Đinh Liệt và Trịnh Khả đứng lên tuyên bố Thái Tông đã lập Băng Cơ làm thái tử và ủy thác Trịnh Khả phụ chính.)

Đến năm 1464, đời Lê Thánh Tông, (1460-1497) vua xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, truy phong chức Đặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu, tước Tán trù bá và cho người con duy nhất trốn thoát nạn là Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện, và cấp cho họ Nguyễn một trăm mẫu ruộng để lo việc thờ cúng.

Nhưng không thấy vua ra lệnh truy lại xem ai đã giết Thái Tông. Có lẽ vì Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao khi thuật lại chuyện cũ, có dặn vua Thánh Tông rằng: "Chính Nguyễn Thị Anh đã ngầm sai Tạ Thanh bỏ thuốc độc cho Thái Tông chết, nhưng con nên giữ kín việc ấy". (9)

Ngày nay, Bùi Văn Nguyên trong "Con người Nguyễn Trãi", cũng cho rằng: "Bọn gian thần phía bà phi Nguyễn Thị Anh âm mưu giết hại Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ để giành ngôi vua cho Băng Cơ (Lê Nhân Tông) khỏi rơi vào tay của Tư Thành (tức sau là Lê Thánh Tông), người được Nguyễn Trãi và Thị Lộ ủng hộ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của vụ án Lệ Chi viên." (10)


Nguyễn thị Lộ cảm hoá Thái Tông




Trong 4 năm (1438-1442), nhờ có sự hướng dẫn của Thị Lộ, mà Thái Tông đã trị vì một cách khoan từ sáng suốt. Sử thần Vũ Quỳnh khen: "Thị Lộ đã cảm hóa được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp vua nhiều ý kiến để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một "minh quân" khác hẳn trước. [...] Ngài lại thể theo lòng trời đất nuôi sống muôn loài, ban hành "chính sách xót thương bất nhẫn" của bậc đế vương, xử kiện xét tù phần nhiều khoan thứ. Đức "hiếu sinh" của ngài là đức của vua Thuấn xưa." (11)

Được như thế, phải chăng là nhờ Thị Lộ thường xuyên nhắc nhủ Thái Tông về nhân nghĩa, mà Nguyễn Trãi đã có dịp trình bày với vua trong vụ xử bảy tên vị thành niên ăn trộm tái phạm, năm 1435, hình quan chiếu luật đáng tội chém. Thái Tông đem việc ấy hỏi Nguyễn Trãi. Trãi trả lời:

"Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa, cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người, e không phải là hành vi của bậc đại đức. Kinh Thư có câu: "An nhữ chỉ " (hãy yên với chỗ đứng của mình), sách Truyện có câu: "Tri chỉ nhi hậu hữu định" (biết dừng thì rồi mới vững). Thần xin thuật lại nghĩa của chữ "chỉ" để bệ hạ nghe: "Chỉ " có nghĩa là yên với chỗ đứng của mình, như trong cung là chỗ đứng của bệ hạ, thỉnh thoảng bệ hạ có ngự ra chỗ khác, cũng không thể ở đó mãi, phải trở về trong cung, thì mới yên chỗ đứng của mình được. Người làm vua đối với nhân nghĩa cũng vậy, phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chỗ đứng của mình. Tuy có lúc ra oai giận dữ, nhưng không phải như thế mãi được, xin bệ hạ lưu ý những lời của thần." (12)


Vấn đề thân tình giữa Thái Tông và Thị Lộ




Vì Thái Tông tỏ ra thân mật, khăng khít ngày đêm trò chuyện với Thị Lộ, nên có nhiều dị nghị cho rằng: "Lê Thái Tông hồi 17, 18 tuổi đã thông dâm với vợ lẽ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ." Có biết đâu tình cảm mà Thái Tông giành cho Thị Lộ đã bắt nguồn từ một cội rễ thiêng liêng hơn.

Nguyên năm 1425, trong thời gian đang đánh nhau với quân Minh, Lê Lợi nằm mộng thấy thần "Cá Quả" đến nói "Xin tướng quân cho một người thiếp thì nguyện giúp tướng quân đánh được giặc Ngô mà thành nghiệp đế". Ngày hôm sau, Lê Lợi gọi các thiếp đến hỏi ai bằng lòng làm vợ của thần "Cá Quả", ta được thiên hạ sẽ truyền cho con của người ấy làm vua. Bà Phạm thị Ngọc Trần (mẹ của hoàng tử Nguyên Long, nay là Thái tông, lúc đó mới 2 tuổi) thưa: "Nếu ngài giữ lời ước thì thiếp xin nhận. Ngày sau xin đừng phụ mẹ con thiếp" (13). Lê Lợi giao ước với các quan văn võ y như lời ấy. Ngày 24 tháng 3 âm lịch 1425, sai lập đàn tế thần, dâng bà phi họ Phạm làm tế vật. Bà phi mặc áo quần lộng lẫy, bịt mắt lại, lên ngồi trên chiếc thuyền nan bằng giấy. Thuyền được thả theo dòng sông Lam và chìm dần dần, trong tiếng nhị, tiếng sáo điệu Nam Ai sầu não, cùng trong tiếng khóc nức nở của các phi tần và của Nguyễn Thị Lộ, thiếp của Nguyễn Trãi. Về sau, giữ lời ước ấy, Lê Lợi truyền ngôi cho Nguyên Long, (tức là vua Lê Thái Tông).

Nguyên Long mồ côi mẹ từ lúc 2 tuổi, phải nhờ một bà phi chăm sóc, tất nhiên đã cảm thấy thiếu thốn, thèm khát tình "mẫu tử" từ lâu. Nay gặp được Thị Lộ cùng một lứa tuổi với mẹ mình (năm 1438, Thị Lộ 48, Thái Tông 15 tuổi), lại là một người đã quen biết, đã chung sống với mẹ mình, đã chứng kiến thảm cảnh mẹ mình hy sinh mạng sống để mình được lên ngôi vua ngày nay, tự nhiên cậu bé mồ côi mẹ kia không khỏi vô cùng xúc động. Thường tình, ở vào địa vị ấy, ai cũng phải tò mò muốn hỏi cho rành rọt về mọi việc liên quan đến mẹ mình. Tất cả tình thương đối với người quá cố, có lẽ nhà vua đã dồn hết vào Thị Lộ, coi như một bà dì ruột, vớt vát lại những gì đã mất mát từ thuở bé thơ. Còn về sau, khi Thái Tông đến tuổi 17, 18, sáng chiều nam nữ cận kề, thật cũng khó mà tránh khỏi bị tiếng đời dị nghị. Đó là điều mà Ngô Từ, cũng như Nguyễn Trãi, Thị Lộ cũng đã thấy trước rồi.


Nhận xét




Nhưng "ngộ biến phải tòng quyền". Theo Mạnh-tử, "quyền" là cân nhắc cho rõ nặng nhẹ, để lựa bên nào nặng, bên nào nhẹ mà xử trí cho đúng cân trung bình. Trong đạo quân tử, "tùy thời" thì cũng phải "tòng quyền": Một bên để vua ăn chơi thất học, trị vì vô đạo, cả nước sẽ bị nguy khốn, một bên tạo ra hoàn cảnh giúp vua học hỏi nhưng không khỏi khiến vua có thể bị mang tiếng có tư tình với vợ lẽ của bầy tôi. Nếu chỉ "chấp nhất" giữ cho đúng cái ta gọi là "đạo lý tầm thường" mà làm hư đại sự, thì Mạnh-Tử cho rằng "cách chấp nhất như thế là đáng ghét", vì nó làm cho hại mất chân đạo lý, chỉ là làm nổi một việc nhỏ mà bỏ hết trăm việc lớn." (14)

Cha con Nguyễn Trãi đã làm quan với nhà Hồ ngụy triều. Ông ngoại Nguyễn Trãi, tông thất nhà Trần mà phản lại nhà Trần, theo nhà Hồ, bị dư luận đương thời chê trách. Lê Lợi hẳn phải biết rõ lai lịch của Nguyễn Trãi, nhưng vẫn dùng. Nhà vua chủ trương thu nạp tất cả nhân tài, kể cả những người đã "làm phản". (15) Nguyễn Trãi dâng Bình Minh sách, Lê Lợi khen hay, dùng Nguyễn Trãi trong việc soạn thảo văn từ chiếu chỉ, nhưng trong bảy năm đầu (1418-1424) chiến lược "đánh vào lòng người" theo Bình Minh sách của Nguyễn Trãi, vẫn chưa hề giúp quân Lam Sơn đánh tiến xa ra khỏi vùng núi Chí Linh được lần nào. Phải đợi đến cuối năm 1424, tại hội nghị Lam Sơn, có tướng Nguyễn Chích trình bày "chiến lược hai hồi" (là vào đánh Nghệ An trước, rồi đánh ra Đông Quan sau), thì chừng đó Lê Lợi mới chuyển từ đại bại thành ra đại thắng. (16)

Nhờ bắt được một mật thư của Vương Thông gửi về vua Minh, ta biết được quân Minh ở thế phải cầu hòa. Các tướng sĩ xin Lê Lợi tấn công tận diệt địch để trả thù rửa hận. Nguyễn Trãi can không nên kết thù với nhà Minh quá sâu, thế nào chúng cũng sang đánh nữa, chiến tranh biết bao giờ cho dứt được. Tốt hơn là nên tìm cách dụ hàng để tiết kiệm sinh mạng của quân sĩ đôi bên. Ta sẽ mở đường cho Vương Thông rút quân mà y vẫn giữ được sĩ diện. Ta tuyên bố đã tìm được Trần Cảo con cháu nhà Trần làm vua. Vua Trần nầy sẽ sai sứ cầu phong, và xin thực hiện đúng theo lời hứa của vua Minh trước đây là: "phù Trần, diệt Hồ xong sẽ rút quân về Tàu". Trên lập luận ấy Nguyễn Trãi đã viết thơ chiêu dụ địch, cuối cùng Vương Thông mở cửa thành ra hàng dưới danh nghĩa giảng hòa, cùng quân ta uống máu ăn thề, rồi rút quân về nước.

Về sau, Trần Cảo sợ, bỏ trốn, bị bắt nên tự tử. Vua Minh đòi cho được con cháu nhà Trần làm vua, Lê Lợi trả lời tìm không còn ai. Mãi đến cuối năm 1431, nhà Minh mới nhận phong Lê Lợi làm vua.

Nguyễn Trãi sống trong hoàn cảnh nước nhà tam phân ngũ liệt, mà chính nghĩa, chính thống thay đổi tùy theo thế "được làm vua" hay "thua làm giặc". Vừa lớn lên thì nhà Trần bị mất, Nguyễn Trãi thi đậu ra làm quan với nhà Hồ. Quí Ly có một số sáng kiến cải thiện xã hội nhưng chưa kịp thực hiện, thì nước bị ngoại xâm. Trong thời gian quân Minh chiếm nước ta, Nguyễn Trãi không tham gia (đúng hơn là "không thể" tham gia) với nhóm khởi nghĩa nào, vì tất cả các nhóm ấy đều nêu danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" mà cả nhà Nguyễn Trãi đã làm quan và được hậu đãi dưới triều nhà Hồ, nên bị cho là thành phần "ngụy". Đến khi Lê Lợi khởi nghĩa xưng Bình Định vương ở miền Trung, không dính líu gì đến những biến cố xảy ra trong cung triều nhà Trần ngày trước ở miền Bắc, thì Nguyễn Trãi và em họ là Trần Nguyên Hãn, mới đến xin gia nhập vào nhóm khởi nghĩa Lam Sơn. Mặc dầu biết trước Lê Lợi là người "chỉ có thể giúp trong lúc hoạn nạn, không thể ở với nhau khi sung sướng", nhưng trước nạn ngoại xâm, cả hai thấy cần phải tham gia để kháng chiến giải phóng đất nước.

Bàn về các cách xuất xử của kẻ sĩ, Mạnh-tử nhận xét: Ông Bá Di, vua chẳng đáng thờ thì chẳng thờ, dân chẳng đáng trị thì chẳng trị. Ông Y Doãn cho rằng vua nào chẳng phải là vua mình phục sự? dân nào chẳng phải là dân mình sai khiến? Cái trách nhiệm mình đứng ra gánh vác thiên hạ nặng nề như thế! Ông Huệ xứ Liễu Hạ chẳng lấy làm xấu hổ mà phục sự một vua ô trược. Dẫu làm một chức quan nhỏ thấp, ông cũng chẳng chê. Ba ông tuy đi khác đường với nhau, nhưng mục đích vẫn là một. Đó là nói về lòng nhân vậy. Người quân tử chỉ chú mục điều nhân mà thôi. Còn về hành động cần chi phải giống nhau. (17)

Vì chú mục đến điều "nhân" nên Nguyễn Trãi "phá chấp tòng quyền", đưa Thị Lộ vào cung giảng sách cho Thái Tông, cảm hoá một thiếu quân hung hăng thành một minh quân khoan từ, để mình phải chịu tai tiếng với đời. Vì chú mục đến đức "hiếu sinh", nên khi quân ta đã nắm chắc phần thắng lợi, Nguyễn Trãi đề nghị với Lê Lợi chấm dứt chiến tranh bằng ngoại giao, tiết kiệm sinh mạng cho quân sĩ đôi bên. Và vì chú mục đến đức "hiếu sinh", Nguyễn Trãi và Thị Lộ đứng lên cứu mạng mẹ con hoàng tử Tư Thành (sau là Lê Thánh Tông), gây thù oán với bà phi Nguyễn thi Anh, sinh ra vụ án Lệ Chi Viên, để rồi ba họ mình phải bị trảm quyết.

Nếu Nguyễn Công Trứ hết lòng giúp vua, Cao Bá Quát đòi giết bạo chúa để tôn minh quân, Nguyễn Khuyến rút lui không thờ vua nô lệ ngoại bang, thì Nguyễn Trãi tùy thời phá chấp, gặp vua đa nghi thì nhẫn nại đưa vua vào đường nhân nghĩa, gặp vua hung hăng thì phá chấp (dùng Thị Lộ) cảm hóa thành một vua khoan từ, hiếu sinh.
Bốn danh Nho trên đây, tuy cùng chú mục đến đức nhân của Khổng-tử, nhưng trong hành động, lại xuất xử và thực hành khác nhau, vì lẽ thời thế, địa vị, chính kiến của các vị có phần không giống nhau.


Nhưng với giá nào?




Từ thời Trung cổ, Nho giáo đã giúp cho dân Hoa, Việt sớm tiến lên trình độ một xã hội có văn hiến, nhưng vì bị bọn hủ Nho xuyên tạc các lời dạy của Khổng Mạnh để phục vụ quyền lợi vua chúa, nên về sau Nho giáo đã hóa thành một trở ngại cho bước tiến chung của xã hội. Thời quân chủ xưa, (cũng như ở các chế độ phát xít), vận mệnh của đất nước, nhân dân tùy thuộc vào ý muốn của một cá nhân. Khiến cho cuối cùng Nguyễn Trãi, Thị Lộ là những người có công với đất nước, nhân dân, lại phải hóa thành nạn nhân thê thảm trong lịch sử ta. Thảm nạn, mà chỉ có cách thay đổi cơ cấu chính trị, bắt buộc nhà cầm quyền phải làm theo đúng hiến pháp, luật lệ, mới mong tránh khỏi được mà thôi.
Tóm lại, Nguyễn Trãi là kẻ sĩ phóng khoáng tùy thời phá chấp, đã hy sinh thực hành cho đúng với tôn chỉ của đạo Nho. Trong bức thư chiêu hàng gửi cho Thái Phúc, tướng của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã xác nhận: "Kể ra kẻ sĩ cốt ở chổ gặp thời hay không, đạo xử thế cốt ở thực hành được hay không." Nhưng thực hiện được với giá nào?

Ngày xưa, trước hiện tượng bế tắc ấy, có lẽ Nguyễn Trãi đã từng ký gửi tâm sự mình vào bài "Tự thán" (tương truyền chính ông là tác giả) sau đây:

Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay.
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao !




( Theo Vietsciences )
Oanhoanh
Oanhoanh

Tổng số bài gửi : 525
Join date : 21/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TK Thu Jan 14, 2010 6:11 am

Oanhoanh đã viết:Oanh Oanh xin được đưa bài sưu tầm về Vụ án Lệ Chi Viên vào đây để chúng ta cùng xem lại
Cảm ơn bạn Oanh Oanh đã sưu tầm một bài khá đầy đủ. Nếu có thời gian, chúng ta nên nghiên cứu vụ án có một không hai này.
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TK Thu Jan 14, 2010 8:26 am

TRUNG đã viết:"TK"
Thơ chữ Hán của Bùi Giáng và bản dịch của Trịnh Công Sơn.

TK ơi, tập thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao, hiện sống TP.HCM. NV Tao rất giỏi Hán văn và hay làm thơ chữ Hán.
BG và TCS chỉ phỏng dịch ý thơ thành lục bát Việt.
Vậy TK hiểu thế này có đúng không nhé (trong lưu trữ của TK):
http://docs.google.com/Doc?id=dhfcjhpq_2wt2b3dd4

- thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao (Tao hay Tạo)
- Thủ bút chữ Hán là của Bùi Giáng
- Thủ bút chữ Việt là của Trịnh Công Sơn

Xin TRUNG chỉ rõ để TK cập nhật lại cho chính xác!
Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 508764
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TRUNG Thu Jan 14, 2010 8:35 am

TK đã viết:
TRUNG đã viết:"TK"
Thơ chữ Hán của Bùi Giáng và bản dịch của Trịnh Công Sơn.

TK ơi, tập thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao, hiện sống TP.HCM. NV Tao rất giỏi Hán văn và hay làm thơ chữ Hán.
BG và TCS chỉ phỏng dịch ý thơ thành lục bát Việt.
Vậy TK hiểu thế này có đúng không nhé (trong lưu trữ của TK):
http://docs.google.com/Doc?id=dhfcjhpq_2wt2b3dd4

- thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao (Tao chứ không phải Tạo)
- Thủ bút chữ Hán là của Ngô Văn Tao
- Thủ bút chữ Việt là của Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng
( chữ TCS đẹp. chữ BG khá ...xấu ) Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 349206


Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 508764
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by TK Thu Jan 14, 2010 10:22 am

TRUNG đã viết:
TK đã viết:
TRUNG đã viết:"TK"
Thơ chữ Hán của Bùi Giáng và bản dịch của Trịnh Công Sơn.

TK ơi, tập thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao, hiện sống TP.HCM. NV Tao rất giỏi Hán văn và hay làm thơ chữ Hán.
BG và TCS chỉ phỏng dịch ý thơ thành lục bát Việt.
Vậy TK hiểu thế này có đúng không nhé (trong lưu trữ của TK):
http://docs.google.com/Doc?id=dhfcjhpq_2wt2b3dd4

- thơ Hán tự Hài Cú là của nhà thơ Ngô Văn Tao (Tao chứ không phải Tạo)
- Thủ bút chữ Hán là của Ngô Văn Tao
- Thủ bút chữ Việt là của Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng
( chữ TCS đẹp. chữ BG khá ...xấu ) Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 349206


Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 508764
Hì hì
Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn 508764 bố cu! Để TK ghi vào đó cho rõ ràng!
TK
TK

Tổng số bài gửi : 3674
Join date : 19/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

http://sites.google.com/site/tkintcol/

Về Đầu Trang Go down

Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn Empty Re: Những bài thơ dịch của Trịnh Công Sơn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết