Diễn Đàn Hội Ngộ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hơn 3000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu
by phambachieu Yesterday at 11:01 pm

» Một điểm dừng chân trên đường hoingo
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Mar 17, 2024 3:26 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ THÁNG 1,2/24
by phambachieu Wed Mar 06, 2024 4:04 pm

» Cảm tác đầu Xuân
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Feb 24, 2024 2:59 pm

» TÁCH CÀ PHÊ DẦU NĂM (thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 4:07 am

» VALENTINE (Thơ dp)
by dangphuong Fri Feb 16, 2024 3:59 am

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
by phambachieu Fri Feb 09, 2024 1:52 am

» Hoài niệm nhà thơ Song An Châu
by dangphuong Mon Jan 29, 2024 12:29 am

» Chớm yêu 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Jan 21, 2024 3:06 pm

» Hi vọng cuối đời
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Jan 11, 2024 2:10 am

» Atlanta Mùa Lễ Giáng-sinh và Năm mới 2023-24
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Dec 28, 2023 11:22 pm

» Tiếng Đai Hàn
by Admin Wed Dec 27, 2023 4:15 am

» Trích Thơ&Tuỳ bút về Lễ Giáng-sinh
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 20, 2023 2:22 pm

» Những Giòng Cảm Tác Thơ Tháng 11/2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Dec 12, 2023 3:34 pm

» Trang thơ mới
by dangphuong Thu Dec 07, 2023 12:04 am

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Dec 06, 2023 11:52 pm

» Chùm thơ "Có lẽ..."
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:39 pm

» Hoa Dừa trắng - Ảnh & Thơ
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 10.2023 Đoạn 1
by dangphuong Wed Dec 06, 2023 7:28 pm

» Tâm thức mùa Đông
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Nov 28, 2023 3:09 pm

» Buồn Tàn Thu
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 23, 2023 10:24 am

» THUONG TIEC LQC
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 16, 2023 10:00 am

» TIN BUỒN!
by dangphuong Thu Nov 16, 2023 5:56 am

» Cách xả stress trong cuộc sống
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:30 am

» Du học nước ngoài cần kỹ năng gì
by thudayne Wed Nov 08, 2023 11:02 am

» Thế giới thần tiên của ông-cháu III
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Nov 05, 2023 1:22 pm

» Nói đi...- Tình thơ!
by ChinhNguyen/H.N.T. Thu Nov 02, 2023 1:50 pm

» TIẾNG THƠ
by TC Nguyễn Wed Nov 01, 2023 2:30 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023_Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 24, 2023 1:32 pm

» Lời muốn nói
by Tú_Yên Sat Oct 21, 2023 12:36 pm

» Những giòng cảm tác thơ tháng 9.2023 _Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Oct 16, 2023 8:59 pm

» Tội tình chi ?
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Oct 13, 2023 2:17 pm

» THƯ gởi một bạn thơ.........
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Oct 10, 2023 1:22 pm

» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:13 pm

» Tú_Yên vẽ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 1:02 pm

» Tranh và Thơ
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:58 pm

» Thơ Haiku (Tú_Yên)
by Tú_Yên Mon Oct 09, 2023 12:54 pm

» Ỡm ờ … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Oct 06, 2023 10:16 pm

» CHỜ (thơ ĐL dp)
by dangphuong Tue Oct 03, 2023 5:58 am

» Tặng khúc
by lyquangchinh Mon Oct 02, 2023 7:14 am

» Để tốt nghiệp đại học loại giỏi, cần phải tự học home school nhiều
by thudayne Sun Oct 01, 2023 7:22 pm

» SỐNG MỘT MÌNH (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:53 am

» Thu cảm
by dangphuong Sun Sep 24, 2023 3:35 am

» THỜI GIAN (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 11:06 pm

» HÌNH NHƯ (thơ dp)
by dangphuong Sun Sep 17, 2023 5:35 am

» VẪN CÒN TIN YÊU (thơ dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Sat Sep 16, 2023 8:57 am

» SINH NHẬT HỘI NGỘ (thơ ĐL dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:29 pm

» Chúc Mừng Sinh Nhật Hội Ngộ 2023
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Sep 11, 2023 12:24 pm

» XIN MÃI DẤU YÊU (thơ ĐL dp)
by dangphuong Fri Sep 08, 2023 6:38 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt)= Đoạn 3
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:52 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 (tt) Đoạn 2
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 08, 2023 1:46 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 8/2023 Đoạn 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Fri Sep 01, 2023 12:58 pm

» WinWin nhà Tôi
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:25 am

» Truyện thơ "Lời cho Mây"
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:22 am

» Truyện Thơ_Cháu của Bà
by Tú_Yên Fri Sep 01, 2023 11:17 am

» NIỀM NHỚ KHÔN NGUÔI (thơ dp)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:41 am

» Phép lạ (thơ của Anhdao Vuong)
by dangphuong Thu Aug 31, 2023 4:25 am

» ĐI QUA BÓNG TỐI (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 5:49 am

» MỘT THUỞ GHÉ HỒ TRÀM (thơ ĐL dp)
by dangphuong Wed Aug 30, 2023 3:19 am

» MÙI QUÊ HƯƠNG (thơ dp)
by dangphuong Tue Aug 29, 2023 11:16 pm

» Mặc mưa nắng … (thơ ĐL dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:53 pm

» NỖI ĐỚN ĐAU CHÔN KÍN (thơ dp)
by dangphuong Mon Aug 28, 2023 6:49 pm

» Hoàng-hạc-lâu âm vọng 1
by ChinhNguyen/H.N.T. Mon Aug 28, 2023 3:07 am

» XÓT THƯƠNG (thơ ĐL dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 4:26 am

» HỒNG NHAN TRI KỶ (thơ dp)
by dangphuong Sat Aug 26, 2023 2:53 am

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 3]
by ChinhNguyen/H.N.T. Wed Aug 23, 2023 1:44 pm

» TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ TÌNH BẠN (bài viết của dp)
by ChinhNguyen/H.N.T. Tue Aug 22, 2023 12:10 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 2]
by ChinhNguyen/H.N.T. Sun Aug 20, 2023 12:50 pm

» Những giòng cảm tác THƠ tháng 7/2023 [Đoạn 1]
by dangphuong Fri Aug 18, 2023 2:53 am

» Thơ HaiKu (CN)
by dangphuong Wed Aug 16, 2023 2:23 am


Tin Tuc Van Hoa'

5 posters

Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Fri Oct 02, 2009 12:38 am

Quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản nhân loại

Tin Tuc  Van Hoa' Vietnamnet- Vào lúc 19.55 (giờ Việt Nam, tức 16.55 giờ Abu Dhabi), Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.
Tin Tuc  Van Hoa' Images1863934_0
Đoàn Việt Nam tại Abu Dhabi.

TS Lê Thị Minh Lý - Cục phó Cục di sản văn hóa, TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, ông Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam "dồn dập" thông báo "tin nóng" từ Abu Dhabi, thủ đô của Tiểu vương quốc A rập thống nhất, nơi đang diễn ra kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 – 2/10/2009).
Hồ sơ Quan họ được Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hóa đặc biệt về tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả về trang phục.
Hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để Quan họ trở thành di sản đại diện của nhân loại với các kết luận sau:
- Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng, được cộng đồng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lưu giữ, trao truyền từ nhiều thế hệ và trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.
- Việc Quan họ được đăng ký vào danh sách đại diện sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội làm giàu thêm bức tranh da dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại
- Một số biện pháp bảo vệ được đề xuất với sự cam kết của quốc gia, chính quyền địa phương và cộng đồng cho thấy tính khả thi của các hoạt động bảo vệ di sản.
- Hồ sơ đã thể hiện rõ sự tham gia một cách tự nguyện của người dân hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trong việc nhận dạng, kiểm kê giá trị di sản và xác lập các biện pháp bảo vệ.



Tin Tuc  Van Hoa' Images1863956_0
Quan họ Lũng Giang (làng Lim- Bắc Ninh). Ảnh: Lê Anh Dũng.
Viện Văn hóa Nghệ thuật và Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch được ghi nhận là các cơ quan nghiên cứu và quản lý có vai trò trực tiếp trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hiện việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Quan họ theo đúng yêu cầu của Công ước UNESCO 2003.
Với vị trí là thành viên Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 (gồm 24 quốc gia), Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cùng với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã tham gia dự kỳ họp này và được quyền lựa chọn, ghi nhận các di sản nói trên. Thay mặt cộng đồng nhân dân hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, Viện Văn hóa nghệ thuật và đại diện Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cũng đã có mặt tại Abu Dhabi để đón nhận danh hiệu vinh dự.
Đợt công nhận Di sản vào danh sách Đại diện của nhân loại năm nay có 111 hồ sơ đề cử từ 34 quốc gia. Trải qua 3 vòng thẩm định khoa học nghiêm ngặt, Ủy ban đã công bố chỉ có 76 di sản được ghi nhận là Di sản Đại diện của Nhân loại. 35 hồ sơ còn lại không có tên trong danh sách vì không đáp ứng được một hoặc một vài tiêu chí xét chọn.
Trước đó đã có 90 di sản phi vật thể đại diện (chính là những "kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại" trước khi Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được thông qua vào 17.10.2003, trong đó Việt Nam có hai đại diện là Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Quan họ là di sản phi vật thể đại diện thứ 3 của Việt Nam.
Trong số 76 di sản đại diện được ghi nhận lần này, Trung Quốc có tới 22 di sản được công nhận, Nhật Bản đứng thứ 2 với 13 di sản, tiếp theo là Croatia với 7 di sản, Hàn Quốc với 5 di sản.Thông tin này có thể gây "bất ngờ" với những người cho rằng, Việt Nam đang "ồ ạt" đề cử nhiều di sản thế giới. Tổng số di sản đại diện của Việt Nam chỉ bằng số di sản được công nhận đợt này của Pháp.
Phiên họp sáng mai, 1/10, Ủy ban sẽ xem xét và quyết định các di sản được đề cử vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Có 12 "ứng cử viên", trong đó có Hồ sơ Ca trù của Việt Nam. Đoàn Việt Nam đang hy vọng sẽ có tin vui tiếp theo.


  • TS Lê Thị Minh Lý - Khánh Linh
    ( Nguon VNN )
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Fri Oct 02, 2009 1:16 am

Ca trù được UNESCO bảo vệ khẩn cấp

,


Tin Tuc  Van Hoa' Vietnamnet- 14h45 (giờ Việt Nam, tức 10h45 giờ Abu Dhabi) ngày 1/10/2009, Ca Trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Tin Tuc  Van Hoa' Images1864424_1
Cặp phách ca trù
Có 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp lần đầu tiên, trong đó 12 hồ sơ được công nhận.
Việc thẩm định di sản bảo vệ khẩn cấp khá khắt khe. Mỗi hồ sơ có một tổ chức chuyên môn phi chính phủ và một chuyên gia đánh giá độc lập được UNESCO mời thẩm định và "phản biện" kín. Đoàn Việt Nam rất bất ngờ và vui mừng được biết GS.TS Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, người chủ trì công trình nghiên cứu cấp nhà nước về Sử thi Tây Nguyên, được mời đánh giá hồ sơ Sử thi của Mông Cổ.
Hồ sơ Ca trù nhận được báo cáo đánh giá từ Hội đồng Âm nhạc quốc tế, bà Gisa Janichen và ông Barley Norton, chuyên gia độc lập người Anh. Họ đã từng đến Việt Nam nghiên cứu Ca trù trong nhiều năm. Trước đó chúng ta không hề biết thông tin này.
Đoàn Việt Nam đã nhận được 20 trang báo cáo đánh giá và khuyến nghị về bảo vệ di sản Ca trù. Tại hội nghị của Ủy ban Liên Chính phủ, các chuyên gia đã trình bày báo cáo thẩm định và các thành viên ủy ban nhận xét, có ý kiến đánh giá từng di sản. Hội nghị dành 3 tiếng đồng hồ cho 12 hồ sơ này. Hồ sơ Ca trù được đánh giá như sau:

Tin Tuc  Van Hoa' Images1864426_0
Nghệ nhân ca trù
- Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội những Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam.
- Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng và có sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ Ca trù song sức sống của Ca trù hiện nay vẫn chưa phải ở mức cao và vẫn cần phải được bảo vệ hơn nữa để phát triển khả năng tồn tại. Việc duy trì thường xuyên và chất lượng nghệ thuật là vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca trù. Cần phải nâng cao nhận thức về Ca trù để Ca trù có có thêm nhiều công chúng, có vị thế trong xã hội bởi đã từng bị quên lãng từ những năm 1950-1980. Cần hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy và khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền dạy.
- Kế hoạch hành động để bảo vệ trong hồ sơ được trình bày khá tổng thể và có tính khả thi. Các báo cáo thẩm định cũng chỉ ra cho chúng ta nhiều biện pháp cụ thể, nhỏ mà hữu ích. Sự ủng hộ và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cũng góp phần đảm bảo sức sống của Ca trù ở các thành phố và những vùng nông thôn.
- Hồ sơ đã có sự tham gia đề cử của nhiều bên liên quan cũng như việc có bằng chứng đầy đủ về sự đồng thuận, tự nguyện và có hiểu biết đầy đủ của các cộng đồng.
- Ca trù đã được kiểm kê và thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của Viện Âm nhạc, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, điều này cho thấy trách nhiệm và cam kết của quốc gia đối với việc bảo vệ di sản.
Cũng như ở danh sách đại diện, Trung Quốc lại dẫn đầu khi có tới 3 di sản được công nhận, bằng số di sản của Mông Cổ, còn Mexico có 2. Truyền thống truyền khẩu và các tập quán xã hội liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh là những loại hình di sản ưu tiên ở danh sách này.
Theo Công ước UNESCO 2003, các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách di sản của nhân loại đó là danh sách Đại diện và danh sách Cần bảo vệ khẩn cấp và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản. Có thể do chưa nhận thức được hết ý nghĩa sâu sắc của điều 17 Công ước 2003 đối với việc thiết lập danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp mà hầu hết các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến danh sách đại diện. Năm 2009, có tới 111 hồ sơ của 34 quốc gia là ứng viên của Danh sách Đại diện nhưng chỉ có 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách khẩn cấp.
Trong lần xét chọn đầu tiên kể từ khi Công ước có hiệu lực, Việt Nam đã quyết định đề cử Ca trù vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp bởi mặc dầu đã được phục hồi trong năm năm gần đây nhưng nguy cơ thất truyền những bài bản, thể cách của Ca trù xưa đang đặt ra như một thách thức không dễ gì giải quyết.
Như vậy là, sau 4 năm chờ đợi, kể từ khi Chính phủ cho quyết định sẽ đệ trình UNESCO công nhận di sản Quan họ và Ca trù (khi đó còn danh hiệu là Kiệt tác) nay điều mong đợi đã trở thành hiện thực. Ca trù trở thành di sản phi vật thể nhân loại thứ 4 của Việt Nam.


  • TS Lê Thị Minh Lý - K.L
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by dangphuong Fri Oct 02, 2009 1:34 am

Wow! Thật là đáng mừng cho Ca Trù VN...
Crying or Very sad Cỏ May đã chộp được tin này một cách nhanh chóng sốt dẻo.
Tặng :h/h: cho CM.
dp
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Fri Oct 02, 2009 1:48 am

dangphuong đã viết:Wow! Thật là đáng mừng cho Ca Trù VN...
Tin Tuc  Van Hoa' 433349 Cỏ May đã chộp được tin này một cách nhanh chóng sốt dẻo.
Tặng Tin Tuc  Van Hoa' 518345 cho CM.
dp

...Cm thic' ca` lem ho*n ... Tin Tuc  Van Hoa' 35511
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Fri Oct 02, 2009 1:52 am

Nhã nhạc cung đình Huế

Ngày 7/11/2003, lần đầu tiên một di sản phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là di sản nhân loại với mục “Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đó là Nhã nhạc Huế, kiệt tác âm nhạc cung đình, cô đọng những tinh hoa của âm nhạc chính thống Việt Nam và có nguy cơ biến mất.


Nhã nhạc là sự hòa hợp tối đa của nhạc, hát và múa. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao. Hệ thống bài hát rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương, lời ca bằng chữ Hán do Bộ Lễ biên soạn. Nội dung thể hiện tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ, hướng về việc suy tôn công đức, cầu sự thái bình thịnh trị…

Khi các nhạc chương được hát lên, có các đội ngũ Bát dật múa phụ họa với hơn 100 người, ăn mặc lộng lẫy tạo nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Kèm theo đó là bản hòa tấu của nhiều nhạc cụ với quy mô hoành tráng như Đại nhạc với 42 nhạc sinh, Huyền nhạc với 26 nhạc sinh... Trong đó các nhạc cụ gõ như chuông, khánh, trống, chúc, ngữ đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hòa tấu mà trong việc mở đầu và kết thúc buổi trình diễn.

Nhã nhạc được coi là quốc nhạc của âm nhạc Việt Nam, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn qua nhiều triều đại phong kiến ở Việt Nam. Nhã nhạc ra đời từ thời Lý (1010-1025), có hoạt động quy củ từ thời Lê (1427- 1788) và phát triển rực rỡ vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng (1820-1840). Nó được các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, coi là một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn và hưng thịnh của quốc gia. Nhã nhạc với các thể loại như Giao nhạc, Đại Yến, Miếu nhạc… trong các lễ tế đại triều, thường triều, mừng thọ, lễ đăng quang, lễ tang, lễ tiếp đón sứ thần…

Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam, nhã nhạc ngày nay đã mất đi diện mạo xưa, bị mờ nhạt và có nguy cơ biến mất. Việc được công nhận là di sản văn hóa UNESCO hứa hẹn sự bảo tồn và phục hồi nhã nhạc, thể loại âm nhạc bác học đỉnh cao của dân tộc.

Cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 25-11-2005, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam, di sản thứ hai sau Nhã Nhạc Huế, được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại". Đây là loại hình văn hóa âm nhạc đặc sắc, gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên. Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa cồng chiêng bắt nguồn cồng đá, chiêng đá…. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân của nó là các dân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, Giarai… Mỗi buôn làng có một đội cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình.

Người Tây Nguyên với đôi tay tài hoa và tâm hồn yêu âm nhạc đã biến cồng chiêng - sản phẩm hàng hóa bình thường thành loại nhạc cụ tuyệt vời. Người chơi thể hiện tài năng trong việc đánh chiêng cũng như chế tác chiêng. Từ việc chỉnh chiêng đến tự diễn thành một dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn…đều điêu luyện dù không qua trường lớp nào. Mỗi chiếc cồng (có núm), chiêng (không có núm) là một nốt nhạc. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, có khi 18 đến 20 chiếc. Dàn nhạc cồng chiêng gồm nhiều người, mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng hoặc chiêng nhưng phối hợp rất nhịp nhàng, có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với nhiều hòa điệu và âm thanh vang xa.

Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tinh thần, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của người Tây Nguyêṇ. Họ coi mỗi chiếc cồng chiêng ẩn chứa một vị thần, cồng chiêng càng cổ thì vị thần càng quyền lực. Cồng chiêng là phương tiện tín ngưỡng dùng để giao tiếp với các đấng siêu nhiên, là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có.

Cồng chiêng được đánh lên để mừng những ngày hội mùa màng như lễ mừng cơm mới, lễ đâm trâu…đến những lễ ma chay, cưới hỏi, thổi tai cho trẻ sơ sinh… Vào những ngày lễ tết, từ già trẻ gái trai quây quần bên đống lửa, vừa đánh cồng, gõ chiêng, vừa cùng nhau nhảy múa, uống rượu cần…tạo nên nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bất nhất của vùng đất sử thi hùng tráng này.

* Tin ni` cu~ goy` nhu*ng Cm nghi ...chac cung~ kho^ng thu*a` .... Tin Tuc  Van Hoa' 374916
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by Tina Vu Fri Oct 02, 2009 5:24 am

Tin ni` cu~ goy` nhu*ng Cm nghi ...chac cung~ kho^ng thu*a` .... Tin Tuc  Van Hoa' 374916


Hổng thừa đâu Cỏ May
Người này đọc rồi..thì người khác có thể chưa đọc qua...
Quảng bá về nét hay, nét đẹp trong Văn Hóa VN vẫn luôn là việc nên làm ..
Cám ơn Cỏ May


Tin Tuc  Van Hoa' 507376 Tin Tuc  Van Hoa' 99480 Tin Tuc  Van Hoa' 631853 Tin Tuc  Van Hoa' 947976
Tina Vu
Tina Vu

Tổng số bài gửi : 6002
Join date : 13/09/2009
Đến từ : Georgia USA

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Sat Oct 03, 2009 2:06 am

Tina Vu đã viết: Tin ni` cu~ goy` nhu*ng Cm nghi ...chac cung~ kho^ng thu*a` .... Tin Tuc  Van Hoa' 374916


Hổng thừa đâu Cỏ May
Người này đọc rồi..thì người khác có thể chưa đọc qua...
Quảng bá về nét hay, nét đẹp trong Văn Hóa VN vẫn luôn là việc nên làm ..
Cám ơn Cỏ May


Tin Tuc  Van Hoa' 507376 Tin Tuc  Van Hoa' 99480 Tin Tuc  Van Hoa' 631853 Tin Tuc  Van Hoa' 947976


Cm cam on Tina co vo~ Tin Tuc  Van Hoa' 93933 ..cm
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Sat Oct 03, 2009 2:06 am

Cô gái Pháp gốc Việt chu du cùng "Chơi vơi"



Trong hành trình tham dự các Liên hoan phim (LHP) quốc tế của Chơi vơi từ Venice tới Toronto, ngoài các nhà làm phim Việt Nam, còn có một gương mặt đặc biệt: cô gái Pháp gốc Việt Phạm Linh Đan, người thủ vai chính trong bộ phim Đông Dương của đạo diễn người Pháp Regis Wargnier.
Tin Tuc  Van Hoa' 1254488813.img
Phạm Linh Đan.


19 năm sau bộ phim Đông Dương, khi đã là diễn viên đẳng cấp quốc tế với giải thưởng César trao cho Nữ diễn viên triển vọng, Phạm Linh Đan, cô gái sinh ra ở TP HCM trở về Việt Nam tham gia bộ phim Chơi vơi và có nghĩa cử cao đẹp khi đem toàn bộ thù lao góp vào việc sản xuất phim.
LHP Venice lần thứ 66 rất đặc biệt đối với Linh Đan vì hai bộ phim cô tham gia đều có mặt tại LHP này: Mr Nobody của đạo diễn Jaco van Dormael được vào hạng mục Venezia (gồm 25 phim tranh giải Sư tử Vàng) và Chơi vơi ở khu vực Orizontti. Lịch trình của cô dày đặc vì tham gia các hoạt động quảng bá cho cả hai bộ phim. Cô đã có mặt trong các buổi chiếu phim Chơi vơi.
Chơi vơi được trình chiếu tại rạp 1.300 chỗ ngồi đầy ắp khán giả. Các nhà làm phim Việt Nam đều hồi hộp và xúc động trước tình cảm nồng nhiệt của khán giả dành cho bộ phim. "Tôi tự hào được đóng góp một phần vào thành công của bộ phim. Tôi nói với anh Chuyên rằng, anh làm phim nữa đi, tôi có thể tham gia bất kỳ bộ phim nào của anh vào bất cứ lúc nào", Linh Đan chia sẻ.
Tại LHP Venice, Chơi vơi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên), đoạt giải thưởng Horizons (dành cho bộ phim hay nhất ở khu vực Orizontti - hạng mục quan trọng thứ hai tại LHP khuyến khích những khuynh hướng mới của điện ảnh đương đại) và Critics' Week - Tuần lễ phê bình phim do Liên đoàn Các nhà phê bình điện ảnh (Fipresci) trao tặng. Chơi vơi chưa có lịch phát hành cụ thể ở Việt Nam nhưng Linh Đan khẳng định sẽ có mặt cùng đoàn phim khi bộ phim ra mắt khán giả trong nước.


Tin Tuc  Van Hoa' Cd210ld2
Phạm Linh Đan (thứ hai từ phải sang) tại Venice.
Linh Đan bày tỏ nhiều trăn trở về điện ảnh nước nhà: "Tôi nghĩ rằng, Nhà nước nên ủng hộ và tạo điều kiện hơn nữa để phát triển điện ảnh. Tại Pháp, nếu không có sự trợ giúp của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhiều bộ phim không thể ra đời. Anh Chuyên cho biết, vì điều kiện ngân sách eo hẹp nên anh không làm được nhiều phiên bản của phim, và thậm chí không có thuyết minh bằng tiếng Italy để trình chiếu ở Venice. Ở Pháp, tổ chức Unifrance giúp đỡ về tài chính để phim Pháp được trình chiếu ở nước ngoài. Tôi cứ ước giá mà Chơi vơi cũng được những ủng hộ và giúp đỡ như vậy tại LHP này".
Sau LHP Venice, Chơi vơi đến với LHP Toronto (Canada) lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ. LHP này là cơ hội để tiếp cận với thị trường phim ở Bắc Mỹ. Vai của Linh Đan trong Chơi vơi là nữ nhà văn Cầm. Còn hơn một người bạn thân của Duyên (Hải Yến đóng), Cầm đã buồn bã trong câm lặng trước đám cưới của Duyên vì cô như mất đi một nửa của mình. Rồi Cầm đẩy Duyên vướng vào mối tình đầy nhục cảm với Thổ - người mà Cầm yêu thổn thức, vừa để thỏa nỗi hờn ghen, vừa như dành cho Duyên một ân huệ được nếm trải hạnh phúc mà anh chồng trẻ con không đem lại được cho Duyên.
Đoàn phim Chơi vơi tham gia LHP Bangkok (24-30/9), tranh giải ở hạng mục The main competition dành cho phim đầu tay hay đạo diễn có phim lần đầu dự LHP. Tiếp đến là LHP Pusan (8-16/10), LHP London (20/10-4/11)..., khoảng 8 LHP quốc tế chọn Chơi vơi tranh giải ở các hạng mục khác nhau. Phạm Linh Đan góp phần không nhỏ vào thành công của bộ phim. Với tình cảm chân thành mà Linh Đan dành cho điện ảnh Việt Nam, hy vọng cô còn nhiều đóng góp nữa cho điện ảnh Việt Nam.

Theo Sức khỏe và Đời sống
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Sat Oct 03, 2009 2:13 am

'Đừng đốt' đại diện cho VN đi Oscar 2010 vào phút


Theo nguồn tin của VietNamNet, bộ phim "Đừng đốt" của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã chính thức được chọn là đại diện cho Việt Nam dự Oscar 2010.




Tin Tuc  Van Hoa' Images1863117_d
"Đừng đốt" vừa đoạt giải Phim do khán giả bình chọn tại LHP Fukouka, Nhật Bản (18-28/9).
Sáng 29/9, Hội đồng tuyển chọn phim dự Oscar đã họp để chọn ra đại diện cho Việt Nam dự tranh đề cử hạng mục Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar lần thứ 82.
Theo thông tin từ ông Đỗ Duy Anh, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế của Cục Điện ảnh, bộ phim "Đừng đốt" của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã chính thức được lựa chọn để gửi đi Oscar 2010.
Ông Đỗ Duy Anh cho hay, Cục Điện ảnh Việt Nam mới nhận được thư mời của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ từ hôm thứ 6, 26/9. Thông thường thư mời và form đăng ký thường được chuyển đến Cục điện ảnh vào trung tuần tháng 7 nhưng năm nay thư mời đến chậm tới 2 tháng. Đại diện Cục Điện ảnh đã nhiều lần liên lạc với Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ để hỏi về sự cố này và nhận được câu trả lời rằng thư mời đã được chuyển đi từ lâu qua đường bưu điện.
Chính vì sự cố thất lạc thư nên Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ đã đồng ý để Việt Nam đăng ký gửi phim tham dự trước qua thư điện tử. Do thời gian quá gấp gáp, ngày 1/10 là hạn chót đăng ký gửi phim dự thi nên sáng 29/9, các thành viên Hội đồng tuyển chọn phim dự Oscar của Việt Nam đã được triệu tập gấp để tìm ra đại diện cho Việt Nam.
Sau khi cân nhắc, bộ phim "Đừng đốt" đã được lựa chọn. Bộ phim này thoả mãn tất cả các tiêu chí Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ đề ra với hạng mục Phim nước ngoài hay nhất: được phát hành trong khoảng thời gian từ 1/10/2008 đến 30/9/2009, được chiếu thương mại liên tục ít nhất 7 ngày tại thị trường nội địa. Đây cũng là bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, có phụ đề tiếng Anh và sản xuất trong năm 2009.
Có khá nhiều bộ phim khác dù được đánh giá cao về chất lượng, đã gây chú ý nhiều tại các LHP quốc tế gần đây như: Chơi vơi, Trăng nơi đáy giếng... không dược xem xét trong đợt tuyển chọn này do chưa được công chiếu tại thị trường Việt Nam.


  • Bích Hạnh
  • Nguon VNN
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Tue Oct 06, 2009 1:20 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Văn hóa làng Nam Bộ </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Ở Nam Bộ, theo tục lệ cổ truyền thì người có công khai hoang lập ấp đầu tiên được nhân dân tôn kính, coi là vị tiền hiền, được nhân dân quý trọng và lập đền thờ ở đình làng. Đôi khi, còn được lấy tên để đặt địa danh nơi đó, hoặc tên đường phố, trường học, sông ngòi. Nếu làng không có danh nhân thì thờ Thành hoàng là vị cai quản vùng đất sở tại. Qua đó, thành ngữ dân gian có câu: Thành hoàng bổn cảnh, đất đai viên trạch (ám chỉ vua đất ở mỗi địa phương).

Về mặt cấu trúc một ngôi đình, thông thương được xây dựng bằng danh mộc, cột gỗ to tròn thẳng đứng đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng làm toàn gỗ tốt. Tường xây gạch, mái lợp ngói cong vút trông tựa hình đuôi chim phượng uốn cong. Trên nóc đình, gắn hai con rồng tranh nhau một quả châu (lưỡng long tranh châu) biểu tượng dân Việt là con Rồng cháu Tiên.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' HauGiang2 </TD></TR></TABLE>
Sân đình Nam Bộ thường lát gạch tàu, sau này lát gạch hoa. Trước đình có tấm bảng xây cao khoảng 1m50, dài 2m50 nhằm che chắn không cho bên ngoài ngó thấy bên trong, và ngược lại. Về trang trí trong đình, gian chính giữa dành thờ thần hoặc danh nhân lịch sử hoặc Thành hoàng, người có công dựng làng, phát triển sản xuất, tiền hiền của làng do Vua ban sắc tứ. Trước hương án là nơi dành để cúng tế. Hai gian bên phải, bên trái thờ Tả ban, Hữu ban.
Trống chầu theo nhịp ngũ liên, mời gọi về đình trung bàn chuyện làng nước.
Đình còn là chỗ dựa tinh thần của nhân dân địa phương hướng về các vị thần phù hộ mưa thuận, gió hòa, mùa màng thịnh vượng, ban nhiều ân phúc, tẩy trừ điềm dữ.
Ngôi đình là trung tâm của hội làng, từ già trẻ đến gái trai tụ tập tế lễ. Ngoài đình có những cuộc vui chơi lành mạnh, thoải mái. Lễ cúng đình được tổ chức long trọng. Ban tế tự đình mặc áo dài, khăn đóng trang trọng. Kiệu sơn son thếp vàng chạm trổ tứ linh. Dẫn đầu đoàn lễ sinh rồi đến dân chúng. Nổi bật là đội múa lân, múa địa rất hào hứng sôi nổi. Khi đoàn cung nghinh sắc thần chu du trong làng trở về đình, các thân hào nhân sĩ đứng đón hai bên, khăn áo chỉnh tề.
Lễ cúng Túc yết và Chánh tế có chiêng trống bát nhã, nhạc lễ và mâm cỗ. Đội lễ sinh đầu đội mũ, chân mang hài, mặc áo tú tài, cử nhân theo truyền thống thời xưa, điệu bộ nhịp nhàng theo chiêng trống. Vị Hương văn đọc văn tế theo giọng Nam Xuân. Lễ cúng cử hành trọng thể kéo dài hơn một tiếng đồng hồ nhằm cầu quốc thái dân an. Sau đó là lễ tế Thần Nông cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài các nghi thức cúng tế, nhân dân còn được xem hát bội. Ngày nay hát đình, thu hút nam thanh nữ tú đến xem đông đảo, cho dù đây là những tài tử dân gian với sân khấu trang trí tuềnh toàng, âm thanh sơ sài. Sân khấu ở giữa cảnh trí thiên nhiên khoáng đãng, ấp áp tình làng nghĩa xóm.
Quanh đình, những cổ thụ tỏa bóng rợp mát như có sự đùm bọc che chở cho dân làng.
Đình làng Việt Nam là công trình kiến trúc văn hóa, tác phẩm mỹ thuật mang đậm tính dân tộc dân gian, gắn liền đời sống vật chất và tinh thần.
Nguon Sưu tập



</TD></TR></TABLE>
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by ThachThao Tue Oct 06, 2009 2:18 am

Thật đáng mừng.... cảm ơn Cỏ May có công gom nhặt. Tin Tuc  Van Hoa' 227433
ThachThao
ThachThao

Tổng số bài gửi : 2131
Join date : 14/09/2009
Age : 60
Đến từ : TP HCM

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Tue Oct 06, 2009 4:02 am

ThachThao đã viết:Thật đáng mừng.... cảm ơn Cỏ May có công gom nhặt. Tin Tuc  Van Hoa' 227433

Cm cam on ThachThao ung ho .... hihi.... Cm moi ca` lem ni` Tin Tuc  Van Hoa' 93933 Tin Tuc  Van Hoa' 93933
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Thu Oct 08, 2009 2:44 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Vũ điệu gốm Chăm </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Cô gái Chăm chầm chậm đi quanh, đôi bàn tay ve vuốt nhẹ nhàng… Chỉ sau vài vòng đi của cô, dáng hình của chiếc bình đã dần dần hiện ra. Du khách ngẩn ngơ bởi vũ điệu khoan thai, thô phác mà dịu dàng. Chẳng cần lời ca, chẳng cần đèn, cần nhạc, bao đời nay, hàng ngày những cô gái ở làng gốm Chăm vẫn múa… Họ trình diễn một cách hồn nhiên vũ điệu của lao động, của cuộc sống bình dị…

Khác những loại gốm ở nhiều làng khác, gốm của làng gốm Chăm Bàu Trúc (Ninh Phước, Ninh Thuận) không tráng men, không kén nguyên liệu cao lanh, cũng không có lò nung bằng than hay bằng gas. Gọi là gốm cho sang trọng cũng được, gọi là đất nung thấp lửa như cách nói của các nhà chuyên môn cũng chẳng sao. Sản phẩm gốm của Bàu Trúc được tạo nên bằng đất nguyên sơ của quê hương rồi đem đốt cũng bằng rơm bằng trấu của chính mảnh đất này. Nếu có cần thêm một chút màu trang trí cũng chỉ vẩy thêm nước của vài loại lá cây lên sản phẩm khi còn chưa nguội. Nhưng đó chưa phải là nét độc đáo nhất của vùng nghề này.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' (1)gom </TD></TR></TABLE>Du khách đến Bàu Trúc đều ngạc nhiên vì đi khắp cả làng mà không thấy nhà nào có bàn xoay, một công cụ gần như đặc trưng của các làng nghề gốm. Cô gái Chăm chỉ cần đất được nhồi kỹ và một mặt phẳng là đủ các điều kiện để chế tác sản phẩm. Họ uyển chuyển đi vòng tròn quanh khối đất. Đất thì nằm yên còn họ thì khoan thai, đều đặn di chuyển vòng quanh và thao tác từ tốn bằng đôi tay.

Có lẽ trời đã phú cho những người con gái Chăm cái năng khiếu cảm nhận đặc biệt qua đôi bàn tay về sự đều đặn, về sự tròn trịa để đôi tay của họ có thể thay được cả chiếc bàn xoay trên mỗi bước vừa đi quanh vừa nặn gốm. Nhịp điệu của chuyển động, độ nông sâu, nặng nhẹ của từng nét vuốt ve… chỉ có những cô gái Chăm mới có thể hiểu được. Không dùng bàn xoay nhưng những sản phẩm ở đây vẫn đạt độ tròn gần như tuyệt đối. Cái khả năng cảm nhận tinh tế đó từ bàn tay mẹ truyền qua bàn tay con gái, đời nối đời, chưa bao giờ dứt. Kinh nghiệm truyền qua nhiều đời đã hoà vào dòng máu của từng người con gái Bàu Trúc.

Vừa đi quanh vừa nặn gốm, ngôn ngữ hình dáng cơ thể của người con gái như giao hoà, đồng điệu với dáng dấp chiếc bình mà cô sắp tạo ra. Vài sợi tóc xoã vương trên khuôn mặt đang cúi chăm chú, khuôn ngực trẻ căng tròn thấp thoáng qua những vòng xoay, eo hông uyển chuyển trên mỗi bước đi… Khâu tạo hình đã hoàn tất, cô gái dùng khăn ướt để xoa bóng bề mặt chiếc bình. Tiếp sau có thể dập hoa văn trang trí lên thân bình, cũng có thể để trơn, hong khô rồi đem đốt ở trong vườn, ở ngoài đồng rìa làng.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' (1)gom2 </TD></TR></TABLE>
Mọi người ở đây đều nôm na gọi cách đi quanh để làm gốm là đánh vòng. Cách đánh vòng của phụ nữ Chăm làm gốm thật giản dị, năng suất lao động có vẻ không cao như làm gốm bằng bàn xoay nhưng trên từng sản phẩm của họ, dấu vết lao động còn in hằn rõ nét. Màu của gốm cũng chất phác, giản dị như màu đất quê hương. Những chiếc vò, chiếc lu của người Bàu Trúc được làm nên bởi kỹ thuật đánh vòng đã phục vụ cho đời sống đồng bào Chăm bao đời. Chẳng biết do đâu mà nước đựng trong những chiếc lu giữa vùng đất ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió mà lúc nào cũng mát như để trong tủ lạnh.
Những chiếc lu, chiếc vò và vũ điệu đánh vòng giản dị đã làm nên nét bản sắc văn hoá của một vùng dân tộc. Những sản phẩm gốm Bàu Trúc từ bao đời đã thân thuộc với các gia đình đồng bào Chăm và cả đồng bào Kinh ở Ninh Thuận. Nay bà con đã biết đánh vòng để làm thêm nhiều sản phẩm khác – những sản phẩm gốm mỹ nghệ phục vụ du lịch, thương mại và cả xuất khẩu. Bây giờ những sản phẩm gốm mỹ nghệ ở Bàu Trúc đã là một nguồn thu đáng kể. Mỗi sản phẩm đều có giá bán nhất định nhưng trước hết và cao hơn là những giá trị văn hoá ẩn chứa ở trong đó. Mỗi du khách đến đây đều chọn cho mình một vài sản phẩm làm đồ lưu niệm. Họ muốn mang về, chiêm ngưỡng và lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc của một làng, của một nghề và của những con người bình dị nơi đây… Và còn bao nhiêu người nhớ cô gái Chăm đánh vòng làm nên gốm…
(SGTT)

</TD></TR></TABLE>
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by Tina Vu Thu Oct 08, 2009 3:47 am

Cám ơn Cỏ May đã post bài viết..
Tina rất mê đồ gốm, chẳng hiểu sao... Tin Tuc  Van Hoa' 3383

Tin Tuc  Van Hoa' 508764 Tin Tuc  Van Hoa' 631853
Tina Vu
Tina Vu

Tổng số bài gửi : 6002
Join date : 13/09/2009
Đến từ : Georgia USA

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Thu Oct 08, 2009 4:06 am

Tina Vu đã viết:Cám ơn Cỏ May đã post bài viết..
Tina rất mê đồ gốm, chẳng hiểu sao... Tin Tuc  Van Hoa' 3383

Tin Tuc  Van Hoa' 508764 Tin Tuc  Van Hoa' 631853

...vậy là Cm cũng có so*? thích này giống Tina rồi ...Cm mê gốm su*' tu*` nhỏ , còn nho*' lúc nhỏ bao nhiêu tiền để dành đu*o*c. đều mua các lọ hoa ...tách or bình trà kiểu dáng đẹp ....đúng là không biết vì sao ....lo*n' lên có điều kiện đi học làm gốm ... chu*a học đu*o*c. gì nhiều thì Cm phải chuyển chổ o* ...vậy là đành cho*` co* hội khác .... Chuc Tina ngày vui ...thân , Cm
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by dangphuong Thu Oct 08, 2009 4:18 am

CoMay đã viết:

...vậy là Cm cũng có so*? thích này giống Tina rồi ...Cm mê gốm su*' tu*` nhỏ , còn nho*' lúc nhỏ bao nhiêu tiền để dành đu*o*c. đều mua các lọ hoa ...tách or bình trà kiểu dáng đẹp ....đúng là không biết vì sao ....lo*n' lên có điều kiện đi học làm gốm ... chu*a học đu*o*c. gì nhiều thì Cm phải chuyển chổ o* ...vậy là đành cho*` co* hội khác .... Chuc Tina ngày vui ...thân , Cm


Tại sao CM lại không gõ được chữ "ơ" vậy?
Trang web HN đã có chương trình gõ tiếng Việt rồi mà.. Tin Tuc  Van Hoa' 651899
dp
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Thu Oct 08, 2009 4:41 am

..hì hì ...Cm chu*a kịp hỏi Ác vì sao Cm gõ chu*~ O* hỏng đu*o*c. ....Cm cu*' tuong Ác trù úm gì Cm ... Tin Tuc  Van Hoa' 35511 Cm gõ theo chế độ Viqr ...có khi nào do máy Cm dung windows Vista nên khó khăn ? Tin Tuc  Van Hoa' 769164 Tin Tuc  Van Hoa' 349206 Tin Tuc  Van Hoa' 349206
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by dangphuong Thu Oct 08, 2009 5:01 am

CoMay đã viết:..hì hì ...Cm chu*a kịp hỏi Ác vì sao Cm gõ chu*~ O* hỏng đu*o*c. ....Cm cu*' tuong Ác trù úm gì Cm ... Tin Tuc  Van Hoa' 35511 Cm gõ theo chế độ Viqr ...có khi nào do máy Cm dung windows Vista nên khó khăn ? Tin Tuc  Van Hoa' 769164 Tin Tuc  Van Hoa' 349206 Tin Tuc  Van Hoa' 349206


CM nhìn lên thanh điều khiển ở trên cùng và đổi cách gõ..xem có đúng không?
dp
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Fri Oct 09, 2009 2:47 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Làng - Nguồn cội của chúng ta </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Một Việt kiều đang sống tại Pháp một lần tâm sự cùng tôi rằng, bà chưa một lần biết quê hương, bởi vì bà sinh ra ở Sài Gòn, sống thời niên thiếu ở Lào và sau 1975 thì định cư tại Pháp. Song những người quen biết đều gọi bà là bà Ba làng Rồng. Làng Rồng là quê gốc của bà. Còn bà có bốn người con thì đều lấy chữ Mỹ là một chữ trong tên xã quê bà để đặt tên con như Mỹ Hà, Mỹ Hạnh... Quê hương bản quán gắn bó với mỗi người biết bao!

Những người sống xa quê có dịp nhớ về quê thì đầu tiên là hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, là mồ mả tổ tiên, ông bà, là hàng xóm láng giềng, họ hàng, bè bạn tuổi ấu thơ...

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Lang_que

Làng quê thanh bình
</TD></TR></TABLE>
Làng từ ngàn đời nay là gốc rễ đất nước, là nguồn cội của mỗi người mà dấu vết của nó có thể đọc thấy ở những nét tâm hồn, ở lối sống, tiếng nói, phong tục... Dù ở đâu, làm gì thì mỗi người cũng từng từ một làng nào đó mà đi ra. Đến khi tuổi cao không làm việc nữa người ta lại muốn về làng. Những người sống xa làng khi nhắm mắt xuôi tay cũng muốn quay về yên nghỉ trên mảnh đất của làng. Những người Việt ở hải ngoại cũng ao ước được trở về để chết ở quê hương.

Người ta yêu làng đến độ nói với nhau rằng: làng tôi, làng ta, làng mình. Sự ra đi và trở về làng của người Việt đều đáng quý, đều làm lợi cho đất nước, cho văn hoá làng Việt. Những danh nhân đất Việt từ Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Chu Văn An, Tản Đà... đều đã đi - về như thế.

Làng Việt lúa nước là đơn vị cơ sở bền chắc nghìn đời nay của kinh tế Việt Nam. ở đó, cây lúa, hạt thóc là biểu tượng của sự trù phú của làng, sự no ấm của người, là biểu tượng và thước đo sự hùng cường của quốc gia, dân tộc. Làng cũng có lệ làng còn gọi là hương ước cùng với phép nước (luật danh dự của làng, chào đón những người đỗ đạt vinh quy, coi đó là phúc trạch của làng). Lệ làng cũng tôn vinh những người có công với làng, với dân, với nước. Làng coi những người đó như những tấm gương để người đời ngưỡng vọng. Những người đó đã nâng cao danh dự của làng.

Dân số Việt Nam có tới 80% sống ở làng xã và làm nghề nông. Người ta học nghề bắt đầu từ làng. Trước hết là học làm ruộng để làm ra lúa gạo, hoa màu, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tức là học kỹ thuật và nghệ thuật của hai ngành chính trong sản xuất nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi, đã có từ ngàn đời nay. Người ta học để biết tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là tháng trồng khoai, tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà, tháng Ba cày vỡ ruộng ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng... Nghề nông là nghề gắn với thời tiết mà được mùa hay mất mùa, vì thế người ta học để biết chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Rồi họ học thêm nghề mộc, nề, đan lát, gốm sứ, chăn tằm, ươm tơ, làm bánh... những thứ cần dùng cho mọi làng. Những lão nông tri điền và những thợ cả trong các ngành nghề chính là những ông thầy được kính trọng ở những làng Việt xưa nay. Rồi người ta lại học chữ để có văn hoá. Những người giỏi thì đi so tài, đi lập nghiệp ở mọi miền đất nước, để trở thành nhân tài của đất nước, làm nên chuyện phi thường, lưu danh bảng vàng, bia đá thì đó là niềm tự hào của mọi làng, của đất nước.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Lang
Cổng làng
</TD></TR></TABLE>
Ngoài tri thức, những kinh nghiệm sống thông thường của người Việt cũng đều được học từ làng: một sự nhịn là chín sự lành, chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê...

Khi thương mại phát triển thì ngành nghề thủ công cũng phát triển làm nên những phường nghề sản xuất những mặt hàng đặc trưng của làng nghề. Không một phường nghề nào ở các đô thị Việt Nam lại không có gốc gác từ một làng nghề nào đó. Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, gốm Phù Lãng, lụa La Khê, đúc đồng Ngũ Xã... đã làm nên phường Hàng Chiếu, Hàng Đào, Hàng Đồng, Hàng Bạc... của 36 phố phường Hà Nội cổ. Cho nên các tổ nghề rất được trọng vọng. Có thể nói, ngoài tục thờ tổ tiên, thành hoàng làng thì tục thờ các anh hùng dân tộc, thờ những người có công với làng xã, thờ các tổ nghề là những mỹ tục của người Việt.

Có thể nói, cha mẹ đã sinh ra mỗi người nhưng làng Việt, văn hoá làng Việt đã là cơ sở tạo nên tâm hồn, cốt cách mỗi người. Chính vì thế, khi nói đến một cá nhân nào đó học giỏi, có nhiều đóng góp về tri thức người ta thường nói người đó sinh ra ở một vùng đất có truyền thống hiếu học.

Nguyễn Thị Tần

</TD></TR></TABLE>
Nguồn TC QH
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Sat Oct 10, 2009 9:19 pm

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Tinh tế trà sen Hà Nội </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam người ta thường nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Sen
Sen Hồ Tây
</TD></TR></TABLE>Nếu người dân ở các vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội lại thích uống trà ướp sen, trà hoa nhài và trà hoa cúc. Ðặc biệt, trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu.

Muốn trà sen Hà Nội có vị sen đặc trưng thơm ngát thì sen được chọn để ướp trà phải là sen của Hồ Tây. Mỗi cân trà phải dùng từ 1000 - 1400 bông sen để ướp, tùy độ to nhỏ và phải được hái trước lúc bình minh. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Gạo sen là túi đựng hương thơm, việc lẩy gạo sen tưởng chừng như đơn giản nhưng để làm cho gạo sen không nát, không khô, vẫn giữ được hương sen thuần khiết lại là cả một nghệ thuật. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 5-7 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' (1)sen1
1kg trà phải dùng đến hơn 1000 bông sen để ướp.
</TD></TR></TABLE>

Trà sen tinh tế từ khâu lựa chọn sen đến khâu chọn trà để ướp sen. Thời xưa, người làm trà sen thường ướp sen trên nền trà mạn Hà Giang, búp trà to xanh mướt. Trà mạn dùng ướp sen không đơn thuần chỉ sao khô lên rồi cho vào ướp, công đoạn để có 1 kg trà ướp sen cũng được thực hiện nhiều bước và rất công phu. Trà sau khi hái về được đồ chín cho mất hết vị chát của trà, khi thưởng thức chỉ thấy vị thơm của hương sen lan tỏa trong miệng. Sau đó người ta đem trà đã đồ chín ra xao khô rồi lót lá chuối ủ trong chum đất từ 3 đến 5 năm. Ủ trà lâu như vậy để trà trở nên tơi xốp, khi ướp chung với gạo sen, hương sen mới ngấm vào trà giúp giữ hương bền hơn. Uống chén trà sen đến khi nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát.


<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=right summary="" border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' Sen2 </TD></TR></TABLE>
Thời nay, khẩu vị của người thưởng trà có đôi chút thay đổi, họ còn muốn thưởng thức thêm cả vị chát nhẹ của trà lẫn với hương sen thơm ngát. Để chiều lòng khách người làm trà ướp sen trên nền trà Tân Cương Thái Nguyên, trà chỉ cần xao khô là có thể ướp gạo sen vào.
Cái tinh túy nhất của trà sen chính là nghệ thuật thưởng trà, từ xa xưa, thưởng trà được coi là thú vui tao nhã của các bậc văn nhân, danh sĩ, người xưa tặng nhau 1,2 ấm trà sen gói vào giấy điều đỏ là đã thấy hết tình cảm tri ân trong đó. Vì trà sen không chỉ quý bởi quy trình làm trà rất kỳ công và tinh tế mà trà sen còn mang giá trị vật chất lớn so với một thú chơi. Mỗi cân trà sen còn tính bằng vàng. Bởi vậy, khi đến nhà phàm là những khách tri âm, tri kỷ họ mới mời nhau một chén trà sen.
Ngày nay, do cuộc sống bộn bề bận rộn, thú thưởng trà ngày bị mai một, ít ai dành thời gian thưởng thức một tuần trà sen theo đúng nghĩa, trà sen mà mọi người biết đến là gói trà Kim Anh 1.000 đồng/gói làm bằng tinh dầu hóa chất.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Sen3
Lẩy gạo sen là cả một nghệ thuật!
</TD></TR></TABLE>

Hiện còn rất ít những gia đình còn giữ nghề làm trà sen, trà sen chỉ còn phục vụ cho số ít những người sành trà ở Hà Nội. Những người tâm huyết với nghề như gia đình anh Sướng chủ quán trà Trường Xuân đường Ngô Tất Tố luôn hi vọng, thú thưởng trà sẽ quay trở lại để nghề làm trà không bị mai một và một nét tinh hoa của ẩm thực Hà Thành không bị mất đi.
Nguồn QH
</TD></TR></TABLE>
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Mon Oct 12, 2009 4:17 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Nón lá </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Chiếc nón lá là người bạn thủy chung, gần gũi của người phụ nữ Việt Nam . Chiếc nón đã được chạm khắc trên những cổ vật như trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500-3000 năm về trước.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Non1
Đồ lưu niệm những cô gái đội nón.
</TD></TR></TABLE>
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên).

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang để lợp, dùng một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) để khâu và tre làm vành. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh nhăn nheo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị giòn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại nhăn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Non2

Những du khách nước ngoài đang khám phá nghề làm nón của người Việt.
</TD></TR></TABLE>
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông (làng nón nổi tiếng Việt Nam ở làng Chuông, huyện Thanh Oai - Hà Nội) có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Non3

Chiếc nón vật dụng thân thiết của chị em phụ nữ.
</TD></TR></TABLE>
Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' Non4</TD></TR></TABLE>
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam .
Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao... chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam . Nón có nhiều loại, nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh mai hơn... tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Ngoài chức năng che nắng, che mưa, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Non5

Chợ nón ở Huế
</TD></TR></TABLE>Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, má lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ... Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội.

Con người Việt Nam có tình cảm sâu sắc và gắn bó với chiếc nón lá giản dị dù gặp nó ở bất cứ đâu trên trái đất này.
Theo Báo Ảnh Việt Nam

</TD></TR></TABLE>
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Tue Oct 13, 2009 5:03 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Người Mông với tục "kéo vợ" </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Mỗi độ xuân về, khi cành đào tung hoa, cây ngô trổ mầm, những phiên chợ rộn ràng người mua bán, cũng là lúc thanh niên nam nữ người Mông có cơ hội tìm hiểu nhau. Đó chính là tục"Kéo vợ" - một nét văn hóa riêng, độc đáo của người Mông huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

Khi đôi trai gái đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về báo cáo với bố mẹ và dòng họ. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì nhà trai sẽ tiến hành mời ông mối sang nhà gái đánh tiếng dạm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới ( đón dâu). Đám cưới của người Mông thường được tổ chức linh đình vào mùa xuân bởi người ta cho rằng mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở mà con người không nằm ngoài quy luật đó của tạo hóa. Người ta rất kiêng làm đám cưới vào những tháng có sấm sét (mùa hạ).
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Hg1
Cô gái Mông tỏa sắc
</TD></TR></TABLE>

Trong thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý (chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trái gái khác tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Đôi trai gái đó sẽ nhờ cậy những ông chú, bà thím, bà cô, ông cậu, anh em, bạn bè... làm nội ứng, thống nhất kế hoạch “kéo dâu”, hợp lý hoá cuộc hôn nhân. Mọi chuyện được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết, cô gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy củi, địu nước như thường. Rồi một ngày như đã hẹn... chàng trai xuất hiện. Hai người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất hiện và giúp chàng trai kéo cô gái về nhà mình. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng lên. Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người Mông là đã đi “kéo vợ” thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô gái về nhà.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Hg2

Đôi lứu hẹn hò (Ảnh: VIT)
</TD></TR></TABLE>

Sau khi gia đình chàng trai mang gà ra làm lễ quét phép, cô gái mới được đưa vào nhà. Người Mông quan niệm: con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy, khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có không đồng ý, có ấm ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý. Tuy nhiên, nếu cứ theo thủ tục thông thường thì khi đi ăn hỏi, hai bên có thể thỏa thuận về khoản lễ cưới nhưng nếu nhà trai dùng tục “kéo vợ” thì nhà gái sẽ ít khi thông cảm và thường phạt bằng cách đòi lễ cao hơn bình thường.
Khi đã chấp nhận dùng tục “kéo vợ” thì nhà trai phải xác định ngay là sẽ bị nhà gái phạt. Và khi nhà gái đòi bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu để tránh sự chê cười của làng xóm. Chính vì những lệ này mà không phải gia đình nào cũng có thể dùng tục “kéo vợ” cho con trai. Những gia đình muốn dùng tục “kéo vợ” thường phải là những gia đình, dòng họ tương đối khá giả thì mới có thể đáp ứng nhu cầu khi nhà gái phạt. Bởi có không ít gia đình phải mất vài ba năm mới có thể trả hết lệ phạt mà nhà gái đặt ra.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Hg3
Đi chơi ngày rằm (Ảnh: VIT)
</TD></TR></TABLE>

Ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông luôn trọng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, đạo đức và chăm chỉ. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” giờ đây chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của trai gái người Mông mà thôi.
Có thể nói, người Mông có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe, song bên trong đó đều chứa đựng các yếu tố nhân văn rất tình người, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết yêu thương. Nó chính là nhân lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa của họ.

Theo báo Hà Giang

</TD></TR></TABLE>
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by dangphuong Tue Oct 13, 2009 5:11 am

Cám ơn Cỏ May đã sưu tầm một bài viết rất lý thú nói về những phong tục của người Mông.
dp
Tin Tuc  Van Hoa' 508764
dangphuong
dangphuong

Tổng số bài gửi : 22827
Join date : 13/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Wed Oct 14, 2009 3:50 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Vũ điệu Chămpa trên Tháp Bà Nha Trang </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Mỗi khi đến thăm tháp bà Nha Trang, du khách có dịp hòa mình vào không khí lễ hội vui nhộn của người Chăm do đội múa người dân tộc Chăm từ Ninh Thuận biểu diễn (từ 10-9 đến cuối tháng 11).

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Tba1
Mê hoặc vẻ đẹp Chămpa
</TD></TR></TABLE>

Hòa vào vũ điệu ấy, du khách cùng nhún nhảy, phấn khích với những điệu múa, nhịp điệu, lời ca âm vang. Sau khi đoạt giải nhì hội thi văn hóa quần chúng tỉnh Khánh Hòa năm 2006, đội múa Chăm Huệ Dương (cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Huệ Dương) do nghệ sĩ Đổng Văn Cành làm đội trưởng được Trung tâm Quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hòa mời về biểu diễn phục vụ du khách tại Tháp Bà Nha Trang.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' Tba2
Tiếng kèn Saranai, trống Ghinăng vang lên chào đón du khách.
</TD></TR></TABLE>
Đội múa thường biểu diễn khi có đông khách đến tham quan Tháp Bà. Đội múa cũng vui vẻ phục vụ du khách khi có đoàn khách yêu cầu mà không lấy phí. Những bài dân ca cổ truyền của dân tộc Chăm như Apsara, Bến nước tình yêu, Tình làng gốm…, những điệu múa mê hồn của vũ công Chăm cùng tiếng kèn Saranai, trống Ghinăng vui nhộn làm say đắm bao du khách. Khi những nữ vũ công Chăm như Nhứt, Tâm, Phim, Hương… uyển chuyển, lắc lư theo nhịp trống, tiếng kèn cũng là lúc du khách vui tươi, nhịp bước theo điệu nhạc vui nhộn.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Tba3
Thích thú với khung dệt và thoải mái chọn sản phẩm thổ cẩm Chăm.
</TD></TR></TABLE>

Đến đây du khách không thể cưỡng lại nên rất nhiều người đã tranh thủ bấm máy để kịp bắt được những hình ảnh đẹp từ điệu múa Chăm. Càng thích thú hơn khi các cô gái xinh xắn và những nghệ sĩ Chăm vui vẻ chụp hình chung không tốn phí. Vũ điệu Chăm trên tháp bà Nha Trang vì thế càng khiến du khách đắm say hơn.
(TTO)
Theo QH

</TD></TR></TABLE>
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Sat Oct 24, 2009 3:13 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Tục “kéo vợ” của người H’Mông </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Ở Hà Giang, người H’Mông có dân số đông nhất, với hơn 190.000 người, phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao phía Bắc là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và hai huyện phía Tây là Xín Mần và Hoàng Su Phì.

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=right summary="" border=0><tr><td>
Tin Tuc  Van Hoa' Hmong

Thiếu nữ H'mong
</TD></TR></TABLE>Với dân số đông, sống tương đối tập trung, người H’Mông ở Hà Giang vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của mình. Tục “kéo vợ” mà ta hay gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người H’Mông.

Bao giờ cũng vậy, Xuân về, Tết đến cũng là dịp để thanh niên nam nữ H’Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau, đó có thể là các phiên chợ cuối năm, hội hè trong những ngày Tết hay đơn giản chỉ là những buổi đi lấy củi, địu nước chuẩn bị cho một năm mới... Khi đôi trai gái đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về thưa chuyện với bố mẹ và dòng họ. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì nhà trai sẽ mời ông mối sang đánh tiếng dạm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới (đón dâu). Đám cưới của người H’Mông thường được tổ chức linh đình vào ngày lành tháng tốt, thường là vào mùa Xuân vì người ta rất kiêng làm đám cưới vào những tháng có sấm sét. Và người ta cho rằng mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở mà con người không nằm ngoài vòng quay đó. Thế nhưng không phải câu chuyện tình yêu nào cũng có một cái kết có hậu mà không phải trải qua sóng gió. Trong thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý (chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trái gái tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, đôi trái gái sẽ bàn cách tiến tới hôn nhân bằng tục “kéo dâu” bằng cách nhờ cậy những ông chú, bà thím, bà cô, ông cậu, anh em, bạn bè... làm nội ứng, thống nhất kế hoạch “kéo dâu”, hợp lý hoá cuộc hôn nhân.

Mọi chuyện được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết, cô gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy củi, địu nước như thường. Rồi một ngày như đã hẹn... chàng trai xuất hiện. Hai người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất hiện và giúp chàng trai kéo cô gái về nhà mình. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng lên. Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người H’Mông là đã đi “kéo vợ” thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô gái về nhà. Sau khi gia đình chàng trai mang gà ra làm lễ quét phép, cô gái mới được đưa vào nhà. Người H’Mông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy, khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có không đồng ý, có ấm ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý. Tuy nhiên, nếu cứ theo thủ tục thông thường thì khi đi ăn hỏi hai bên có thể thỏa thuận về khoản lễ cưới, nhưng nếu nhà trai dùng tục “kéo vợ” thì nhà gái sẽ ít khi thông cảm và thường phạt bằng cách đòi lễ cao hơn bình thường. Khi đã chấp nhận dùng tục “kéo vợ” thì nhà trai phải xác định ngay là sẽ bị nhà gái phạt. Và khi nhà gái đòi bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu để tránh sự chê cười của làng xóm. Chính vì những lệ này mà không phải gia đình nào cũng có thể dùng tục “kéo vợ” cho con trai. Những gia đình muốn dùng tục “kéo vợ” thường phải là những gia đình, dòng họ tương đối khá giả thì mới có thể đáp ứng nhu cầu khi nhà gái phạt. Bởi có không ít gia đình phải mất vài ba năm mới có thể trả hết lệ phạt mà nhà gái đặt ra.

Tục “kéo vợ” còn có thể diễn ra bởi nhiều lý do như: người con trai thích người con gái nhưng người con gái lại từ chối; gia đình người con trai dùng quyền thế “cướp vợ” cho con trai... nhưng những trường hợp này chỉ xảy ra trước kia, dưới thời xã hội phong kiến. Còn ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người H’Mông luôn trọng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, đạo đức và chăm chỉ. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” giờ đây chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của trai gái người H’Mông mà thôi. Chính vì vậy, hiểu tục “kéo vợ” của người H’Mông như ngày này chúng ta vẫn hiểu, là khi người con trai thích một người con gái, liền rủ bạn bè bắt cóc người đó về làm vợ là rất sai lầm, nghiêng về khía cạnh bạo lực mà không thấy hết được tính nhân văn sâu sắc trong đó. Chính vì vậy, có thể nói, người H’Mông có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe song bên trong đó đều chứa đựng các yếu tố nhân văn rất tình người, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu. Đó chính là nhân lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của người H’Mông.
Hùng Hiền

</TD></TR></TABLE>
Theo QH
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Tue Oct 27, 2009 3:25 am

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Lễ mừng lúa mới của người Ca Dong ở Quảng Nam </TD></TR></TABLE>
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><tr><td align=left>Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của người Ca Dong luôn gắn chặt với núi rừng, vì vậy điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ, đó chính là lý do ra đời của Lễ mừng lúa mới (Kă p’lei).

Người Ca Dong thuộc ngữ hệ Môn – Khmer là nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng sinh sống ở miền núi phía Tây Nam (Quảng Nam) với dân số khoảng 8.000 người, tập trung ở huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và một số ít ở xã Phước Gia, Phước Trà, huyện Hiệp Đức. Làng (plơi) là đơn vị xã hội truyền thống duy nhất của đồng bào Ca Dong gồm nhiều nóc (spôk) có phạm vi đất đai riêng, ranh giới quy ước theo con suối, dòng sông, đỉnh núi… Tên gọi của plơi dùng theo tên địa hình hoặc theo tên của người đứng đầu làng.
<table cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=center border=0><tr><td>Tin Tuc  Van Hoa' (1)lua </TD></TR></TABLE>
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của người Ca Dong luôn gắn chặt với núi rừng, vì vậy điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ, đó chính là lý do ra đời của Lễ mừng lúa mới (Kă p’lei). Lễ thức này không chỉ thể hiện trên khía cạnh vật chất “kết thúc một vụ mùa bội thu, mở ra một năm mới đầy hứa hẹn” mà còn cả về tín ngưỡng tâm linh “là tiền đề cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cộng đồng”.
Trong đời sống văn hoá tinh thần của người Ca Dong, việc tổ chức và điều hành Lễ do chủ làng (Kră plơi) chủ trì. Ông là người rất có uy tín được các trưởng nóc hay trưởng gia đình cử ra có nhiệm vụ giữ gìn phong tục tập quán, đại diện dân làng trong các lễ thức tôn giáo. Vì vậy, đối với việc tổ chức lễ hội dù to hay nhỏ, bất kể mọi lĩnh vực khi dân làng đã thảo luận và đi đến nhất trí thì chủ làng là người đôn đốc thực hiện. Vào tháng 4, chủ làng và thầy cúng bàn bạc với dân làng về tổ chức lễ, chọn ngày tiến hành lễ xin phép thần linh và nếu thần linh đồng ý, họ thông báo cho cả làng được biết về Lễ Kă p’lei. Công việc chuẩn bị bắt đầu bằng việc mỗi nhà trong làng ủ nhiều ché rượu. Thanh niên trai tráng vào rừng lấy lồ ô, nứa, lá thiên niên kiện để trang trí và làm cây nêu, cây huê (cột đâm trâu). Con gái giã gạo từ lúa padâm và hái lá đót gói bánh thiêng. Pađâm là thứ lúa do thành viên đã có vợ trong mỗi gia đình trồng một bụi trên khoảng đất riêng trước khi bắt đầu mùa rẫy do người vợ chăm sóc và tự tay tuốt đem về giữ riêng trong chòi để đem ra giã gạo dâng cúng mẹ lúa (yang s’ti), thần lúa (yang vút) và bàn thờ tổ tiên (plo’xơi) trong ngày Kă p’lei.
Người Ca Dong rất coi trọng Lễ mừng lúa mới nên đồng bào thường tổ chức rất chu đáo. Thời gian Lễ hội mừng lúa mới nằm trong tháng Khê ning nong là khoảng giữa từ khi lúa rẫy mùa trước đem về chòi đến khi có lễ len a chem (làm phép phát rẫy) chuẩn bị mùa sau. Mỗi Plơi người Ca Dong làm lễ theo mỗi ngày riêng, làng nào tổ chức thì cử người đi mời các làng trong vùng có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ liên minh thị tộc đến dự. Vì vậy, dù Lễ hội của mỗi làng chỉ tiến hành trong hai ngày nhưng không khí “túc chinh” tươi vui, rộn ràng khắp các làng bản Ca Dong kéo dài suốt tháng.
Lễ hội Kă p’lei của đồng bào Ca Dong ở Quảng Nam ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các Plơi biểu thị sức mạnh cộng đồng, biểu dương lực lượng, là cơ hội để các thành viên trong làng đặc biệt là trai tráng thể hiện tài năng. Đây là nét đẹp văn hoá cổ truyền để mỗi năm đến mùa thu hoạch nương rẫy dân làng Ca Dong lại rộn ràng tươi vui bên chén rượu. Các điệu hát và tiếng cồng chiêng vàng khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm.

Tôn Thất Hướng

</TD></TR></TABLE>
Theo TCQH
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re : Cỏ May

Bài gửi by Ra Tue Oct 27, 2009 11:34 am

Cỏ May sưu tập hay ghê hén. J.Le khoái mấy thứ này lắm à.
Crying or Very sad

Ra

Tổng số bài gửi : 1901
Join date : 08/10/2009
Đến từ : ...nơi ấy

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Wed Oct 28, 2009 4:18 am

Jason Le đã viết:Cỏ May sưu tập hay ghê hén. J.Le khoái mấy thứ này lắm à.
Tin Tuc  Van Hoa' 433349
Tin Tuc  Van Hoa' 99480 ...Jason Le ... hihi ...Cm cũng phái ... mấy thứ đoá ... Tin Tuc  Van Hoa' 132940
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Mon Nov 02, 2009 2:14 am

UNESCO ra nghị quyết dự lễ 1.000 năm Thăng Long



Ngày 22/10, trong khuôn khổ phiên họp Đại hội đồng lần thứ 35 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đại diện của 193 nước thành viên đã thông qua nghị quyết tham gia Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội (1010 - 2010).
Tin Tuc  Van Hoa' 1256284118.img
Hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Đình Na/TTXVN)


Cùng với Hà Nội, UNESCO cũng sẽ tham gia lễ kỷ niệm 1.000 năm thành phố Yaroslav của Liên bang Nga và 1.300 năm cố đô Nara Heijo-kyo của Nhật Bản.

Theo ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, thành viên phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng, đây là một vinh dự to lớn không những đối với người dân thủ đô Hà Nội nói riêng, mà còn đối với cả nhân dân Việt Nam nói chung.

Tin vui này cùng với sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2009 - 2013 chứng tỏ sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với vị thế, vai trò và những đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với các hoạt động của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa lớn nhất thế giới này
Theo XL
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Mon Nov 02, 2009 2:24 am

Nhìn cồng chiêng ngẫm đến ca trù, quan họ



Từ thực trạng chưa mấy vui của bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sau một thời gian được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, một số nhà nghiên cứu đề xuất tìm hướng khác để bảo vệ ca trù và quan họ.
Tin Tuc  Van Hoa' 1255423232.img
Cồng chiêng Tây Nguyên hầu như chỉ “sống” trong lễ hội. Ảnh: Như Ý

Theonhạc sĩ Linh Nga Niê kĐăm, ngành văn hóa đầu tư rất nhiều kinh phí cho cồng chiêng Tây Nguyên, nhưng đến nay, các hoạt động chủ yếu là đem cồng chiêng đi biểu diễn, chứ không gian cồng chiêng thì không còn trong đời sống cộng đồng nữa.
Lễ hội đến thì “sống”
Bà Linh Nga Niê kĐăm cho biết: “Mỗi tỉnh đều có một dự án bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng của tỉnh mình, chẳng hạn ở Đắc Lắk là xấp xỉ 10 tỷ đồng, chưa kể kinh phí từ trên cấp”. Cho đến thời điểm này, ngành văn hóa và các địa phương đều có những chương trình, dự án bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhưng theo bà Linh Nga, hầu hết vẫn chỉ là trên giấy tờ. “Các địa phương nói rằng đã khôi phục hàng trăm lễ hội, bằng cách xuống tổ chức lễ hội cho người dân rồi quay phim chụp ảnh, làm băng tư liệu, nhưng những năm tiếp theo bà con có tổ chức lại lễ hội đó hay không thì không biết. Như thế có đúng là bảo tồn hay không?”, bà Linh Nga đặt câu hỏi.
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, một trong những người giúp Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận, cho rằng việc tổ chức những liên hoan tốn kém nhiều tỷ đồng không mang lại nhiều ích lợi bằng đầu tư cho nghệ nhân chỉnh chiêng để đào tạo các thế hệ kế cận. “Cách đây khoảng hai năm, có đơn vị tổ chức cho đồng bào các dân tộc thi chỉnh chiêng lẫn lộn, còn Ban giám khảo là ba người Kinh không hề biết chỉnh chiêng, thậm chí trong đó còn có một người chưa bao giờ nghiên cứu về cồng chiêng”, ông Hiền nói.
Từ kinh nghiệm bảo tồn Nhã nhạc cung đình, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho rằng Huế đã làm rất tốt, tuy nhiên có một điều gây tranh cãi trong cách làm của địa phương này. Đó là Huế không đồng ý truyền bá và biểu diễn rộng rãi nhã nhạc ra các địa phương khác. Người dân ở các địa phương khác muốn biết nhã nhạc ra sao thì buộc phải đến Huế, hoặc đành “bó tay”.
Giữ nguyên gốc hay không?

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho biết, những chương trình hành động của Việt Nam đề ra trong hồ sơ trình UNESCO được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Những biện pháp bảo tồn đó đã được rút kinh nghiệm từ thực tế bảo tồn cồng chiêng và nhã nhạc.
Về quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị của quan họ, ông Nguyễn Đăng Túc, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho rằng sẽ rất khó nếu muốn giữ nguyên gốc. “Luật Di sản mới cũng chỉ quy định giữ những yếu tố gốc chứ không phải nguyên gốc. Bây giờ giữ quan họ của những năm 30 có lẽ là không tưởng, vì không gian văn hóa và con người của những năm 30 không còn”. Do đó, ông Túc cho rằng, cần bảo tồn những “gene” quý, những giá trị được chắt lọc, chứ không theo kiểu sao chép một cách khô cứng những yếu tố nguyên gốc. Ông Túc khẳng định địa phương mình vẫn duy trì hát quan họ truyền thống trong không gian làng quê, không có nhạc đệm.
Tuy nhiên, một khó khăn lớn trong bảo tồn quan họ là tình cảm liền anh liền chị đã mất hết, mà theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, gần như không thể khôi phục. “Cái gọi là quan họ làng bây giờ cũng không còn bản chất của xã hội ấy nữa, mà chỉ còn là đến sân khấu để diễn. Còn trong hội Lim, có bốn cọc tre, phủ lên một tấm ni lông màu cờ Thái Lan, một liền anh, liền chị “ưỡn ẹo” với micro và xin tiền thiên hạ như hành khất hồi xưa…”, GS Tô Ngọc Thanh nhận xét.
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cảnh báo, trước cơn lốc đô thị hóa, "quan họ làng" có thể mai một. Lúc đó sẽ chỉ còn các "bảo tàng sống", tức là "quan họ đài". Tuy nhiên, ông Loan không đồng ý với những ý kiến kỳ thị "quan họ đài". “Chúng ta cứ giữ lại đã, để không tuột mất những di sản mà cha ông sáng tạo nên. Nói như GS Trần Văn Khê, chí ít thì cái nghệ thuật ấy còn được người ta tôn vinh”, ông Loan nói, đồng thời kêu gọi xây dựng những quy định về cách hành xử đối với di sản.
Đối với ca trù, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền lo rằng các đào kép trẻ sẽ dần “bỏ cuộc chơi”, khi mà biểu diễn miễn phí cũng chẳng mấy ai ngó ngàng. “Bởi vậy, cần có chính sách bảo vệ bằng luật đối với các nhóm ca trù hoạt động”, ông Hiền đề xuất.
UB liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể yêu cầu Việt Nam có các nguồn lực để hoạt động và phát huy ca trù trong giới trẻ, khuyến khích các ca nương, kép đàn và các tổ chức hiện hành tìm kiếm học trò tài năng nhằm đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của ca trù. UB trên cũng khuyến nghị Việt Nam đưa thêm các nghệ sĩ và học trò trẻ vào mục các biện pháp bảo vệ cùng với những nghệ sĩ và người truyền dạy lớn tuổi để có khuyến khích về tài chính cho các ca nương, kép đàn ca trù.

Theo XL
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by CoMay Thu Nov 19, 2009 3:35 am

Đêm nhạc Phan Huỳnh điểu: Nhạc sĩ của tình yêu

Như chính lời tâm sự của nhạc sĩ, ông thấy vô cùng xúc động, bởi lần đầu tiên trong 60 năm sáng tạo âm nhạc, những giai điệu Phan Huỳnh Điểu đã vang lên trong một đêm nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 10/11 vừa qua nhằm vinh danh người nhạc sĩ bước vào tuổi 85 vẫn đầy sự hóm hỉnh và tự tin.
Tin Tuc  Van Hoa' 911318362


Việc khán giả đến đông chật nhà hát từ tầng 1 đến tầng 3 chứng tỏ những giai điệu Phan Huỳnh Điểu đã thấm sâu vào đời sống chúng ta qua nhiều năm tháng chiến tranh và thanh bình, thấm sâu đến mức trở thành thân thuộc. Đêm nhạc mang tên Tình yêu ở lại này đã cho những người mến mộ âm nhạc nhận ra hoàn chỉnh một chân dung "nhạc sĩ của tình yêu". Như nhiều đồng nghiệp khác, sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu đã cho thấy trong lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện đại không chỉ có những tình ca thời tiền chiến, tình ca ở Sài Gòn và miền Nam (từ sau Hiệp định Genevè tới ngày 30/04/1975) mà còn có một mảng tình ca thật mới mẻ và quan trọng của đại bộ phận dân tộc ta thời chiến tranh và cả thời thanh bình hôm nay.
Qua sự xuất hiện và trình diễn của những ca sĩ hàng đầu Việt Nam như Trọng Tấn, Anh thơ, Khánh Linh, Minh Huyền, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Phương Thảo, Phương Anh... và đặc biệt là sự xuất hiện của các ca sĩ "gạo cội" như Măng Thị Hội, Quang Lý, Quang Thọ, Doãn Tần, NSƯT Dương Minh Đức, Quang Huy, Hoàng Chè trong giai điệu kết thúc chương trình tưng bừng với Cuộc đời vẫn đẹp sao (thơ Dương Hương Ly), người nghe như bị lôi cuốn vào giai điệu đầy ma lực của những tình ca Phan Huỳnh Điểu từ nửa thế kỷ trước như Tình trong lá thiếp. Thời ấy, cùng 2 tình ca nói trên còn có 1 tình ca nữa cũng rất nổi tiếng của Phan Huỳnh Điểu có tên Thật là khó nói. Tình ca này đã được hát suốt trong các đám cưới thời ấy.
Những năm chinh chiến, ông đưa tình ca vào cả nhịp hành khúc mà điển hình là Hành khúc ngày và đêm (thơ Bùi Công Minh) và Cuộc đời vẫn đẹp sao (thơ Dương Hương Ly). Đó là một đóng góp lớn lao và quan trọng của ông với lịch sử tân nhạc Việt Nam. Cũng nhờ năm tháng ấy, Phan Huỳnh Điểu mới có đủ sức mạnh cảm xúc chắp cánh cho Bóng cây Kơnia (thơ của Ngọc Anh) bay qua mọi thời đại.

Tin Tuc  Van Hoa' Phan20Huynh20Dieu


Là người Đà Nẵng nhưng sau ngày thống nhất đất nước, Phan Huỳnh Điểu lại vào làm việc ở Sài Gòn. Những tình ca thanh bình của ông lại tiếp tục đến với cuộc đời từ thành phố phương Nam đầy nắng gió này như Anh ở đầu sông em cuối sông (thơ Hoài Vũ), Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc), Đêm nay anh ở đâu... và đặc biệt là Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu (2 bài phổ thơ Xuân Quỳnh). Phan Huỳnh Điểu - nhạc sĩ của tình yêu. Đó là thông điệp của đêm nhạc Tình yêu ở lại.
Nguyễn Thụy Kha



Theo SK&ĐS
CoMay
CoMay

Tổng số bài gửi : 1316
Join date : 14/09/2009
Đến từ : Đất Mẹ

Về Đầu Trang Go down

Tin Tuc  Van Hoa' Empty Re: Tin Tuc Van Hoa'

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết