Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 10:48 am

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

3 posters

Go down

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Empty thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

Bài gửi by TRUNG Wed Apr 20, 2011 9:20 am



Tôi chỉ có lửa
Và tịch mịch
Trong người


NĐS


Nhà thơ dĩ nhiên là tác giả của những bài thơ, và nhà thơ chỉ có nghĩa đơn thuần như vậy. Khi tôi biết một nhà thơ -tác giả, với những bài thơ của nhà thơ đó -tác phẩm, cả hai -tác giả&tác phẩm, là một, là không thể tách rời, thì tôi gọi nhà thơ ấy là thi sĩ. Tôi thấy ở Việt Nam không nhiều thi sĩ lắm đâu, mà chỉ có rất nhiều nhà thơ, mỗi nhà thơ lại có rất nhiều bài thơ, cực kỳ nhiều, đăng trên báo in thành sách vô số kể. Tôi muốn nói rõ thêm: chẳng cần thiết tôi phải quen biết thi sĩ đó, biết đời sống thi sĩ đó ra sao, mà chỉ qua vài bài thơ tôi được đọc, tôi tin rằng tôi biết đấy đúng là tác phẩm của một thi sĩ.

Những năm 1960 tôi được đọc bài thơ nhan đề “Đi thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh” của Nguyễn Đức Sơn trên tạp chí Văn Nghệ, do nhà văn Lý Hoàng Phong, -anh ruột thi sĩ Quách Thoại, chủ trương, xuất bản tại Sài Gòn. Và thêm một bài thơ nhan đề “Người buồn”, Nguyễn Đức Sơn dịch thơ Heinrich Heine -thi sĩ Đức lớn nhất thế kỷ 19, cũng trên tạp chí Văn Nghệ. Đọc hai bài thơ vừa kể trên, tôi thấy Nguyễn Đức Sơn là thi sĩ, cũng như chỉ cần đọc một bài thơ rất ngắn, “Thược dược” của Quách Thoại, thấy Quách Thoại là thi sĩ. Bài thơ “Đi thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh”, tới lúc này, nghĩa là sau hơn nửa thế kỷ, tôi vẫn thuộc lòng, ghi lại dưới đây:

Đi thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh

Sắp đẻ ở Di Linh cây cối chào chị
Sắp đẻ ở hư không rừng và chị ôm nhau hát
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm

Sắp đẻ ở Di Linh cô đơn hùng dũng
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một dĩa hát cũ

Oh, my tormented heart
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm

Anh đưa chị về đây để tự vận
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi chiều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Ôi nắng vàng dòng thác Gougah
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết ./.


Một buổi sáng trong năm 1970, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu, trước cửa một căn phòng trên lầu 1 của một ngôi nhà ở đường Trần Quang Khải, Tân Định-Sài Gòn, nhà viết tiểu luận, phê bình mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy thuê trọ tại đấy. Tôi biết đây là thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, thấy ông nhiều lần, phục sức xuề xòa, y phục của ông thầy chùa đang ở trong chùa. Ông thầy chùa đội nón lá, đi chiếc xe đạp cọc cạch, vào một ngõ hẻm đường Trần Quang Khải: chùa Vạn Thọ hay một ngôi chùa nào đấy, ở trong ngõ hẻm đó. Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, lúc ấy đã bỏ chiếc nón lá, tóc hớt ngắn gần như trọc, đầu ông thầy chùa, nắm tay người thi sĩ đấm thình thình vào cánh cửa phòng đóng kín, nói lắp bắp, lớn tiếng: “Chắc chắn có án mạng trong căn phòng này… Chắc chắn Huỳnh Hữu Ủy đã bị thủ tiêu rồi…” Tôi không nói gì, đi xuống trước, sau đó gặp Huỳnh Hữu Ủy đang uống cà phê ở quán Thu Hương, đường Hai Bà Trưng. Mãi sau 30-4-1975 tôi mới thật sự gặp gỡ Nguyễn Đức Sơn, một lần ông từ đồi rừng Phương Bối, thuộc dãy núi Đại Lào ở B’lao -tức Bảo Lộc, về Sài Gòn. Để ngắt những câu nói thô tục, chửi rủa lung tung của Sơn Núi -Nguyễn Đức Sơn bảo hỗn danh của ông là Sơn Núi, do ông tự đặt, “chứ ai đặt nổi một cái tên như vậy”, tôi hỏi ông có nhớ bài Đi Thăm Bạn Sắp Đẻ Ở Di Linh không. Sơn Núi không thể thuộc bài thơ mà tôi cho là một kiệt tác của thi ca Việt Nam thế kỷ 20. Rồi tôi đọc cho cả bàn nhậu nghe bài thơ này. Đấy là một bàn nhậu trong quán mang tên “Quán nghệ sĩ”, số 81 đường Trần Quốc Thảo, quận 3-Sài Gòn. Tất nhiên Sơn Núi không nhậu nhẹt gì hết, ông nhìn những món nhậu, nói liên tục: “Ghê quá! Ghê quá! Thịt ông nội, bà nội tôi đó!” Tôi đọc xong bài thơ, ai cũng la lên rằng hay quá, hay quá, bài thơ lạ lùng, kỳ diệu quá! Sơn Núi thì bảo tôi ngồi xích lại gần ông, cứ thế lặng lẽ một hồi. Về cái hỗn danh Sơn Núi, tôi không hề trách cứ gì Nguyễn Đức Sơn, khi sau này, trả lời phỏng vấn của nhà thơ Trần Tiến Dũng (đi trên báo mạng Da Màu) ông nói là “tên Nguyễn Đạt nào đó, vì mặc cảm, ẩn ức nào đó, đã cho rằng tên Sơn Núi do tôi tự đặt…” Nghĩa là, Sơn Núi là tên do bà con trong khắp vùng cao nguyên B’lao đặt cho ông. Tôi không trách cứ, vì Nguyễn Đức Sơn là thi sĩ, thi sĩ thì có quyền lạng quạng, và tôi hiểu rằng, tự đặt hay được nhân loại đặt cho, thì Nguyễn Đức Sơn trước sau đều xứng đáng với cái tên Sơn Núi.

Với cái quyền lạng quạng của thi sĩ, tôi từng nghe Nguyễn Đức Sơn khơi khơi rủa sả khi tôi nhắc tới nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Tới lúc tôi đọc tác phẩm “Thơ ‘Con Cóc’ và những vấn đề khác” của Nguyễn Hưng Quốc, mới rõ tại sao Sơn Núi rủa sả Nguyễn Hưng Quốc. Thì ra, Nguyễn Hưng Quốc rất khen bài thơ “Con cóc”, xuất xứ từ “Chuyện đời xưa” do Trương Vĩnh Ký sưu tập, xuất bản lần đầu năm 1866. Nhà phê bình phân tích rõ ràng cái rất hay của bài thơ “Con cóc”, từ đó nhắc, nhớ tới bài thơ “Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi” của Nguyễn Đức Sơn. Nghĩa là Nguyễn Hưng Quốc thấy rằng, ở phương diện “bận tâm lớn”, “băn khoăn siêu hình” của bài thơ “Con cóc”, thì bài thơ “Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi” có gần gũi, nhưng không mạnh và sắc bằng, không trần trụi tuyệt đối như bài thơ “Con cóc”. Tôi cũng thấy như vậy, nhưng chẳng có ý so sánh hai bài thơ vừa nêu trên, chỉ nhìn nhận bài thơ Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi là một trong nhiều bài thơ rất hay của Nguyễn Đức Sơn:

Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.


Sau lần gặp ở cái quán nghệ sĩ 81 Trần Quốc Thảo, Sơn Núi và tôi gặp lại nhau luôn. Tôi thường đi xe gắn máy lên Đà Lạt, “cố quận”, quê nhà thứ hai của tôi, lần nào tôi cũng ghé đồi rừng Phương Bối, có khi ở lại với Sơn Núi vài ba ngày, có khi rủ ông cùng đi Di Linh, Đại Ninh, Đà Lạt. Và Sơn Núi, hai, ba năm trở về trước, rất thường về Sài Gòn, bằng chiếc xe gắn máy Honda bé tí như đồ chơi của con nít, ông đặt tên cho chiếc xe này là “Monkey”. Chớ có ai rờ mó xục xạo được, vào chiếc xe Monkey mà Sơn Núi luôn cảnh giác bảo vệ bảo quản, ông còn tiết kiệm xăng cho nó, cất nó một chỗ an toàn, nên luôn là tôi chở ông bằng xe của tôi, đi ngao du khắp những chỗ muốn ngao du, thường là Thủ Dầu Một-Bình Dương, chùa này chùa nọ có các vị sư trụ trì không sợ nghe ông nói tục, các quán cơm chay nấu ngon, các quán cà phê đẹp hiu hắt… Thủ Dầu Một, nơi ông sống một thời gian dài, nơi có chùa Tây Tạng, ông gặp và kết hôn với Phượng, năm Phượng là cô gái mới lớn. Phượng nhỏ hơn thi sĩ Nguyễn Đức Sơn 13 tuổi.

Hai, ba năm nay thì Sơn Núi chỉ về tới chỗ gọi là Tân Vạn, hình như cách Sài Gòn khoảng trên dưới hai mươi cây số. Tôi chỉ hỏi sơ, và Sơn Núi cũng trả lời sơ, ông về Tân Vạn gặp một “bần lão” như ông, hay gặp ai đó, tôi không nhớ rõ. Lần về Tân Vạn gần đây, Sơn Núi bị ngã bịnh, nằm một chỗ cả tuần lễ, đang hồi phục, sắp trở lại đồi rừng Phương Bối. Tôi biết tin đó khi tôi lên Đà Lạt, dừng lại ở B’lao, gọi điện thoại bảo Sơn Núi xuống núi (cứ gọi là núi cho đồi nó cao), uống cà phê. Nghĩa là, sau lần bị xuất huyết bao tử khá nặng cách đây mấy năm, lần này Sơn Núi, ông già 72 tuổi, bị tai biến mạch máu não nhẹ. Sơn Núi đã sớm hồi phục, chân tay yếu một chút, cầm cành cây chống phụ bước chân, và bấm chữ trên bàn phím điện thoại di động thay cây bút, những gì ông muốn ghi lại. Sơn Núi nói: “May còn cái não trạng vẫn hoạt động mạnh, còn giúp mình sống vui vẻ, và tiếp tục viết, viết, viết….” Sơn Núi cùng uống với tôi hết một bình trà lớn, sau đó ông chui vào căn nhà gỗ -đúng là Căn-nhà-gỗ-phần-mộ- thanh-xuân, bảo là “để làm việc”. Căn nhà gỗ do một bạn trẻ, là kiến trúc sư ở Sài Gòn, làm tặng thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, đẹp hiu hắt, cô độc, tôi thấy cửa nẻo luôn đóng kín. Sơn Núi nói, ông đái chung quanh phía trong căn nhà gỗ, để diệt mối mọt. Tôi không biết có đúng là để diệt mối mọt, hay ông không muốn ai đòi mở cửa vào nhà, họ sẽ sợ mùi nước đái. Dù sao tôi chưa một lần vào trong căn nhà gỗ của Sơn Núi, tôi ớn mùi nước đái. Tập thơ “Đêm nguyệt động” của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, ghi tặng Phượng năm 16 tuổi (?), tôi cũng như nhiều người đã đọc, thấy hay, hay tuyệt, nhưng tôi thấy đái nhiều quá cũng bốc mùi khai.

Lên thăm Sơn Núi sau khi nghe ông đã hồi phục trở lại đồi rừng Phương Bối lần này, tôi mang theo tờ báo Doanh Nhân Sài Gòn, số xuân Kỷ Sửu 2009, tôi đọc trong đó có bài “Người đàn bà trên đồi cỏ” của Hà Danh. Tôi mang lên cho Sơn Núi xem, vì bài này viết về Phượng, cũng là viết về Sơn Núi, bài viết có kèm bức ảnh Sơn Núi thổi kèn harmonica. Hóa ra Sơn Núi và Phượng đều đã đọc. Báo “Doanh nhân Sài Gòn” là tờ báo lớn, thấy ghi phát hành cả ở bên Tây bên Mỹ. Và bài báo của Hà Danh, lúc tôi đọc ở Sài Gòn, thấy có nhiều sự kiện về Sơn Núi, về Phượng quá lạ lùng, quá không đúng sự thật như tôi biết. Nói chung, đọc xong cả bài “Người đàn bà trên đồi cỏ”, tôi muốn đề nghị tác giả nên chuyển thể thành một vở tuồng cải lương, và Hà Danh rất có khả năng trở thành một soạn giả tuồng cải lương ăn khách, nhưng khác hẳn với những soạn giả tuồng cải lương như Viễn Châu. Tôi chưa thấy Viễn Châu dựng khống một sự kiện liên quan trực tiếp tới nhân vật, vụ việc nào có thật ở ngoài đời. Nên khi tôi vừa lấy tờ báo ra, Sơn Núi liền nói: “Đ.m. cái lão đào hang, càng đào sâu càng tối đặc!” Tôi không hiểu gì hết. Hóa ra, Sơn Núi gọi nhà văn Đào Hiếu là đào hang, và Sơn Núi nói: Hà Danh là một bút hiệu khác của Đào Hiếu. Tôi rất ngạc nhiên khi biết vậy, và khá buồn, bởi tôi quen biết nhà văn Đào Hiếu, và mến ông. Tôi thấy Đào Hiếu là một người rất văn nhã, lần gặp gần nhất, tại một quán cà phê trên đường Trần Quốc Thảo, tôi nhận lời viết về Nguyễn Đức Sơn cho trang web của ông, hình như tên là “Lề bên trái”. Sau đó, tôi được nhiều người bạn cho biết, những gì Đào Hiếu đã viết không bảo đảm trung thực, nên tôi không thể viết bài về Nguyễn Đức Sơn cho báo mạng của nhà văn Đào Hiếu, dù đã nhận lời.

Sơn Núi nói: “Không hiểu lão đào hang ở chỗ nào, ra cái vụ việc ‘nhạc sĩ hàng đầu về đầu hàng’ họ Trịnh cho tôi sáu chục triệu đồng, nhờ đó Phượng thoát chết.” Phượng, Nguyễn Đức Lão -con trai út, anh của hai cô em sinh ra sau chót, năm nay 27 tuổi, và Tiểu Khê -con gái út của Sơn Núi, cũng không hiểu người viết bài về họ, lấy ở đâu ra vụ việc Trịnh Công Sơn tặng Nguyễn Đức Sơn sáu chục triệu đồng, vào cái năm một chín tám mươi mấy đó, số tiền ấy rất lớn. Phượng nói: “Trịnh Công Sơn ghé lên đây hai lần, trong một chuyến đi chơi ở Đà Lạt. Lúc lên, tặng một thùng mì chay ăn liền, lúc về, tặng một thùng ‘légume’ Đà Lạt, vậy thôi, chớ làm gì có vụ việc sáu chục triệu đồng!” Sơn Núi xác định thêm: “Ông không tin cứ hỏi Bửu Ý, người rất sùng mộ Trịnh Công Sơn và rất không ưa tôi, coi Bửu Ý nói sao về vụ việc Trịnh Công Sơn cứu tử hoàn sanh bà xã tôi, với số tiền sáu chục triệu đồng.” Ngay sau khi đọc bài báo, tôi hỏi họa sĩ Trịnh Cung -bạn thân của Trịnh Công Sơn, có biết vụ việc nhạc sĩ họ Trịnh tặng Sơn Núi 60 triệu? Trịnh Cung bảo không biết vụ đó. Thế thì tôi cực kỳ ngạc nhiên, không thể hiểu nhà văn Đào Hiếu lấy ở đâu ra cái tin động đất trời đó. Trong bài ký tên Hà Danh, ông viết, đại ý rằng ông không nhớ rõ, những người con của Phượng cũng không nhớ rõ ngày tháng nào, nhưng là những năm 1980, và 60 triệu đồng của Trịnh Công Sơn tặng thời gian đó là lớn lắm… Tôi hỏi Sơn Núi: Đào Hiếu “phịa” chuyện ấy thì quá sức bậy, người trong vụ việc có thể thưa kiện ở tòa án. Không hiểu sao Đào Hiếu lại “phịa” như vậy nhỉ? Sơn Núi nói ngay: “Thì lão muốn gia nhập ‘fanclub’ của Trịnh Công Sơn mà, ông không thấy một loạt bài đánh bóng Trịnh Công Sơn trong tờ báo này hả?… Này, lão đào hang viết: Tôi đã thấy Phượng đẹp / Trịnh Công sơn cũng đã thấy Phượng đẹp… Phải lôi lão nhạc sĩ hàng đầu về đầu hàng vào đây cùng khen Phượng đẹp, thì Phương mới đúng là đẹp.” Tôi không biết nhà văn Đào Hiếu gặp Phượng từ năm nào, chứ từ vài chục năm nay, Phượng quá hom hem gầy guộc. Tôi xót xa khi thấy Phượng “lai”, là lai người dân tộc Tây nguyên ở vùng sâu vùng xa, chứ không được như người dân tộc ở thị xã B’lao này. Bài báo “Người đàn bà trên cỏ”, câu chuyện tào lao, trá ngụy, Sơn Núi và tôi thà nói chuyện bậy bạ thô tục còn hay hơn sáu chục triệu lần.

Ông già Sơn Núi lúc nào cũng hưng phấn, đầy sức sống. Lần bị xuất huyết bao tử, Sơn Núi bảo đấy là ông trời nhắc nhở. Lần tai biến mạch máu não nhẹ vừa qua, trời nhắc nhở Sơn Núi không nghe, trời phải “nhát ông già”. Sơn Núi đọc một bài thơ, kiểu thơ Sơn Núi từ nhiều năm nay: Trời kêu ai nấy dạ / Nhưng trời gọi tôi, tôi đá / Bởi vì tôi với ổng nào đâu phải chỗ xa lạ. Tôi từng nói, những bài thơ kiểu này cũng có chỗ giá trị, nhưng không phải là giá trị thi ca, làm Sơn Núi phát quạu, chửi thề lia lịa. Ông già Sơn Núi lúc nào cũng hưng phấn, đầy sức sống, nên lúc nào tôi gặp ông cũng thấy vui lắm. Ông đọc số điện thoại di động của ông: “Con số tuyệt đẹp: 0913. 16 96 16. Nghĩa là ông già tới lúc 96 tuổi, vẫn gánh hai đầu hai cô gái 16 tuổi.” Rồi Sơn Núi đọc bài thơ có tên Một Ngày Ở Núi: Sáng ra hôn nụ hoa hồng / Giữa trưa dừng cuốc ta bồng mây trôi / Đít em là một cái nồi / Gốc cây bê tới đặt ngồi quá hay / Em ăn mặn, anh ăn chay / Thằng ngu gặn hỏi hôm nay ăn gì. Bài này tôi đã thoáng thấy cái giá trị thi ca của nó. Tới hai bài thơ dưới đây, Sơn Núi đọc cho tôi nghe vào buổi chiều Phương Bối sắp vào đêm, giữa tháng 2 năm Kỷ Sửu (tháng 3.2009), thì tôi không thể phủ nhận đây là những bài thơ đích thực là hay, Sơn Núi đích thực là Sơn Núi, Nguyễn Đức Sơn đích thực là thi sĩ:

Cuối thu ở Phương Bối

Trưa đứng một mình đợi ai lên
Đất trời đâu có dưới và trên
Đồi cao ổi sót rụng một trái
Dòi ăn một bên ta một bên


(Bài dưới đây không đặt tên):

Sướng quá đời ta tuổi sắp già
Bao nhiêu học thuyết bước đều qua
Nay về dắt bóng chơi am vắng
Ấu trĩ vườn trăng một tiếng gà ./.


(st)

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Nguyenducson3thumb


Được sửa bởi TRUNG ngày Wed Apr 20, 2011 6:06 pm; sửa lần 1.
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Empty Re: thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

Bài gửi by mèo con Wed Apr 20, 2011 2:59 pm

Hic...Khi đọc bài " người đàn bà trên đồi cỏ" mèo cũng có một cái thắc mắc giống như trong bài viết này đã nêu ra:

- Ở thập niên 80 là thời buổi kinh tế thật sự khó khăn với mọi người dân, mà sao nhạc sĩ TCS quá hào phóng biếu cho gia đình cô Phượng tới 60 triệu đồng để lo thuốc thang (vì bị cháy rừng mà phỏng nặng). Mèo không tưởng tượng nổi NS TCS như một đại gia khi chỉ mới gặp mặt Phượng Lai chỉ có vài lần...
- Và bài viết còn chỉ trích một người chồng quá bảo thủ, để cho vợ con phải cam chịu bao khổ sở và khó khăn chồng chất, thì ra là thi sĩ Nguyễn Đức Sơn ( Sơn núi ).

... Bây giờ, khi đã đọc hai bài viết....thật mèo không biết nên tin ở góc độ nào cho đúng nữa. thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn 651899

....Chỉ là một thắc mắc nêu ra mong Bác Trung nhà ta không buồn lòng thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn 743335


Được sửa bởi mèo con ngày Thu Apr 21, 2011 1:59 am; sửa lần 1.
mèo con
mèo con

Tổng số bài gửi : 2218
Join date : 16/09/2009

Về Đầu Trang Go down

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Empty Re: thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

Bài gửi by TRUNG Wed Apr 20, 2011 5:59 pm

Trùi! bác Trung rất thích thắc mắc của bé Mèo nữa là khác, sao lại "buồn lòng" nhỉ!

Chuyện bé Mèo hỏi là từ một bài viết của nhà văn Đào Hiếu:" Người đàn bà trên đồi cỏ" trong đó có chi tiết mà nhiều người cho là Đào Hiếu ...phịa là TCS đã tặng cho vợ chồng NĐS 60 triệu vào năm 1982.

Sau này khi bị anh em văn nghệ chất vấn,
ĐÀO HIẾU TRẢ LỜI:
Trước khi viết bài “Người đàn bà trên đồi cỏ” tôi có lên Bảo Lộc thăm Nguyễn Đức Sơn. Cùng đi với tôi hôm đó có Nguyễn Tôn Nhan và Đặng Phú Phong (website damau.org). Hôm đó mọi người chẳng nói chuyện văn chương chữ nghĩa gì cả, chi toàn cãi nhau như mổ bò, văng tục búa xua. Tôi có quay phim cuộc nhậu “dã chiến” ấy, có chụp nhiều hình ảnh nữa.
Với một cuộc gặp bát nháo như vậy Đặng Phú Phong cũng đành chịu chết không viết được chữ nào cho DAMAU, nhưng tôi thì không. Ít lâu sau tôi hẹn với Nguyễn Đức Vân, con trai của Nguyễn Đức Sơn (lúc này đã là một nhà sư) đến quán cà phê trong khuôn viên dinh Thống Nhất. Chúng tôi làm việc với nhau suốt một buổi sáng. Hỏi cũng nhiều và đáp cũng nhiều. Thế là tôi có tư liệu để viết bài :”Người đàn bà trên đồi cỏ”.
Nguyễn Đạt viết bài đăng trên DAMAU với giọng có hơi cay cú nhưng tựu trung cũng chỉ có một vấn đề: Trịnh Công Sơn có tặng cho gia đình Nguyễn Đức Sơn 60 triệu hay không? Vậy thôi. Những chi tiết khác trong bài của tôi không thấy ai phản bác hoặc bảo là sai sự thật.
Sau khi báo Doanh Nhân Sàigòn đăng bài ấy, tôi có tặng cho Nguyễn Đức Vân một tờ báo. Ít hôm sau nhà sư Nguyễn Đức Vân gọi điện cho tôi: “Chú ơi, mẹ cháu rất vui mừng khi nhìn thấy bài báo. Bà cứ tủm tỉm cười hoài. Mẹ cháu và tụi cháu đọc xong ai cũng cảm động vì không ngờ chú đã cảm nhận được tình cảnh của gia đình cháu một cách sâu sắc như vậy.”
Tôi nghĩ đó mới là vấn đề quan trọng. Còn chuyện Trịnh Công Sơn có tặng 60 triệu hay không thì Trịnh Công Sơn vẫn là Trịnh Công Sơn.
Sáng nay nhà sư Nguyễn Đức Vân có gọi điện cho tôi, anh nói rằng có thể anh nhớ không chính xác con số 60 triệu ấy (vì giai đoạn đó nhà nước “đổi tiền” liên tục), nhưng lúc đó mẹ anh phải mổ não mà gia đình lại không có tiền, phải nhờ bạn bè và người thân giúp đỡ. Chính Trịnh Công Sơn đã đóng góp quan trọng trong ca phẫu thuật hiểm nghèo ấy.
ĐÀO HIẾU
nguồn:http://damau.org/archives/4734
TRUNG
TRUNG

Tổng số bài gửi : 3660
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Empty Re: thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

Bài gửi by mèo con Thu Apr 21, 2011 2:19 am

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn 508764 Lão nhiềuthi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn 61969
mèo con
mèo con

Tổng số bài gửi : 2218
Join date : 16/09/2009

Về Đầu Trang Go down

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Empty Re: thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

Bài gửi by giotsuongtim Fri Apr 22, 2011 3:03 pm

Tôi chỉ có lửa
Và tịch mịch
Trong người


NĐS

Lão chỉ có vậy
Nên hèn gì
Thảm gia

(Cảm ơn bác Trung rinh bài xu tầm dzìa đây đặng tui mí có dịp đọc để hỉu bít thim dzìa 1 lão thi sĩ... kinh dị.hihihihi)
giotsuongtim
giotsuongtim

Tổng số bài gửi : 2612
Join date : 23/09/2009
Đến từ : ...Cõi Vô Thường!

http://giotsuongtim.wordpress.com/

Về Đầu Trang Go down

thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn Empty Re: thi sĩ kì dị Nguyễn Đức Sơn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết